Chất nào là nguyên nhân chính phá hủy tầng ozon

Ông cho rằng tia tử ngoại đã cung cấp năng lượng để thực hiện các quá trình chuyển hóa giữa các dạng khác nhau của oxi [oxi phân tử O 2, oxi nguyên tử O và ozon O 3. Giữa chúng có một cân bằng mỏng manh đảm bảo sự tồn tại các phân tử O 3 trên tầng bình lưu

3O 2 hv 2O 3

Từ những năm 1950, các số liệu đo đạc đã cho thấy rằng nồng độ ozon thực tế thấp hơn mức cần phải có. Những quan sát gần đây nhất đã cho thấy tầng ozon ở Nam cực đã bị phá huỷ rộng tới 10 triệu kilomet vuông, tương đương với diện tích của cả châu Âu.

Vậy những thủ phạm nào gây thủng tầng ozon?

* Mãi đến năm 1970, một thủ phạm mới bị phát hiện. Đó là các oxit nitơ. Người có công tìm ra thủ phạm này là Paul Crutzen [nhà bác học Đức]. Ông đã chứng minh được rằng, các vi khuẩn được đất tạo ra N 2O trơ, có thể bay lên đến tầng bình lưu. Tại đây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, N 2O chuyển thành 2 oxit khác có khả năng hoạt động hóa học là NO và NO 2. Chính những hợp chất NO và NO 2đã chuyển hóa ozon thành oxi phân tử O 2.

Bản thân NO và NO 2, như những chất xúc tác không bị tiêu hao trong quá trình này nên chúng lại tiếp tục phân huỷ tầng ozon. Đến giữa những năm 1970, các kết quả đo lường đã thừa nhận lý thuyết của Crutzen.

* Tiếp theo Crutzen, hai nhà bác học Mỹ là Molina và Rowwland năm 1974 đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ vi khuẩn dưới đất mà cả chất CFC do con người thải vào không khí cũng là thủ phạm phá huỷ tầng ozon. CFC là tên viết tắt của các hợp chất cloroflorocacbon hiện được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt. Chúng có nhiều loại, mỗi loại được dùng trong một lĩnh vực. Ví dụ Tricloroflorometan, thường gọi là CFC - 11 và dicloroflorometan CFC - 12 là hai loại phổ biến nhất, chiếm 80% lượng CFC sản xuất ra. CFC có nhiều ưu điểm, đó là những dung môi tốt, chúng bay hơi nhanh và phân tán chất tan khá đều, chúng không độc, không cháy, không nổ. Vì thế chúng được dùng trong bình xịt nước hoa, chất khử mùi, diệt gián, muỗi, thuốc tẩy làm sạch gương, kính, chất làm sạch bếp lò, dầu bôi trơn....

Trước đây, người ta dùng khí NH 3hay khí CO 2để làm xốp chất dẻo. Ngày nay người ta làm xốp chất dẻo bằng CFC vì chúng trơ với các chất dẻo, tan trong chất dẻo lỏng nhưng không tan trong chất dẻo rắn. Chúng lại có điểm sôi và áp xuất hơi thích hợp.

CFC cũng được dùng làm chất tải lạnh trong các máy điều hòa nhiệt độ và máy lạnh. Ở Nhật bản, CFC còn được dùng làm dung môi để làm sạch mạch in trong công nghiệp điện tử, tẩy mỡ bám trên kim loại, làm chất giặt khô...Tính đến nay, con người đã thải vào khí quyển trên 20 triệu tấn CFC, bình quân khoảng một triệu tấn mỗi năm.

CFC khi thải vào không khí chúng bay lên đến tầng bình lưu ở độ cao khoảng từ 25 đến 30km và bị quang ly theo phản ứng:

CCl 3F tia tử ngoại CCl 2F + Cl [1]

Clo nguyên tử có khả năng hoạt động hóa học rất cao nên gây ra chuỗi phản ứng:

Cl + O 3→ ClO + O 2 [2]

ClO → Cl + O 2 [3]

Các phản ứng [2] và [3] được lặp đi, lặp lại. Clo nguyên tử tham gia phản ứng phân huỷ O 3như một chất xúc tác, nó không bị tiêu hao mà chuyển dịch xuống lớp không khí thấp hơn. Dọc đường đi, mỗi nguyên tử Clo phá huỷ hàng trăm ngàn phân tử O 3. Với hiệu suất phân huỷ ozon cao, lượng tích tụ trong không khí lớn nên CFC gây ra lỗ thủng tầng ozon.

Khi mà xuân đến, ánh nắng mặt trời trở lại với vùng cực cung cấp năng lượng nhiều hơn, đẩy mạnh sự phân ly chất CFC thành Clo nguyên tử, nên sự phá huỷ O 3nhanh hơn. Đó là vì sao mức độ phá huỷ tầng ozon xảy ra ở Bắc cực và Nam cực mỗi khi mùa xuân đến ở mỗi vùng, mạnh hơn các vùng ở vị trí vĩ tuyến thấp hơn.

Bằng những số liệu khoa học cụ thể, bằng những lý giải xác đáng, các nhà khoa học trên đã chỉ ra thủ phạm phá hủy tầng ozon bao quanh Trái đất, vốn có tác dụng ngăn chặn các tia cực tím đi thẳng xuống mặt đất bảo vệ sự sống trên Trái đất. Với kết quả của những nỗ lực, nghiên cứu trong suốt hơn 30 năm họ đã được giải Noobel về hóa học năm1995 vì cố nhiều cống hiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguồn: Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 4/2006, trang 9.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Chuyển giao kỹ thuật bảo tồn giống lợn sóc Tây Nguyên

Ngày 08/12/2023, tại xã Quảng Hiệp huyện Cư M’gar, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo đầu chuồng Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bảo tồn giống lợi sóc Tây Nguyên. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Liên hiệp hội; cán bộ các phòng, ban Liên hiệp hội; đại diện UBND xã Quảng Hiệp và gần 30 hộ nông dân trên địa bàn Xã.

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 [Vietnam - Asia Smart City Summit 2023] đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam [VINASA], phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Vĩnh Long: Tim giải pháp trồng cam theo hướng phát triển bền vững

Ngày 24/11, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Vĩnh Long đã phối hợp Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Trồng cam theo hướng phát triển bền vững”.

Sơn La: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả

Ngày 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo tư vấn vào báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện “Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay; đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo”.

Tin mới

Thái Bình: Trao giải Hội thi, Cuộc thi sáng tạo năm 2022 - 2023

Sáng 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Khoa học - Công nghệ và Kỹ thuật tỉnh lần thứ X, Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ VI, năm 2022 - 2023.

Đào tạo lực lượng kỹ sư gia nhập kỹ sư APEC

Sáng 19-12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [Liên hiệp Hội Việt Nam] đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á [AFEO] tổ chức hội thảo Tiến trình gia nhập kỹ sư APEC: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn công tác đào tạo các ngành kỹ thuật khu vực ASEAN và APEC.

Ngành công nghiệp cơ khí với việc phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam

Nhằm tư vấn cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước các vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống giao thông đường sắt, ngày 19/12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với việc phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam”.

Truyền thông, phổ biến kiến thức KHCN tạo ra bản sắc riêng của đội ngũ trí thức

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Tổng kết, đánh giá hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức năm 2023. PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và ThS. Lê Thanh Tùng – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Nâng cao chất lượng công tác đảng đối với hoạt động của đội ngũ trí thức

Ngày 14/12, Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng đối với hoạt động của đội ngũ trí thức, công đòa, đoàn thanh niên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đồng chí Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Thế nào là tầng ozon?

Tầng ozon là một khu vực trong tầng bình lưu của Trái Đất, hấp thụ đến 99% các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nó chứa nồng độ ozon cao liên quan đến các phần khác của khí quyển, mặc dù vẫn còn nhỏ so với các loại khí khác trong tầng bình lưu.

Tầng ozon bị suy giảm thì xảy ra hiện tượng gì?

Tầng ozon giảm sẽ đồng nghĩa với việc các tia cực tím độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất. Khi con người tiếp xúc nhiều với các tia này sẽ làm phá vỡ hệ miễn dịch, từ đó gây ra những loại bệnh nguy hiểm như ung thư, hình thành các khối u ác tính, cháy nắng, lão hóa nhanh.

Đầu nguyên nhân chính khiến cho tầng ozone đang ở mức bảo động?

Đặc biệt, nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon đang ở mức báo động chính là do những hoạt động của con người. Đặc biệt là sự giải phóng quá mức Clo và Brom từ các hợp chất nhân tạo như CFC, CH3CCL3 [Methyl chloroform], CCl4 [Carbon tetrachloride],... Những chất này được gọi tắt là ODS - Chất làm suy giảm tầng ozon.

Chất gì có khả năng phá hủy tầng ozone?

Nguyên nhân chính của sự suy giảm tầng ozon và lỗ thủng ozon là do các hóa chất được hình thành trong sản xuất, đặc biệt là chất làm lạnh halocarbon, dung môi, thuốc phóng và tác nhân tạo bọt [các chất chlorofluorocarbon [CFCs], HCFCs, haloalkan], được gọi là các chất làm suy giảm tầng ozon [ozone-depleting substances, ...

Chủ Đề