Cây thí nghiệm được sử dụng trong bài Thực hành trồng cây trong dung dịch có Đặc điểm

I. Mục đích, yêu cầu.

- Nắm được quy trình trồng cây trong dung dịch.

- Trồng được cây trong dung dịch.

- Theo dõi được sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình thực hành.

II. Chuẩn bị.

1. Dụng cụ.

+ Bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa nắp to, có dung tích từ một lít trở lên [1cái/nhóm thực hành].

+ Giấy đen hoặc vải đen: 1 tờ/nhóm [đủ để bịt kín bình].

+ Máy đo pH: 1 cái/nhóm.

+ Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml: 1 cái/nhóm.

+ Ống dung tích 10ml: 1 ống/nhóm.

2. Hoá chất.

+ Dung dịch dinh dưỡng: [Knôp, SôngGianh]: 1 lít/nhóm.

+ Dung dịch H2SO4 0,2%: 50ml/nhóm.

+ Dung dịch NaOH 0,2%: 50ml/nhóm.

3. Cây thí nghiệm.

- Yêu cầu: nguyên vẹn, rễ phát triển tốt, lá và chồi xanh tươi, ưa nước.

- Số lượng: 4 – 5 cây/nhóm.

III. Quy trình thực hành.

- Bước 1: Lấy dung dịch dinh dưỡng đổ vào bình trồng cây [khoảng 4/5 bình].

- Bước 2: Điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng trong bình trồng cây bằng máy đo pH sao cho thích hợp với giống cây trồng.

 - Bước 3: Chọn cây để trồng: cây khẻo, có rễ thẳng.

- Bước 4: Trồng cây trong dung dịch.

- Bước 5: Theo dõi sự sinh trưởng của cây [3 – 4 tuần].

 IV. Thu hoạch.

1. Kết quả thực hành.

[Theo mẫu bảng theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây]

2. Đánh giá kết quả thực hành.

[ Theo mẫu bảng trong SGK]

Dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch.

Đề bài

Thực hành: Trồng cây trong dung dịch trang 44 SGK Công nghệ 10

Lời giải chi tiết

I. Chuẩn bị

- Bình thuỷ tinh có màu hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 đến 5 lít có nấy đậy đục lỗ.

- Dung dịch dinh dưỡng Knôp.

- Cây thí nghiệm.

- Máy đo pH.

- Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml.

- Ống hút 10ml.

-  Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2%.

- Bảng theo dõi sinh trưởng của cây:

Chỉ tiêu theo dõi

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần n

Chiều cao của phần trên mặt nước [cm]

Màu sắc lá

Sự phát triển của rễ

Hoa

Quả

II. Quy trình thực hành:

- Bước 1. Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng [d2 Knop].

- Bước 2.Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng:

dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch. Nếu pH của dung dịch chưa phù hợp với nhu cầu của cây thì dùng H2SO4 0,2% hoặc NaOH 0,2% để điều chỉnh.

- Bước 3. Chọn cây. Chọn những cây khoẻ mạnh, có rễ mọc thẳng.  

- Bước 4. Trồng cây trong dung dịch: luồn rễ cây qua lỗ ở nắp hộp sao cho một phần của rễ cây ngập vào dung dịch.    

- Bước 5. Theo dõi sinh trưỡng của cây.

Lập bảng theo dõi sinh trưởng của cây theo mẫu.

Loigiaihay.com

- Trồng cây trong dung dịch [thủy canh] là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng.

Hệ thống trồng cây không dùng đất

- Các loại cây trồng thủy canh:

+ Cây rau [xà lách, dưa chuột, bầu...]

+ Cây ăn quả [cây dâu tây]

+ Hoa, cây cảnh [Hoa đồng tiền, hoa hồng môn, thủy tiên...]

+ Cây thuốc [bạc hà, cỏ ngọt, kinh giới...]

II. Ưu, nhược điểm

1. Ưu điểm

- Điều chỉnh được dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng

- Giảm bớt yêu cầu về lao động

- Dễ tưới nước

- Dễ thanh trùng

- Hạn chế, khống chế được điều kiện thời tiết khí hậu, chủ động thời vụ gieo trồng. 

- Nâng cao và ổn định năng suất cây trồng trên đơn vị diện tích. Đồng thời nâng cao phẩm cấp và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Có thể áp dụng ch những nơi thiếu đất trồng, khô hạn, thiếu nước ngọt...

2. Nhược điểm

- Đầu tư ban đầu lớn, chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao.

- Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. 

- Đòi hỏi nguồn nước sạch.- 

- Sự lan truyền bệnh nhanh.

III. Các loại dung dịch dinh dưỡng

1. Phân loại theo thành phần dung dịch dinh dưỡng

- Dung dịch gồm nước máy, nước tự nhiên

- Dung dịch gồm một hoặc một số nguyên tố khoáng nhất định

- Dung dịch gồm tất cả cá nguyên tố đa lượng cùng với một nguyên tố đặc biệt nào đó ddang cần theo dõi.

- Dung dịch có đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cây.

2. Phân loại dựa trên kỹ thuật trồng cây và phương pháp đưa thêm các nguyên tố dinh dưỡng vào dung dịch

- Dung dịch dinh dưỡng "tĩnh".

- Dung dịch dinh dưỡng "động".

- Dung dịch dinh dưỡng vô trùng.

- Dung dịch dinh dưỡng trồng cây khí canh.

- Dung dịch dinh dưỡng trồng cây trong giá thể.

IV. Phân loại các hệ thống thủy canh

Hệ thống thủy canh

1.Hệ thống thủy canh tĩnh

2.  Hệ thống thủy canh động

Hệ thống thủy canh động

2.1 Hệ thống thủy canh mở

- Dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn, gây lãng phí dung dịch.

- Không phải đầu tư hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn trở lại.

2.2 Hệ thống thủy canh kín

- Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn, không gây lãng phí dung dịch.

- Phải đầu tư hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn trở lại.

Cây dâu tây trồng thủy canh

V. Các phương pháp trồng cây thủy canh đã được áp dụng

- Trồng cây trong nước sâu [Hệ thống của Gericke]

- Trồng cây thủy canh nổi

- Trồng cây bằng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng [NFT]

- Hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn của AVRDC

- Trồng cây trong nước sâu có tuần hoàn

Nguồn: Chuyên đề trồng cây trong dung dịch - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề