Chi phi boc do van chuyen thuoc tai khoan nào năm 2024

Trong quá trình sản xuất kinh doanh và mua hàng hóa cho công ty thì chi phí vận chuyển hàng hóa này phải được hạch toán đầy đủ để tính toán kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện việc khấu trừ thuế. Dù vậy, để đưa chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản nào và làm sao cho hợp lý là việc không hề dễ dàng với các doanh nghiệp hiện nay.

Chi phi boc do van chuyen thuoc tai khoan nào năm 2024

1.Chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản nào?

Chi phí mua hàng là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua bán hàng hóa. Bao gồm các loại chi phí sau:

– Chi phí cho bảo hiểm hàng hóa;

– Chi phí tiền thuê kho chứa, thuê bến bãi để hàng hóa;

– Chi phí thuê nhân công vận chuyển hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp;

– Các khoản chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa sản phẩm….

Khi doanh nghiệp mua một hàng hóa nào đó có phát sinh chi phí khi mua hàng hóa, khi đó kế toán sẽ tiến hành hạch toán khoản chi phí này vào giá trị hàng hóa đã mua khi hàng hóa về nhập kho như sau:

– Thứ nhất: Nợ TK 156, 152, 155, 211

– Thứ hai: Nợ TK 133

– Thứ ba: Có TK 111,112,131

Cách phân bổ chi phí mua hàng hóa (vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa…)

2.Khi doanh nghiệp mua từ 02 loại mặt hàng hóa trở lên, có phát sinh chi phí mua hàng hóa

(bao gồm: vận huyển hoặc bốc dỡ cho các mặt hàng đó), kế toán sẽ cần:

(1) Phân bổ chi phí mua hàng hóa cho từng loại hàng đã thực hiện mua;

(2) Hạch toán chi phí đó vào giá trị hàng hóa đã mua nhập kho.

2.1.Phân bổ theo tiêu thức giá trị mua

Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng hóa theo tiêu thức trị giá mua hàng hóa thì sẽ tính như sau:

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa nhập kho = Tổng chi phí thu mua hàng hóa : Tổng giá trị hàng hóa mua x Giá trị từng mặt hàng hóa.

Phân bổ chi phí mua hàng hóa theo phương pháp này có giá trị mang tính chính xác cao, thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.

Ví dụ cụ thể: Công ty cổ phần A tiến hành mua 2 mặt hàng hóa như sau:

Mặt hàng hóa

ĐVT Số lượng Đơn giá chưa bao gồm VAT 10%

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

Máy Điều hòa Daikin 22P (A) Bộ 15 6.850.000 102.750.000 Máy Điều hòa Daikin 20P (B) Bộ 20 9.300.000 186.000.000 Tổng 35 288.750.000

Chi phí vận chuyển số hàng hóa trên là 1.000.000 đồng chưa bao gồm 10% VAT để đưa được 2 hàng hóa này về tới kho của công ty.

Công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí mua hàng hóa trên theo tiêu thức giá trị như sau:

Chi phí vận chuyển máy điều hòa Daikin 22P (A) = 102.750.000 đồng /288.750.000 đồng x 1.000.000 đồng = 356.000 đồng

Chi phí vận chuyển máy điều hòa Daikin 20P (B) = 1.000.000 đồng – 356.000 đồng = 644.000 đồng.

Hạch toán như sau:

N156-điều hòa Daikin 22P (A): 102.750.000 đồng + 356.000 đồng = 103.106.000 đồng.

N156-điều hòa Daikin 20P (B): 186.000.000 đồng + 644.000 đồng = 186.644.000 đồng.

N133: 28.875.000 đồng + 100.000 đồng = 28.975.000 đồng

C112: 318.725.000 đồng

2.2.Phân bổ theo tiêu thức số lượng hàng hóa mua

Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng hóa theo tiêu thức số lượng hàng mua sẽ được tính như sau:

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa nhập kho = Tổng chi phí thu mua hàng hóa : Tổng số lượng hàng hóa mua x Số lượng từng mặt hàng hóa.

Phân bổ chi phí mua hàng hóa theo phương pháp này sẽ tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả chỉ mang tính chất tương đối vì chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty đã nhập về kho.

Ví dụ cụ thể: Công ty TNHH Hùng Sơn tiến hành mua 300kg nguyên vật liệu A và 500kg nguyên vật liệu B. Chi phí vận chuyển cho hai nguyên vật liệu A và B là 1.000.000 đồng.

Công ty Hùng Sơn sẽ tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển hai nguyên vật liệu A và B theo số lượng như sau:

Phí vận chuyển là khoản tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển để người này vận chuyển hàng theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.

Cước phí vận chuyển hàng hóa hiện nay phụ thuộc rất nhiều yếu tố của từng nơi và có thể phát sinh thêm nhiều phí khác như phí VAT, phụ xăng, phí ship hàng,… theo quy định của mỗi nơi cung cấp dịch vụ. Chi phí vận chuyển góp phần xây dựng thêm chất lượng, độ uy tín và tính an toàn trong vận chuyển hàng hóa. Thông thường, mỗi công ty, đơn vị vận tải sẽ có những phương thức, công thức tính toán cước phí vận chuyển riêng. Chở hàng lên vùng núi địa hình hiểm trở, khó di chuyển sẽ tốn nhiều tiền hơn khi chỉ đi ở đồng bằng; hay chuyển hàng bằng máy bay cũng sẽ đắt hơn nhiều so với đường bộ;… Tuy nhiên, dù cao hay thấp, đắt hay rẻ thì tất cả các cách tính này đều cần phải phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành.

Hạch toán chi phí vận chuyển vào tài khoản nào là vướng mắc của rất nhiều kế toán. Tùy theo mục đối tượng vận chuyển là hàng mua (TSCĐ, nguyên vật liệu…) hay hàng bán mà cách ghi sổ sẽ khác nhau.

Chi phi boc do van chuyen thuoc tai khoan nào năm 2024

2. Hạch toán chi phí vận chuyển vào tài khoản nào?

– Theo chuẩn mực kế toán 02 về hàng tồn kho, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Trong đó chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng thuộc nhóm chi phí mua, được tính vào giá gốc hàng tồn kho.

– Theo chuẩn mực kế toán 03: Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu là nhóm chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng và được tính vào nguyên giá tài sản cố định.

Như vậy, Hạch toán chi phí vận chuyển vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng.

Chi phi boc do van chuyen thuoc tai khoan nào năm 2024

Khi doanh nghiệp mua hàng hóa sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán viên tiến hành ghi nhận các khoản chi phí này vào giá trị hàng nhập kho, bút toán ghi nhận:

  • Nợ TK 156, 152, 155, 211: số tiền vận chuyển được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho hoặc nguyên giá TSCĐ
  • Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111,112,131

Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí vận chuyển trong thực tế sẽ phức tạp hơn, do có có nhiều trường hợp doanh nghiệp mua nhiều mặt hàng hoặc nhiều loại tài sản trong cùng 1 lần vận chuyển. Lúc này, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại mặt hàng khác nhau.

3. Hướng dẫn phân bổ chi phí vận chuyển

Trường hợp doanh nghiệp mua từ 02 mặt hàng trở lên thì chi phí vận chuyển nói riêng và chi phí mua hàng nói chung cần được phân bổ cho từng loại mặt hàng trước rồi mới tiếng hành hạch toán chi phí vận chuyển riêng cho từng mặt hàng vào giá trị nhập kho hay nguyên giá của chúng.

Hiện nay, kế toán viên có thể lựa chọn một trong hai cách thức phân bổ chi phí vận chuyển, bao gồm:

– Phân bổ theo tiêu thức giá mua

– Phân bổ theo số lượng hàng hóa mua

a. Phân bổ chi phí vận chuyển theo tiêu thức giá mua

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phân bổ chi phí vận chuyển theo tiêu thức giá mua hàng hóa thì thực hiện hạch toán chi phí vận chuyển phân bổ theo công thức:

Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = (Chi phí mua từng mặt hàng/ Tổng giá trị hàng mua) x Chi phí vận chuyển chung

Phân bổ chi phí theo cách thức này có ưu điểm là tính chính xác cao hơn, do đó những lô hàng có chênh lệch giá trị lớn thì nên sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, vì tính toán phân bổ theo tiêu thức giá mua tương đối phức tạp nên trong trường hợp số lượng nhập lớn thì sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Chi phi boc do van chuyen thuoc tai khoan nào năm 2024

b. Phân bổ chi phí vận chuyển theo số lượng hàng hóa mua

Nếu lựa chọn phân bổ chi phí vận chuyển theo số lượng hàng hóa mua, kế toán viên tính toán như sau:

Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = (Số lượng từng mặt hàng/ Tổng số lượng hàng mua) x Chi phí vận chuyển chung

Trong hạch toán chi phí vận chuyển đây là phương pháp phân bổ chi phí vận chuyển được nhiều kế toán viên lựa chọn hơn vì tính toán dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kết quả của phân bổ chi phí theo số lượng từng mặt hàng mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty đã nhập về kho.

\>>> Xem thêm:

Cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp

Chi phí bán hàng là gì? Hướng dẫn hạch toán chi phí bán hàng tài khoản 641

4. Lưu ý

Ngoài ra, có một trường hợp đặc biệt phức tạp hơn, đó là khi hạch toán chi phí vận chuyển các hàng hóa, Tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu…đầu vào dùng để sản xuất kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT – cùng chịu 1 chi phí vận chuyển.

Lúc này, ngoài việc hạch toán chi phí vận chuyển phân bổ chi phí vận chuyển như trên, kế toán còn phải tiến hành phân bổ thuế GTGT đầu vào của chi phí vận chuyển này. Phần thuế GTGT đầu vào của chi phí vận chuyển ứng với hàng hóa, nguyên vật liệu…dùng cho sản phẩm không chịu thuế GTGT thì sẽ được hạch toán chi phí vận chuyển vào tài khoản hàng tồn kho/TSCĐ tương ứng.

Kế toán viên thường xuyên gặp phải trường hợp cần phân bổ chi phí vận chuyển cũng như các chi phí mua hàng khác, đặc biệt dễ sai sót nếu chi phí vận chuyển chung cho nhiều loại hàng hóa, tài sản khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, một số phần mềm kế toán thông minh như phần mềm kế toán ACMan có thể tự động phân bổ chi phí mua hàng, tiết kiệm hoàn toàn công tác tính toán thủ công cho kế toán.