Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì

Cây sầu đâu ở nước ta có nhiều loại khác nhau, trong đó chủ yếu là sầu đâu bản địa, sầu đâu rừng, sầu đâu Ấn Độ. Sau đây là đặc điểm để phân biệt 3 loại sầu đâu này.

Cây sầu đâu bản địa: Cây to, thân gỗ, cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim, hoa mọc ở lá sầu đâu thành cụm, có màu trắng hoặc màu tím nhạt.

Cây sầu đâu rừng: Cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 - 2.5m, lá sầu đâu xẻ lông chim không đều, 4 - 6 đôi lá chét, hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm.

Cây sầu đâu Ấn Độ: Cây to, thân gỗ, có thể cao đến 20m, các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá sầu đâu mọc xen kẽ với các lá chét chứa từ 8 đến 19 lá, cây cho sản lượng gỗ chất lượng cao và kẹo cao su thương mại.

Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì

Công dụng của cây sầu đâu

Điều trị bệnh tiểu đường: Theo chuyên gia sức khỏe, lá sầu đâu có thể được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường típ 2, nhờ công dụng duy trì ổn định hàm lượng đường huyết và kích thích quá trình chuyển hóa đường hấp thu trong cơ thể.

Làm đẹp da: Nhờ đặc điểm giàu vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Bạn có thể xay lá sầu đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.

Hỗ trợ tiêu hóa: Loại dược liệu này đặc biệt có lợi cho hoạt động tiêu hóa, cũng như chữa trị các bệnh rối loạn tiêu hóa (như chứng đầy hơi và táo bón) nhờ chứa hàm lượng cao chất xơ.

Điều trị bệnh hen suyễn: Thường xuyên tiêu thụ lá sầu đâu có thể giúp chữa trị bệnh hen suyễn, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh như giảm dịch đờm, thở khò khè, ho…

Tốt cho sức khỏe răng miệng: Các nhánh cây sầu đâu được coi là dược liệu tốt cho sức khỏe răng miệng, nhờ chứa các thành phần có công dụng phòng ngừa bệnh nha chu. Được biết, lá sầu đâu cũng được chứng minh có đặc tính tương tự và chiết xuất của nó được sử dụng trong một số loại kem đánh răng.

Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì

Bài thuốc từ cây sầu đâu

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá sầu đâu tươi hoặc phơi trong mát cho héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày. Nước thuốc có vị rất đắng như sau khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Trị bệnh sốt rét, sốt mãn tính: Dùng vỏ cây giã dập, đun với 100 ml nước đến khi còn một nửa là dùng được. Người lớn dùng liều từ 30-60g, trẻ em dùng từ 10-20g trong một vài ngày sẽ khỏi bệnh.

Hoặc: Lấy 60g lá sầu đâu tươi và 4 quả hạt tiêu đen xay nhuyễn, sau đó cho thêm 125ml nước vào trộn kỹ rồi uống. Sử dụng thường xuyên các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và không tái phát lại.

Trị rắn, rết cắn: Lấy một nắm lá cây sầu đâu, thêm 1 chút muối giã nát rồi vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, phần xác dùng đắp trên vết thương. Sau 1 lúc dùng thuốc sẽ hết nhức và giúp vết thương nhanh liền da.

Giảm đau: Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 1 ngày. Sau đó cho dầu dừa vào chưng cách thuỷ thêm 3 tiếng để được tinh dầu màu xanh lục. Dùng dầu này xoa bóp vào những chỗ nhức mỏi giúp giảm đau rất tốt.

Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì

Trị bệnh ngoài da: Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 24 giờ, sau đó thêm 100g dầu dừa, chưng cách thủy trong 3 giờ. Bạn sẽ thu được dầu xanh lục dùng để xoa bóp trị đau nhức và trị bệnh ngoài da (mụn nhọt, sưng…).

Trị tiêu chảy mãn tính: Lấy 1g hạt cây sầu đâu, thêm một chút đường và đem xay nhuyễn. Sử dụng nước để uống và chỉ nên ăn cơm trắng trong quá trình điều trị.

Trị chứng khó tiêu: Lấy 25 lá cây sầu đâu, 3 lá đinh hương, 3 hạt tiêu đen đem đi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm một ít nước và đường, trộn đều lên và uống 2 lần một ngày. Sử dụng bài thuốc trong vòng 3 ngày các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.

Trị hói đầu: Lấy lá sầu đâu trộn với lá của cây táo tàu hoặc mận Ấn Độ rồi đem đi đun với nước. Dùng nước thuốc này gội đầu mỗi ngày để giảm tình trạng rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh và giữ cho tóc đen mượt hơn.

Chữa rận hoặc ngứa da đầu: Bạn chỉ cần ghiền nhuyễn trái sầu đâu sau đó thêm nước vào dùng để tắm hoặc gội đầu.

Trị bệnh viêm loét dạ dày: Sử dụng 20 – 30g vỏ cây đem sắc với nước để uống hàng ngày. Sử dụng thường xuyên, sau 10 ngày sẽ giảm dần các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, trào ngược, khó tiêu,…

Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì

Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: Dùng 10g sầu đâu rừng, kim tiền thảo và nhân trần (mỗi vị 40g), sài hồ và mã đề (mỗi vị 16g), 12g chi tử, chỉ xác và uất kim (mỗi vị 8g), 4g đại hoàng 4g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống mỗi ngày một thang.

Hoặc: Lấy cây sầu đâu đốt thành tro rồi dùng 1 muỗng hòa với nước lạnh. Uống nước thuốc 3 lần/ ngày để giúp làm tiêu sỏi thận và giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.

Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh: Các vị thuốc đây sử dụng 20g sau khi đã được tán thành bột gồm: sầu đâu rừng, hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng. Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Chữa lỵ mạn tính do amip: Sầu đâu rừng (bỏ vỏ): 45g, quán chúng và ngân hoa thán (mỗi loại 15g, đã tán thành bột mịn), sáp vàng 60g. Nấu chảy sáp rồi hòa bột vào trộn đều với quán chúng và ngân hoa thán. Sau đó vê thành hòn bằng hột đỗ tương. Người lớn mỗi ngày 10-15 viên, uống khi đói.

Hoặc: Dùng sầu đâu rừng, bách thảo sương, sáp ong. Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.

Cây sầu đâu miền bắc gọi là gì
Sầu đâu Ấn Độ có hoa màu tím và ăn được, sầu đâu bản địa có hoa màu trắng chứa độc tố

Lưu ý

Sầu đâu không thích hợp sử dụng cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con và làm tăng cao nguy cơ sảy thai.

Trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc đặc trị có thể gây phản ứng không mong đợi khi dùng thêm sầu đâu.

Trẻ nhỏ tuyệt đối không được cho dùng sầu đâu dù nhiều hay ít.

Trước khi tiến hành phẫu thuật nên ngưng sử dụng sầu đâu 2 tuần.

Lá sầu đâu có thể làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Các loại sầu đâu đều có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng cao. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, có thể gặp phải một số phản ứng dưới đây do độc tố có trong cây sầu đâu: Nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, mất ý thức, động kinh, rối loạn não, rối loạn máu, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh… thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.