Chỉ số afp trong gan là gì

Ung thư gan nguyên phát là một trong năm loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất. Xét nghiệm định lượng AFP trong máu là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm và đóng vai trò quan trọng trong theo dõi điều trị.

Xét nghiệm AFP là gì?
AFP [Alpha Fetoprotein] là một globulin được sản xuất chính ở gan và túi noãn hoàng, một phần nhỏ được sản xuất tại các cơ quan khác của thai nhi. AFP được tìm thấy đầu tiên trong hệ tuần hoàn của bào thai vào thời điểm 30 ngày sau khi thụ thai, đạt đến nồng độ cao nhất vào tuần thai thứ 13, rồi giảm dần tới khi chào đời. Đến 2 tuổi, chỉ có thể phát hiện được một lượng AFP rất nhỏ trong các cá thể bình thường. Mức AFP tăng cao xuất hiện lại ở người trưởng thành trong một số tình trạng bệnh lý và mang thai.


Xét nghiệm định lượng AFP trong máu là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm
[Hình ảnh minh họa]

AFP được coi là một chất chỉ điểm u đối với một số loại ung thư, đứng đầu là ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn, buồng trứng, ung thư khác di căn. Các loại ung thư này có đặc trưng điển hình bằng các tế bào không được biệt hoá, vì vậy vẫn tiếp tục mang các chất chỉ điểm bề mặt tương tự các chất chỉ điểm được tìm thấy ở bào thai. Nồng độ AFP càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn. 

Ý nghĩa lâm sàng
Xét nghiệm định lượng AFP trong máu rất hữu ích trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. AFP huyết thanh có sự tỉ lệ thuận một cách có ý nghĩa với kích thước của u và có thể được sử dụng như một dấu ấn có giá trị để phát hiện và đánh giá phân loại giai đoạn của bệnh. Với một nồng độ ở ngưỡng cao > 3000 ng/mL khẳng định gần như chắc chắn bệnh nhân bị ung thư gan.

Ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan [viêm gan mãn tính, xơ gan,…] cũng được chỉ định theo dõi nồng độ AFP trong máu để đánh giá nguy cơ ung thư gan, từ đó có biện pháp điều trị sớm.

Theo khuyến cáo của Hội nghiên cứu gan châu Á – Thái Bình Dương [Asian Pacific Association for the Study of the Liver -APASL] và Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ [National Comprehensive Cancer Network – NCCN] khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư gan nguyên phát cần thực hiện làm xét nghiệm AFP kết hợp siêu âm định kỳ sau 6 tháng. Tăng hoặc giảm AFP sau điều trị phản ánh hiệu quả của đáp ứng điều trị.


Với một nồng độ ở ngưỡng cao > 3000 ng/mL khẳng định gần như chắc chắn bệnh nhân bị ung thư gan
[Hình ảnh minh họa]

Trong một số bệnh lý ung thư khác như K tinh hoàn, K buồng trứng, K phổi, K đường tiêu hoá,… cũng nhận thấy nồng độ AFP trong máu tăng. Trong K tinh hoàn, độ nhạy từ 60-80% khi kết hợp giữa định lượng AFP và βhCG trong máu.

Ở phụ nữ có thai, từ tuần 15-20, định lượng AFP trong máu còn được sử dụng để sàng lọc dị tật khuyết tật ống thần kinh của bào thai. Dựa vào giá trị AFP và một số xét nghiệm khác mà bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra khuyến cáo về tỉ lệ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Khi nào nên làm xét nghiệm định lượng AFP trong máu?
- Chẩn đoán ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư biểu mô tế bào mầm và một số loại ung thư khác.
- Theo dõi điều trị ở các bệnh nhân đang được điều trị ung thư
- Sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi từ tuần 15-20 của thai kì
- Tầm soát ung thư gan sớm ở người có nguy cơ cao:
     + Tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan
     + Người mắc các bệnh: viêm gan mạn tính, xơ gan,….
     + Sử dụng rượu, bia với tần suất lớn.

Giá trị bình thường:
Theo khuyến cáo của hãng BeckmanCoulter, giá trị bình thường của xét nghiệm AFP ở nam và nữ giới không mang thai là 0-9 ng/mL.

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ tin cậy thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong máu. Góp phần tầm soát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư gan sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.


Khi nồng độ AFP [Alpha-fetoprotein] trong cơ thể tăng cao có khả năng dẫn đến các bệnh lý về gan, nguy hiểm nhất là ung thư gan.

Tầm soát ung thư gan AFP là việc làm vô cùng cần thiết giúp phát hiện nguy cơ ung thư gan ở giai đoạn đầu từ đó giúp ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe một cách tốt nhất.

Tìm Hiểu Về Nồng Độ AFP

Chỉ số AFP là gì? AFP là viết tắt của từ Alpha foeto protein, đây là một loại protein huyết tương có trong cơ thể người. AFP được tạo ra bởi tế bào gan, nồng độ AFP tăng cao đối với cơ thể trong giai đoạn bào thai hoặc khi có sự xuất hiện của các bệnh lý như xơ gan hoặc ung thư gan.

Chỉ số AFP tăng cao có thể phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý về gan

Đối với người trưởng thành hoặc chưa mang thai, nồng độ AFP trong máu rất thấp, không vượt qua ngưỡng 10 nanogam trên 1 mililit máu [ng/ml]. Nhưng ở trẻ sơ sinh nồng độ AFP thường ở mức cao trong những năm đầu đời rồi mới hạ dần xuống mức bình thường.

Như vậy khi cơ thể xuất hiện các bệnh lý liên quan đến chức năng gan hoặc một số loại ung thư nồng độ AFP trong máu sẽ tăng cao.

Xét Nghiệm AFP Là Gì?

Xét nghiệm AFP là gì? Xét nghiệm AFP là xét nghiệm được thực hiện bằng cách thông qua mẫu máu được lấy trên cơ thể bệnh nhân để tiến hành đo nồng độ AFP.

Sau khi có kết quả sẽ giúp các bác sĩ phát hiện nguy cơ mắc bệnh dị tật bẩm sinh đối với thai nhi và nguy cơ bị ung thư gan khi kết hợp với các loại kiểm tra khác.

Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm nồng độ AFP vượt ngưỡng cho phép thì có thể khẳng định bạn mắc bệnh lý về gan hay các loại ung thư như ung thư gan, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn.

Có một số trường hợp, người có sức khoẻ bình thường nhưng nồng độ AFP vẫn cao hơn người khác.
 

Xét nghiệm nồng độ AFP có giá trị góp phần chẩn đoán các loại ung thư đặc biệt là ung thư gan

Ngược lại khi có chỉ số AFP ở mức bình thường không có nghĩa là loại trừ khả năng bạn mắc các bệnh lý về gan. Chính vì thế khi thực hiện một loại xét nghiệm AFP không được dùng trong chẩn đoán hoặc sàng lọc ung thư.

Nhưng thông qua tầm soát ung thư gan AFP kết hợp cùng các loại xét nghiệm khác sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được ung thư, theo dõi quá trình điều trị ung thư có hiệu quả hay không và đánh giá khả năng tái phát của ung thư sau khi kết thúc điều trị.

Đối Tượng Nên Đi Tầm Soát Ung Thư Gan AFP

Hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư gan là gì? Và có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe.

Như chúng ta đã biết, ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe.

Ung thư gan thường có dấu hiệu mơ hồ và phát triển một cách âm thầm trong cơ thể người bệnh. Việc phát hiện sớm ung thư gan ở giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Một cách để phát hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm chính là nhờ vào việc tầm soát ung thư gan. Theo đó chúng ta nên tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/1 lần.

Nên đi tầm soát ung thư gan AFP sớm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất

Những người nên đi tầm soát ung thư gan khi nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh gan cao như:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư gan.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
  • Những người bị béo phì và mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.
  • Một số trường hợp cũng được các bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm AFP gan như sau:
  • Bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư gan, ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Sau khi khám sơ bộ chẩn đoán có khối u được cảm nhận ở vùng bụng hoặc thông qua các xét nghiệm hình ảnh học.
  • Xét nghiệm AFP dùng để theo dõi diễn biến của bệnh viêm gan, xơ gan
  • Theo dõi, chẩn đoán nguy cơ tái phát ung thư.

Quy Trình Tầm Soát Ung Thư Gan AFP

Thông thường trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân không cần phải chuẩn bị đặc biệt gì. Tuỳ theo yêu cầu của xét nghiệm và thể trạng sức khỏe bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân.

Tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đạm, trứng, sữa và không sử dụng các chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Thời gian lấy mẫu máu tốt nhất là vào sáng sớm. Khi tiến hành các bác sĩ sẽ sát trùng chỗ tiêm và bắt đầu lấy máu thông qua đường tĩnh mạch. Một số trường hợp có thể xuất hiện vết bầm sau lấy máu nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Sau khi có mẫu xét nghiệm sẽ tiến hành đo nồng độ AFP trong máu. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào cơ sở tiến hành xét nghiệm, có thể trả kết quả trực tuyến, tại nhà hoặc bệnh nhân đến lấy tại bệnh viện.

Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm AFP Như Thế Nào?

Hiểu kết quả xét nghiệm AFP như thế nào là đúng?

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm dấu ấn ung thư nguyên phát. Có giá trị góp phần định hướng chẩn đoán ung thư và theo dõi điều trị.

Thông qua chỉ số AFP ng/ml bạn có thể đọc hiểu kết quả như sau:

  • Nồng độ AFP trong máu ở mức bình thường là: AFP < 25 UI/ml.
  • Khi nồng độ AFP trong máu vượt mức > 25 UI/ml có thể có sự hiện diện của các tế bào ung thư, điển hình là ung thư gan, ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn.

Đối với bệnh nhân bị ung thư gan thì kết quả nồng độ AFP tăng cao thường rơi vào những trường hợp như:

  • Trường hợp bệnh nhân bị ung thư gan có nồng độ AFP > 25 UI/ml khoảng 80%.
  • Trường hợp bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml khoảng 60%.
  • Trường hợp bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml khoảng 50%.

Mặc dù xét nghiệm AFP có góp phần định hướng chẩn đoán bệnh. Nhưng khi kết quả nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có kết hợp xét nghiệm đo nồng độ AFP trong máu cùng 2 dấu ấn khác là AFP-L3 và PIVKA-II sẽ đặc biệt có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh ung thư về độ chính xác cao và thời gian cho kết quả nhanh chóng.

Nên nhờ sự hỗ trợ tư vấn của bác sĩ để hiểu kết quả chính xác và có hướng điều trị phù hợp

Nhưng khi đọc kết quả xét nghiệm AFP người bệnh cũng cần lưu ý rằng:

  • Khi chỉ số AFP tăng cao không thể khẳng định chắc chắn rằng bạn đã bị ung thư mà có thể do các bệnh lý như viêm gan, xơ gan gây nên.
  • Có khoảng 20 – 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư nguyên phát nhưng nồng độ AFP vẫn ở mức bình thường.
  • Khi nồng độ AFP > 200 UI/ml thì có khả năng bạn mắc bệnh ung thư. Lúc này để có kết quả chính xác nhất các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm AFP – L3. Nếu chỉ số AFP – L3 tăng hơn 10% so với mức bình thường thì khả năng bạn mắc ung thư rất cao.

Như vậy tùy theo trường hợp bệnh, khi có kết quả xét nghiệm AFP bệnh dù là nồng độ cao hay thấp bệnh nhân không nên hoang mang hoặc quá chủ quan.

Cách tốt nhất là nhờ vào sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để hiểu kết quả một cách chính xác nhất và có hướng chẩn đoán, điều trị phù hợp nếu nghi ngờ mắc bệnh.

Nên Tầm Soát Ung Thư Gan Ở Đâu?

Tầm soát ung thư gan ở đâu? Làm Xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền? Chắc chắn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lý về gan.

Về chi phí tầm soát ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quy trình làm kiểm tra và chỉ định của bác sĩ đối với từng trường hợp bệnh nhân là khác nhau. Mức giá cũng có sự chênh lệch giữa các cơ sở, bệnh viện, và có thể thay đổi tùy thời điểm.

Thông thường để tầm soát ung thư gan bao gồm các bước như:

  • Khám lâm sàng để đánh giá tình trạng về gan, từ đó các bác sĩ sẽ căn cứ vào những kết quả bước đầu mới có thể tư vấn đưa ra mức giá về các loại kiểm tra mà bệnh nhân cần thực hiện.
  • Xét nghiệm chức năng gan để đánh giá chuyên sâu.
  • Xét nghiệm bổ sung bao gồm xét nghiệm vi rút viêm gan và xét nghiệm nồng độ AFP.
  • Siêu âm gan, sinh thiết gan.

Tầm soát ung thư gan bệnh nhân có thể chỉ tiến hành 2 hoặc tất cả các bước kiểm tra trên tuỳ thuộc vào đánh giá và chẩn đoán của bác sĩ.

Và cũng có trường hợp khi nghi ngờ mắc ung thư bệnh nhân sẽ phải tiến hành thêm các loại kiểm tra khác. Do đó, tuỳ thuộc vào tình trạng và yêu cầu chẩn đoán, mức giá tầm soát ung thư gan có thể dao động từ 5 triệu – 12 triệu đồng.

Mức giá tầm soát ung thư gan tuỳ thuộc vào từng gói kiểm tra

Tầm soát ung thư ở đâu tốt nhất? Hiện nay có rất nhiều bệnh viện tiến hành tầm soát ung thư trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nếu bạn có lịch trình bận rộn và còn gặp nhiều vấn đề trong việc muốn tìm hiểu và tư vấn thêm quy trình tầm soát ung thư nhưng ngại chờ đợi có thể đặt lịch hẹn tư vấn thông qua hotline 19001717 của Medical Diag Center.

Diag là trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và dịch vụ chu đáo sẽ giúp bạn yên tâm khi tiến hành thăm khám, tư vấn một cách toàn diện và kiểm tra đảm bảo an toàn và độ chính xác cao.

Như vậy tầm soát ung thư gan AFP là một công cụ góp phần chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn đầu, có ý nghĩa trong việc theo dõi kết quả điều trị. Tầm soát ung thư sớm là một cách chủ động bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất mà mỗi chúng ta nên thực hiện định kỳ mỗi năm.

Để được tư vấn về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp và thanh toán bảo hiểm, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Chủ Đề