Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không

Một trong những yếu tố để sản phẩm của các thương hiệu được khách hàng nhớ đến là phải có điểm khác biệt, độc đáo so với những sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để quảng cáo điểm khác biệt này của sản phẩm đến tai khách hàng thì thương hiệu lại cần phải có một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả.

Vậy chiến lược khác biệt hóa là gì? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?

1.1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) là một chiến lược rất hiệu quả thường được sử dụng nhằm định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và chiến lược marketing. Khi sử dụng chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp cần lựa chọn một đặc tính thương hiệu quan trọng mà khách hàng mục tiêu mong muốn. Sau đó đẩy mạnh truyền thông để truyền tải thông điệp rằng mình là thương hiệu duy nhất có đặc tính đó, cũng như là thương hiệu duy nhất giải quyết được vấn đề/nhu cầu liên quan đến đặc tính đó của khách hàng.

Một khi chiến lược khác biệt hóa thành công, thương hiệu sẽ nắm giữ vị trí “độc tôn” trong lĩnh vực mà mình đang kinh doanh. Khi khách hàng nhắc tới đặc tính nổi trội sẽ nghĩ tới thương hiệu và thương hiệu cũng sẽ là lựa chọn hàng đầu khi khách hàng muốn mua sản phẩm/dịch vụ.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không
Lĩnh vực kinh doanh trà sữa đã quá bão hòa, đòi hỏi các hãng trà sữa phải cho ra mắt nhiều sản phẩm mới lạ hơn

Ví dụ: Vào giai đoạn 2018-2019, khi cơn sốt “trân châu đường đen” vừa bùng nổ thì The Alley là thương hiệu tiên phong đưa món sữa tươi trân châu đường đen vào Việt Nam. Tận dụng lợi thế trên thị trường chưa có đơn vị nào có món này, The Alley đã biến sữa tươi trân châu đường đen trở thành signature của mình và tạo nên xu hướng đi uống sữa tươi trân châu đường đen trong giới trẻ, dù rằng giá thành 1 cốc không hề rẻ (trên 60.000 đồng).

1.2. Bốn chiến lược khác biệt hóa phổ biến hiện nay

Chiến lược khác biệt về giá cả: Các doanh nghiệp thường đưa ra một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với đối thủ. Việc đưa ra mức giá thấp sẽ thu hút được nhiều người mua hàng, còn đưa ra mức giá cao hơn sẽ tạo ra cảm giác chất lượng hàng tốt hơn và người sở hữu nó sẽ có địa vị “cao cấp” hơn.

Chiến lược khác biệt về sản phẩm: Các doanh nghiệp sẽ tìm cách làm nổi bật sản phẩm của mình vượt trội hẳn về một tính năng nào đó hoặc một đặc điểm ngoại hình như: cách thiết kế bao bì, đóng gói sáng tạo; thời gian sử dụng lâu hơn; mùi hương/hương vị khác biệt,…

Chiến lược khác biệt về dịch vụ: Nếu không tìm được đặc điểm nổi bật của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cố gắng phát triển những dịch vụ đi kèm hấp dẫn để tăng khả năng khách hàng sẽ mua sản phẩm.

Chiến lược khác biệt về hình ảnh: Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ khách hàng tận tâm và mức giá phù hợp mặt bằng chung của thị trường, từ đó tạo nên hình ảnh thương hiệu vừa độc đáo lại vừa dễ nhớ để kết nối với khách hàng.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không
Mỗi chiến lược khác biệt hóa cần được áp dụng dựa trên tình hình và sản phẩm cụ thể của thương hiệu

2. Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

2.1. Ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa

  • Xây dựng được hình ảnh thương hiệu có cá tính riêng, có điểm nhận biết phân biệt được với các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Chiến lược khác biệt hoá sẽ giúp thương hiệu sở hữu được một tệp khách hàng rộng và có lòng trung thành với thương hiệu rất vững chắc. Khi nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm, điều đầu tiên họ nghĩ tới là thương hiệu, khách hàng không quá quan tâm hoặc sẽ bỏ qua yếu tố giá bán. Vì thế, thương hiệu có thể định giá bán cao hơn so với những đối thủ nhưng khách hàng vẫn sẽ lựa chọn họ.
  • Tạo thành rào cản gia nhập ngành với các đối thủ tiềm năng. Dù có thể không phải là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh mặt hàng đó, nhưng bởi vì thương hiệu đã gần như trở thành “thương hiệu độc quyền” trong nhận thức của khách hàng và tạo dựng được uy tín, vậy nên phần lớn khách hàng sẽ không muốn mạo hiểm mua hàng của một thương hiệu mới chưa có tên tuổi thay vì thương hiệu quen thuộc.
    Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không
    Chiến lược khác biệt hóa tạo rào cản khi các đối thủ cạnh tranh muốn kinh doanh cùng sản phẩm hay cùng ngành hàng

2.2. Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

  • Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư, tốn nhiều chi phí, chất xám và thời gian để nghiên cứu, phát triển và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ khác biệt hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
  • Khi thị trường phản ứng tốt với điểm khác biệt của thương hiệu thì các đối thủ có thể học theo, thậm chí là tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng và sau đó bán với giá rẻ hơn để thu hút khách hàng chuyển sang mua hàng của họ.
    Xem thêm: Điểm danh 4 loại đồ uống phổ biến không thể thiếu khi kinh doanh quán cà phê

3. Xây dựng chiến lược khác biệt hóa trong ngành F&B như thế nào?

3.1. Xác định ý tưởng

Trước khi thực hiện chiến lược hóa, các thương hiệu F&B cần phải xác định:

  • Mục tiêu quan trọng nhất của thương hiệu là gì
  • Điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu cũng như các sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu cung cấp cho người tiêu dùng
  • Phân tích thị trường và các đối thủ cạnh tranh khác

Từ đó thương hiệu mới có thể đưa ra những ý tưởng hay và sáng tạo nhất cho chiến lược khác biệt hóa của mình.

Xem thêm: Giảm thiểu chi phí ẩn trong kinh doanh F&B bằng 5 biện pháp đơn giản

3.2. Nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu

Khi nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu, thương hiệu F&B sẽ vẽ được chân dung những người mua hàng của mình là ai, họ có thói quen và sở thích như thế nào, mức độ chi tiêu ra sao,… Để từ đó điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, hiểu biết chính xác về nhóm khách hàng mục tiêu còn tạo cơ sở để thương hiệu biết nên lựa chọn đặc tính nổi bật gì của sản phẩm để quảng bá, dễ thu hút khách hàng hơn.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không
Điểm khác biệt của sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu của tệp khách hàng mục tiêu

3.3. Phát triển sự khác biệt

Từ những nghiên cứu về chính mình, thị trường lẫn khách hàng, thương hiệu cần phải xác định rõ đâu sẽ là “key” tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Từ định hướng này, thương hiệu nên tiếp tục phát triển sự khác biệt, làm sao để nó trở thành yếu tố vừa dễ gây ấn tượng với khách hàng mà không bị quá phản cảm, vừa vượt trội hơn những sản phẩm cùng ngành có cùng đặc tính.

3.4. Thiết lập câu chuyện

Sáng tạo câu chuyện thương hiệu hoặc câu chuyện riêng cho sản phẩm là một phần không thể thiếu trong chiến lược khác biệt hóa, vì đối thủ có thể có sản phẩm tương tự nhưng không thể có câu chuyện giống hệt như vậy. Để có một câu chuyện thương hiệu ấn tượng thì cần phải có đủ các yếu tố cốt lõi bao gồm trong đó như: sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu, lợi ích và mục đích mang đến cho khách hàng của sản phẩm/dịch vụ.

3.5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Khi triển khai chiến lược khác biệt hóa, thương hiệu F&B cũng cần xây dựng hình ảnh thương hiệu cùng lúc bởi hiệu quả của hai việc này sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Thương hiệu truyền thông và làm hình ảnh càng mạnh bao nhiêu thì ấn tượng của khách hàng về thương hiệu càng tốt bấy nhiêu. Lúc này chiến lược khác biệt hóa có thể đạt hiệu quả cao hơn vì thương hiệu đã có sẵn một lượng khách hàng chú ý đến họ.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng không
Chiến lược khác biệt hóa thành công sẽ giúp thương hiệu có chỗ đứng hơn trên thị trường

Ngược lại, chiến lược khác biệt hóa giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

4. Kết luận

Với mức độ cạnh tranh lớn như ngành F&B hiện nay, để xây dựng được danh tiếng và độ thu hút cũng như sự độc đáo so với đối thủ thì các thương hiệu có thể áp dụng chiến lược khác biệt hóa. Tuy nhiên, nếu muốn chiến lược triển khai hiệu quả thì thương hiệu F&B cần phải có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng.