Cây chứa chất chống oxi hóa từ gừng

Các hợp chất chống viêm của gừng không chỉ chữa cảm lạnh, bệnh tiêu hóa mà còn giảm viêm khớp, tốt cho xương.

Gừng từ lâu đã được sử dụng như loại thảo dược giúp giảm buồn nôn, hạ sốt, làm dịu hệ tiêu hóa... Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể cải thiện chức năng xương khớp. Dưới đây là những tác dụng hữu ích của gừng.

Tốt cho xương

Gừng chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa, kali, magie, selen và phốt pho có lợi cho xương. Gừng còn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng tạo xương trong thực phẩm. Rễ gừng chứa các hợp chất chống viêm có thể giảm đau, sưng và tổn thương mô.

Cải thiện chức năng khớp

Theo các nhà khoa học Trường Đại học Arizona và Đại học Kansas (Mỹ), tinh dầu gừng có chứa terpen với hoạt tính phytoestrogenic góp phần ngăn ngừa và điều trị viêm khớp mạn tính. Nghiên cứu công bố năm 2016 với dữ liệu thử nghiệm trên chuột bị viêm khớp.

Nghiên cứu khác từ Trường Đại học Anthony (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng cho thấy gừng chứa gingerol có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Do đó, uống trà gừng giúp giảm viêm, giảm đau, cải thiện chức năng khớp.

Để hấp thụ lợi ích từ gừng, có thể dùng dưới dạng bột, chiết xuất, viên nang hoặc tinh dầu. Nên dùng khoảng 250 mg gừng cho 3-4 lần mỗi ngày.

Cây chứa chất chống oxi hóa từ gừng
Uống trà gừng có thể giúp giảm viêm. Ảnh: Freepik

Giảm đau

Theo nghiên cứu năm 2010 của Trường Đại học Bang Georgia (Mỹ), gừng có thể hỗ trợ giảm đau cơ do tập luyện sau một ngày hoặc hơn. Kết luận này phân tích dữ liệu trên 74 người lớn thường xuyên thực hiện các bài tập nhằm gây đau cơ và viêm. Trong 11 ngày, người tham gia ăn 2 g gừng mỗi ngày hoặc dùng giả dược. Cuối cùng nhóm sử dụng gừng giảm khoảng 25% cơn đau cơ trong một ngày do tập thể dục.

Hỗ trợ giảm cân

Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể gây áp lực lên đầu gối, tăng khả năng đau khớp và chấn thương. Gừng hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường đốt cháy chất béo, ức chế sự hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và giảm cảm giác thèm ăn.

Theo nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Shiraz (Iran) và Đại học Alberta (Canada), ăn gừng giúp giảm đáng kể cân nặng và vòng eo ở người thừa cân hoặc béo phì.

Gừng thường an toàn với nhiều người nhưng có thể không phù hợp với người có tiền sử sỏi thận oxalate, thường xuyên ợ chua, trào ngược axit. Người có huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc điều trị huyết áp nên tiêu thụ gừng vừa phải. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nếu dùng gừng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không nên lạm dụng củ này vì dễ gây tác dụng phụ như khó chịu ở bụng, ợ nóng, tiêu chảy, kích thích trong miệng và cổ họng.

Thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý

Thứ Hai, 11:00, 04/09/2023

VOV.VN - Một số loại thảo dược tự nhiên như gừng, hoa cúc, nhân sâm… có thể giúp cải thiện sức khoẻ và ổn định tâm trạng hiệu quả.

Thảo mộc tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất có lợi có tác dụng cải thiện sức khoẻ, tăng cường thể chất và ổn định sức khoẻ hiệu quả.

Gừng: Từ rất lâu, gừng được xem là loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng buồn nôn, ợ nóng và dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Có thể sử dụng các sản phẩm làm từ gừng như trà gừng, kẹo gừng, thậm chí là gừng pha chung với nước ấm và mật ong để cải thiện sức khỏe.

Hoa cúc: Chất apigenin trong hoa cúc liên kết với một số thụ thể trong não, nhờ đó mà thúc đẩy cảm giác buồn ngủ, giúp ngủ ngon hơn và hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu.

Cây chứa chất chống oxi hóa từ gừng

Nhân sâm: Nhân sâm là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp cho những đối tượng muốn bồi bổ và phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Sử dụng nhân sâm có thể giúp giảm stress, chống suy nhược cơ thể và tăng cường khả năng ghi nhớ - tập trung.

Hơn nữa, nhân sâm còn giúp tăng cường sức đề kháng và sức chịu đựng cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, đồng thời hỗ trợ quá trình điều hòa của hệ thống tim mạch (chống rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim và ổn định đường huyết).

Cam thảo: Cam thảo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu thường gặp như bệnh chàm và trứng cá. Đồng thời, nó cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng và cải thiện một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (như chứng khó tiêu, trào ngược axit, loét dạ dày…).

Đặc biệt, chất glycyrrhizin trong cam thảo còn hữu hiệu trong việc làm dịu đi những cơn hen suyễn và giảm bớt chứng viêm họng.

Cây chứa chất chống oxi hóa từ gừng

Lá trà đen: Trà đen cũng có nhiều tác dụng không thua gì so với trà xanh, như chứa nhiều hợp chất thực vật flavonoids giúp ức chế quá trình oxy hóa của cholesterol LDL xấu, đồng thời cải thiện tình trạng giãn mạch vành và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không những thế, các chất chống oxy hóa khác trong trà đen có thể loại bỏ các gốc tự do có hại, nhờ đó tránh được bệnh Alzheimer và bệnh tim xảy ra. Chất tannin của trà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Cây chứa chất chống oxi hóa từ gừng

Cần tây: Hợp chất polyphenol trong cần tây có khả năng điều chỉnh đồng hồ sinh học, giúp cải thiện tình trạng và số lượng giấc ngủ mỗi ngày. Đồng thời, các chất chống oxy hóa và một số chất khoáng còn giúp bảo vệ các tế bào não, tăng cường trí nhớ và giảm thiếu rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

Bạc hà là một loại thảo mộc có tác dụng trong việc cải thiện hội chứng ruột kích thích (như biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày,…) nhờ tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, hương thơm của bạc hà có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tăng thêm sinh lực, cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo.

Hoa oải hương: Tinh dầu hoa oải hương được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, căng thẳng và trầm cảm. Thậm chí, nó cũng được sử dụng để cải thiện một số dấu hiệu về tiêu hóa như trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi và rối loạn dạ dày.

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là hợp chất cinnamic aldehyde có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nhờ đó giảm tình trạng nhiễm trùng, phục hồi sự tổn thương ở mô và chống sâu răng, hôi miệng.

Đồng thời, việc dùng quế còn có tác dụng làm giảm cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, quế cũng tác động tích cực đến độ nhạy của insulin và góp phần làm giảm nồng độ đường trong máu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Việc sử dụng quế có thể bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh cũng như hoạt động chức năng của não bộ.