Tại sao lợi lại sưng

Sưng chân răng có mủ [viêm lợi có mủ, sưng bọng răng có mủ] là biểu hiện của viêm nướu răng, một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến. Nướu răng bị sưng nhức gây nhiều khó chịu trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Nếu để triệu chứng kéo dài mà không có biện pháp điều trị có thể hình thành các túi mủ dẫn đến viêm nha chu, áp xe răng.

Sưng nướu chân răng, bệnh răng miệng rất phổ biến ở nhiều người

1. Nguyên nhân bị sưng nướu chân răng

Sưng nướu chân răng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nướu. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân sưng viêm nướu răng có thể là:

  • Thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, bề mặt răng, hình thành nên các mảng bám chứa vi khuẩn có hại. Các mảng bám này để lâu ngày sẽ kích thích nướu, làm sưng, viêm nướu. 

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, quá mạnh gây chảy máu nướu, dẫn đến tình trạng sưng, viêm.

  • Do sâu răng, vi khuẩn sâu răng lây lan làm sưng, lở nướu.

  • Tình trạng mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành cũng là nguyên nhân khiến nướu sưng, nhức, dễ tổn thương.

  • Hút thuốc lá tạo môi trường thuận lợi để những vi khuẩn răng miệng phát triển.

  • Tình trạng viêm, sưng nướu cũng có thể là một trong những biểu hiện của viêm nha chu. Khi thấy tình trạng sưng nướu có mủ nghĩa là bệnh đã nghiêm trọng. Nếu mủ ở nướu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây hỏng răng, hư xương ổ răng, ảnh hưởng những răng kế cận...

  • Do các tác dụng phụ của một số loại thuốc gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến việc rửa trôi các mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng trở nên khó khăn.

  • Thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc mang thai cũng làm răng miệng mẫn cảm với những tác động gây tổn thương của vi khuẩn gây sưng nướu.

  • Dùng thức ăn hoặc thức uống khi còn quá nóng gây phỏng nướu hoặc quá lạnh khiến ê buốt nướu, làm sưng nướu.

  • Ăn thức ăn cay nóng lâu ngày làm lở loét nướu, sưng, nhức.

Video: Nguyên nhân phổ biến khiến sưng nướu chân răng

2. Các dấu hiệu nhận biết viêm nướu chân răng

  • Vùng nướu bị sưng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.

  • Đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu khi đánh răng, nhai đồ ăn, ăn thực phẩm có vị cay, mặn...

  • Chân răng trông dài hơn do tình trạng tụt lợi.

  • Nướu răng bị sưng và có mủ thường kèm theo hôi miệng.

  • Tình trạng viêm lâu ngày sẽ gây hở nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, khiến nướu răng bị sưng có mủ trầm trọng hơn.

3. Phương pháp điều trị sưng nướu chân răng có mủ

Giai đoạn sưng nướu chân răng nhẹ

  • Vôi răng bám sát nướu tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

  • Cạo vôi răng, làm sạch răng miệng để phòng ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

  • Không dùng các thức ăn có gia vị chua, cay, mặn vì có thể làm lan rộng vùng sưng.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như súp lơ xanh, cải xoăn, khoai lang, đu đủ...

  • Nếu vùng sưng vẫn chưa gây đau nhức dữ dội hoặc chảy nhiều máu, Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ chống sưng, viêm.

Nướu hết sưng đỏ sau khi làm sạch vôi răng

Giai đoạn nướu chân răng bị sưng mủ trầm trọng

  • Bác sĩ tiến hành làm sạch vôi răng dưới nướu cũng như các túi chứa vi khuẩn giữa nướu và răng.

  • Nếu sưng nướu chân răng do mọc răng khôn, người bệnh sẽ được kiểm tra và tư vấn nhổ bỏ răng khôn nếu tình trạng sưng viêm nghiêm trọng,

  • Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của Bác sĩ.

  • Trường hợp sưng nướu chân răng đã ảnh hưởng tới các mô mềm khác, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, ghép thêm vạt nướu nếu cần để tránh làm răng lung lay, lỏng lẻo, mất răng.

4. Biện pháp phòng ngừa viêm nướu chân răng hiệu quả

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

  • Không chải răng ngang mà nên chải xoay tròn, chiều dọc để tránh làm tổn thương lợi và men răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng thay tăm xỉa răng nhằm hạn chế các tác động lên nướu.

  • Cách sử dụng chỉ nha khoa để tránh làm tổn thương nướu răng

  • Uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày.

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.

  • Từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ răng miệng

  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.

Điều trị các bệnh về răng miệng [viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng...] là một trong những thế mạnh tại Nha Khoa Ocare với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất & công nghệ chuyển giao độc quyền từ những nền nha khoa hiện đại nhất trên thế giới.

Đội ngũ bác sĩ Bác sĩ Nha Khoa Ocare ngoài trình độ chuyên môn cao, còn rất tận tâm điều trị cho khách hàng dù là những ca khó nhất

Sưng lợi răng hàm là một vấn đề răng miệng thường gặp. Không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, bệnh lý này còn có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ mất răng là rất cao.

Sưng lợi răng hàm

Sưng lợi răng hàm là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng lợi răng hàm, thường gặp nhất là:

1. Mọc răng khôn

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra hiện tượng sưng lợi và đau nhức. Hoặc cũng có trường hợp răng khôn mọc thẳng, mới nhú một phần ra khỏi nướu, tạo thành hiện tượng mô nướu mở. Lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây nên hiện tượng đau nhức, sưng viêm.

Mọc răng khôn là một trong những nguyên nhân làm sưng lợi răng hàm

2. Vệ sinh răng miệng không đúng

Quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày thiếu khoa học, không có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kèm theo thường xuyên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Điều này tăng tốc độ hình thành mảng bám, cao răng. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển, từ đó tấn công vào nướu và gây ra tình trạng sưng lợi răng hàm.

3. Thói quen xấu

Trường hợp bệnh nhân có thói quen dùng tăm xỉa răng, ăn nhiều đồ cay nóng, dùng thực phẩm quá nóng và quá lạnh khiến nướu răng đột ngột bị kích thích dẫn đến tổn thương.

Hoặc thường xuyên hút thuốc lá và dùng bàn chải lông cứng, đánh mạnh tay cũng gây ra tình trạng lợi bị sưng.

Thói quen hút thuốc lá thường xuyên tăng nguy cơ sưng lợi

4. Mắc các bệnh lý tổng quát

Những người có sức đề kháng bị suy giảm, thiếu vitamin C sẽ dễ gây hiện tượng chảy máu chân răng và lợi sưng viêm; thiếu vitamin A làm giảm tiết nước bọt, miệng khô, từ đó tăng nguy cơ hoại tử niêm mạc và gây ra tình trạng bong tróc,…

5. Mắc bệnh lý răng miệng

Bệnh nhân bị sâu răng nhưng không sớm điều trị, khiến vùng sâu lan rộng, ăn sâu vào tủy gây hiện tượng đau nhức và nướu sưng viêm.

Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén hoặc mãn kinh cũng có nguy cơ sưng lợi răng hàm.

Nguy hiểm từ bệnh sưng lợi răng hàm

Nhiều người thường mang tâm lý chủ quan rằng lợi sưng sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Thật ra, điều này chỉ đúng với những trường hợp sưng lợi răng hàm xuất phát từ thói quen ăn uống. Tuy nhiên, cũng chỉ khi nào bạn thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày thì mới chấm dứt được tình trạng sưng lợi.

Trong đa số các trường hợp, sưng lợi răng hàm nếu để lâu ngày sẽ khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trước tiên là ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Lợi sưng khiến bạn gặp khó khăn khi nghiền nát thức ăn, thời gian lâu sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Đặc biệt, lợi sưng còn gây tình trạng đau nhức, hôi miệng, điều này khiến sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày của bạn bị ảnh hưởng. Không còn tự tin khi nói chuyện trước đám đông.

Sưng lợi gây tình trạng đau nhức khó chịu

Quan trọng hơn hết, nướu răng còn là một trong những bộ phận dùng để cố định chân răng. Do đó, một khi nướu không khỏe mạnh, dễ bị tổn thương sẽ làm chân răng lung lay, thậm chí là gãy rụng.

Bên cạnh đó, sưng lợi còn là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vấn đề về bệnh lý nguy hiểm khác như: tiêu xương hàm, tiểu đường, nhiễm trùng huyết, sinh non, đột quỵ,…

Các triệu chứng khi sưng lợi

Để biết được dấu hiệu của lợi sưng, trước tiên bạn cần hiểu rõ thế nào là phần lợi khỏe mạnh. Lợi khỏe mạnh là phần lợi đảm bảo đầy đủ các yếu tố: không sưng, không chảy máu, có màu hồng nhạt tự nhiên và bám chắc vào chân răng.

Chính vì vậy, trường hợp lợi không đảm bảo được những điều này thì chứng tỏ lợi của bạn đang gặp các vấn đề cần được điều trị. Các triệu chứng của sưng lợi răng hàm cụ thể là:

Phần nướu có dấu hiệu sưng đỏ và phì đại.

Lợi màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm.

Nướu sưng đỏ ở vị trí răng hàm

Hiện tượng chảy máu ở vị trí lợi sưng.

Xuất hiện mảng bám, cao răng.

Hơi thở có mùi hôi.

Đau nhức ở vị trí lợi sưng.

Tổ chức quanh răng bị tổn thương khiến răng có dấu hiệu lung lay.

Cách trị sưng lợi răng hàm hiệu quả ngay tại nhà

Sưng lợi kéo dài không chỉ gây ra nhiều biến chứng mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể sử dụng các biện pháp dưới đây để làm suy giảm các triệu chứng sưng đau.

1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Muối có tính sát khuẩn rất cao. Vì thế, việc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng khoảng hai lần mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn, vụn thức ăn và các chất gây dị ứng trong khoang miệng. Nhờ đó, hiện tượng sưng đau sẽ giảm đi rõ rệt.

2. Điều trị sưng lợi răng hàm bằng gừng

Gừng không chỉ có công dụng khử mùi mà còn kháng viêm và sát khuẩn tốt. Do đó bạn có thể làm giảm cơn đau nhức do sưng lợi răng hàm bằng cách đun gừng tươi với nước rồi lấy súc miệng hằng ngày.

Súc miệng bằng trà gừng

3. Trị sưng lợi bằng nước chanh pha muối

Dùng nước cốt của 1/2 quả chanh khuấy đều với 1 cốc nước ấm và ít muối tinh. Sau đó đem ngậm trong miệng khoảng từ 2 – 3 phút rồi súc lại với nước sạch. Muối và chanh sẽ giúp sát khuẩn tốt và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, vì trong chanh có tính axit khá cao nên phương pháp này bạn không thể áp dụng liên tục sẽ dễ làm mài mòn men răng.

4. Trị sưng lợi răng hàm bằng mật ong

Dùng tăm bông thấm một ít mật ong rồi bôi trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng. Cách này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn, vì mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao.

Bôi mật ong vào vị trí lợi sưng sẽ giảm đau và lành thương nhanh

5. Giảm đau sưng lợi bằng cách chườm đá

Chườm đá đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả các triệu chứng viêm, sưng. Nhiệt lạnh kéo dài có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn máu tại chỗ và gây tê vùng mô lợi bị tổn thương, từ đó làm giảm chảy máu, sưng đỏ và đau nhức.

6. Trị sưng lợi bằng quả Nam Việt Quất

Các nghiên cứu cho thấy, quả Nam Việt Quất rất giàu chất chống oxy hóa nhờ đó mà tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ lành thương nhanh. Do đó, ăn Nam Việt Quất hoặc uống nước ép từ loại trái cây này hằng ngày sẽ làm giảm sưng lợi hiệu quả.

Điều trị sưng lợi răng hàm tại nha khoa

Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân làm cho lợi răng hàm bị sưng. Căn cứ vào và các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng cụ thể của từng bệnh nhân.

Quy trình điều trị viêm lợi răng hàm tại Nha Khoa Đông Nam gồm 4 bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tại chỗ và tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân và xác định tác nhân gây sưng lợi. Căn cứ vào kết quả của quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

Kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Trường hợp có cao răng sẽ tiến hành cạo sạch. Mục đích của thao tác này là tránh hiện tượng lây lan, nhiễm trùng chéo giữa trong quá trình điều trị.

Bước 3: Tiến hành điều trị theo kế hoạch

Nếu lợi bị sưng do phản ứng viêm, các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu khác để hỗ trợ cho việc phục hồi và tái tạo của mô lợi. Bạn có thể tham khảo video dưới đây để rõ hơn về phương pháp cạo vôi răng điều trị sưng lợi.

Trường hợp bệnh đã tiến triển thành viêm nha chu, kỹ thuật điều trị viêm nha chu sẽ được chỉ định. Trong một số trường hợp, có thể phải kết hợp các kỹ thuật nha khoa phức tạp khác như rạch áp xe, nạo nang, mổ khối u…

Hoặc khi lợi sưng do mọc răng khôn thì nhổ răng sẽ là chỉ định cần thiết để bệnh nhân giảm đau đơn và ngăn ngừa các biến chứng sau này có thể xảy ra.

Điều trị sưng lợi răng hàm bằng phương pháp nhổ răng khôn

Bước 4: Kiểm tra hoàn tất

Sau khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn các tác nhân và nguy cơ gây sưng lợi răng hàm. Bệnh nhân nên đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ và theo dõi tình trạng răng miệng.

Chi phí điều trị viêm lợi răng hàm

Chi phí điều trị sưng lợi răng hàm phụ thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp thực hiện. Chi tiết được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng giá chi phí điều trị sưng lợi răng hàm

Những lưu ý để phòng ngừa sưng lợi răng hàm

Trước tiên, việc vệ sinh răng miệng đúng cách được xem là yếu tố quyết định hàng đầu. Bạn nên đều đặn chải răng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa trên răng.

Nên dùng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng phù hợp để không gây kích ứng đến vùng nướu răng.

Sau 3 tháng nên thay bàn chải một lần để ngăn ngừa vi khuẩn có thể lây lan sang miệng. Đồng thời đảm bảo được hiệu quả chải răng tốt hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa dính trong kẽ răng.

Loại bỏ thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu thành những thói quen tốt. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và axit gây hại cho răng. Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…

Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh lý về răng miệng tốt.

Sưng lợi răng hàm mặc dù là tình trạng răng miệng phổ biến nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi bắt đầu có những dấu hiệu của sưng lợi, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám.

Nếu còn thắc mắc nào khác có thể liên hệ trực tiếp đến Nha Khoa Đông Nam theo số điện thoại 1900 7141 để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Video liên quan

Chủ Đề