Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao lâu

Nuôi con là quá trình khiến mẹ quay cuồng với câu hỏi nên – không, đúng – sai. Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng khiến nhiều mẹ đau đầu.

Cai sữa là việc bạn ngưng cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác. Đôi khi, thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ việc ngưng bú bình, nhưng đa phần là chỉ việc ngưng bú sữa mẹ. Thế nhưng nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào thì cai sữa là tốt nhất? Cai sữa liệu có làm cho tình cảm giữa mẹ và bé trở nên mỏng manh hơn?

Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào?

Cho bé bú bao lâu thì cai sữa? Cho trẻ bú mẹ đến mấy tuổi? Bé nên bú mẹ đến mấy tháng thì tự tin lớn khỏe? Đây là băn khoăn rất thường gặp của mẹ bỉm, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Theo các chuyên gia, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn. Những người xung quanh có thể khuyên bạn cai sữa cho bé, nhưng điều này chưa chắc đúng. Việc chọn thời điểm cai sữa cho bé tùy thuộc vào bạn, khi nào bạn cảm thấy bé đã sẵn sàng thì hãy bắt đầu.

  • Cai sữa sẽ được thực hiện dễ dàng nếu bé không còn hứng thú với sữa mẹ nữa. Điều này có thể xảy ra khi bé bắt đầu ăn giặm [khoảng 4 – 6 tháng]. Một vài bé thích ăn giặm hơn bú sữa mẹ trước 12 tháng, sau đó bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác và tự uống sữa bằng ly.
  • Bé từ 1 – 3 tuổi thường hiếu động. Vì vậy, việc ngồi yên để bú sữa mẹ dường như là không thể. Nếu bé cưng không còn hứng thú bú sữa nữa thì đây là lúc mà bạn nên cai sữa cho bé.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé sau khi hết chế độ nghỉ thai sản hoặc khi cảm thấy đây là thời điểm bé nên cai sữa. Nếu bé không chịu, bạn hãy giảm bớt từ từ số lần cho bé bú.

Nếu nguyên nhân cai sữa xuất phát từ mẹ thì việc cai sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này phụ thuộc vào tuổi của bé cũng như cách mà bạn thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ngưng bú một cách đột ngột bởi việc này sẽ khiến bé dễ bị tổn thương cũng như khiến ngực bạn dễ bị nhiễm trùng và tắc ống dẫn sữa.

Cai sữa cho bé không phải là việc dễ dàng. Ngoài băn khoăn nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là tốt nhất thì nhiều mẹ cũng thấy lo ngại khi đối mặt với những khó khăn trong quá trình cai sữa cho con. Để việc “chuyển giao” diễn ra dễ dàng, bạn có thể thử các mẹo sau:

  • Ngưng cho bé bú sữa mẹ, thay vào đó hãy cho bé bú bình hoặc uống sữa bằng ly. Bạn hãy quan sát xem bé sẽ phản ứng như thế nào và thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất [nếu bé hơn 1 tuổi].
  • Giảm số lần cho bé bú trong vài tuần để bé có thời gian thích ứng. Bên cạnh đó, theo cách này, lượng sữa mà bạn tiết ra mỗi ngày cũng giảm. Điều này sẽ giúp vú không bị căng sữa, ít có nguy cơ bị viêm vú.
  • Rút ngắn thời gian bú của bé. Nếu bé thường bú mỗi lần 10 phút, bạn hãy giảm xuống còn 5 phút nhé.
  • Tùy vào tuổi của bé mà bạn hãy chuẩn bị cho bé những bữa ăn nhẹ phù hợp như nước sốt táo không đường hoặc một ly sữa [bé dưới 6 tháng tuổi sẽ không ăn được thực phẩm dạng rắn]. Bạn hãy cho bé ăn thêm một số thực phẩm trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi.
  • Trì hoãn việc cho bé bú và chuyển hướng sự chú ý của bé. Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu bé lớn hơn và bạn có thể giải thích lý do với bé. Nếu bé đòi bú, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng những hoạt động khác.
  • Nếu bé muốn bú vào buổi chiều, hãy nói với bé rằng bé phải đợi đến lúc đi ngủ.
  • Để việc chuyển đổi sữa mẹ sang sữa công thức dễ dàng, bạn có thể nặn một vài giọt sữa mẹ cho vào miệng bé trước khi cho bé bú bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa mẹ vào bình và cho bé bú.

Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng khi cho bé ngưng bú mẹ?

Những bé bú sữa mẹ hoàn toàn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà sữa mẹ không thể cung cấp như vitamin D. Nếu bạn ngưng cho bé bú trước một tuổi, bạn vẫn cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột có bổ sung chất sắt. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cần cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ, nhưng cần cho con bú sữa mẹ trong bao lâu để có được những lợi ích tốt nhất? Và có thời điểm nào khi cho con bú có thể trở nên có hại không? Đó là những băn khoăn của rất nhiều bà mẹ lần đầu trải nghiệm làm mẹ.

1. Khuyến nghị cho con bú sữa mẹ

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến nghị rằng các bà mẹ trên toàn cầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, nên bắt đầu sớm nhất là một giờ sau khi sinh vì những lợi ích lớn nhất. Điều này có nghĩa là không có thức ăn hoặc đồ uống nào khác ngoài sữa mẹ trong nửa năm đầu đời của trẻ. Và nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất năm đầu tiên, với các loại thực phẩm bổ sung được bổ sung bắt đầu từ sáu tháng.

2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Có rất nhiều lợi ích cho việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi người mẹ quyết định cho con bú chỉ trong vài ngày. Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ theo độ tuổi:

2.1 Ngày đầu tiên 

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên cho trẻ nằm gần mẹ và bắt đầu bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Những lợi ích lúc này bao gồm da kề da cho con và kích thích sữa về cho mẹ.

Lúc đầu, em bé nhận được một chất đặc, màu vàng được gọi là sữa non. Sữa non là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ và chứa các chất dinh dưỡng nhiều protein, ít đường và kháng thể quan trọng cho trẻ sơ sinh. Trong những ngày tiếp theo, sữa mẹ có đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sớm và thậm chí có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng. Sữa non thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời và không thể thay thế bằng sữa công thức.

Sữa non là sữa đầu tiên lý tưởng và giúp phát triển đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Sau vài ngày đầu tiên, vú bắt đầu tiết ra lượng sữa lớn hơn khi dạ dày của trẻ phát triển.

Cho con bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp kích thích sữa về.

2.2 Tháng đầu tiên

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF] coi bú sữa mẹ là lần phòng ngừa bệnh đầu tiên của trẻ. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể bảo vệ trong ít nhất năm đầu đời của trẻ. Sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng giúp trẻ chống lại virus và vi khuẩn, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu còn non nớt.

Điều này đặc biệt áp dụng cho sữa non, sữa đầu tiên. Sữa non cung cấp một lượng cao immunoglobulin A [IgA], cũng như một số kháng thể khác. Khi tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, người mẹ bắt đầu sản xuất các kháng thể sau đó đi vào sữa, đó là khả năng miễn dịch. IgA bảo vệ em bé khỏi bị ốm bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trong mũi, cổ họng và hệ tiêu hóa của em bé.

Sữa công thức không cung cấp khả năng bảo vệ kháng thể cho trẻ sơ sinh. Các kháng thể này bảo vệ chống lại một số bệnh:

Tiêu chảy

Viêm tai giữa

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các vấn đề tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột

Viêm phổi

Các bà mẹ nhận được lợi ích của các hormone tạo cảm giác tốt, oxytocin và prolactin. Kết hợp với nhau, các hormone này có thể tạo ra cảm giác vui vẻ hoặc thỏa mãn.

Phụ nữ cho con bú cũng có thể hồi phục sau sinh nhanh hơn vì cho con bú giúp tử cung co lại kích thước bình thường nhanh hơn.

2.3 Từ 3 đến 4 tháng 

Khi trẻ bước vào tháng thứ 3, sữa mẹ tiếp tục hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó cũng cung cấp cho một số em bé sự bảo vệ chống lại các chất gây dị ứng có trong các loại thực phẩm và chất bổ sung khác. Giúp thúc đẩy tăng cân lành mạnh và giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em.

Tiếp tục cho con bú có thể giúp mẹ đốt cháy thêm 400 đến 500 calo mỗi ngày, điều này có thể giúp người mẹ duy trì trọng lượng khỏe mạnh sau sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe bên trong của mẹ như có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch.

2.4 Khi trẻ 6 tháng - 12 tháng

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn tiếp tục ngay cả khi bổ sung thức ăn cho trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sữa mẹ có thể tiếp tục cung cấp năng lượng và protein, cũng như vitamin A, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ em bé chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì...

Đối với mẹ, khi đạt được việc cho con bú liên tục trong 6 tháng đầu đời của trẻ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tử cung. Trên thực tế, theo một báo cáo do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố năm 2017, cứ sau 5 tháng cho con bú, một phụ nữ có thể giảm 2% nguy cơ mắc ung thư vú.

Cho con bú mẹ hoàn toàn cũng có thể tránh thai hiệu quả trong sáu tháng đầu tiên nếu kinh nguyệt chưa trở lại và mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hàng đêm. Tuy nhiên để không lỡ mang thai một em bé nữa, sản phụ nên sử dụng một phương pháp dự phòng, chẳng hạn như bao cao su.

Da kề da giữa mẹ và bé cũng giúp kích thích sữa về và gắn kết tình cảm mẹ - con.

Khuyến nghị cho trẻ ăn từ 6 đến 12 tháng tuổi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác từ 3 - 5 lần/ ngày. Trong thời gian này, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ trước bữa ăn, với các thức ăn trên bàn được coi là thực phẩm bổ sung. Ngoại trừ khả năng tiếp tục giảm nguy cơ ung thư vú, không ghi nhận việc tiếp tục giảm nguy cơ mắc các bệnh khác ở những bà mẹ cho con bú lâu hơn sáu tháng.

Một lợi ích khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài là tiết kiệm chi phí. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong một năm cũng có thể có hệ thống miễn dịch mạnh hơn và có thể ít phải điều trị bằng ngôn ngữ hoặc chỉnh nha hơn nghĩa là việc trẻ mút vú để bú mẹ giúp phát triển cơ trong và xung quanh miệng.

2.5 Trẻ từ 1 tuổi

Các khuyến nghị cho ăn ở một năm trở đi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác 5 lần/ ngày. Người mẹ cũng có thể cho con uống sữa bò vào thời điểm này nếu không muốn cho con bú sữa mẹ.

Theo một số nghiên cứu, nuôi con bằng sữa mẹ có những tác động tích cực đáng kể đến sự phát triển trí não lâu dài của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng những lợi ích đối với chỉ số IQ có thể chỉ là tạm thời.

3. Bú sữa mẹ với cho ăn kết hợp

Có nhiều lý do khiến phụ nữ quyết định cho con bú bổ sung bằng sữa công thức. Khi người mẹ kết hợp một số lần cho bú với sữa mẹ và một số lần khác với sữa công thức, đó được gọi là cho trẻ bú kết hợp. Một số lợi ích của việc cho ăn kết hợp bao gồm:

Da kề da với mẹ để gắn kết

Lợi ích của việc bú vú để phát triển răng miệng

Tiếp xúc với các kháng thể giúp chống dị ứng và phòng bệnh

Tiếp tục mang lại lợi ích sức khỏe cho mẹ

Cho con bú kết hợp có thể đặc biệt hữu ích đối với những bà mẹ đang đi làm, những người không muốn hút sữa tại nơi làm việc hoặc không thể hút sữa.

Sau hơn 1 năm cho ăn kết hợp vẫn tiếp tục cho cho bú.

4. Có rủi ro nào khi cho con bú kéo dài không?

Không có bất kỳ rủi ro nào được biết đến khi tiếp tục cho con bú lâu hơn một hoặc hai năm đầu. Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thời gian quan hệ bú sữa lâu hơn khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ là rất nhiều nên hầu hết các cơ quan y tế đều khuyến nghị cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt ngoại trừ các vấn đề y tế không thể.

Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố khác giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật và bệnh mạn tính. Đó là khởi đầu tốt nhất mà người mẹ có thể dành cho con.

Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nhờ nuôi con bằng sữa mẹ

 Xem thêm video đang được quan tâm: 

Thông tin về tiêm COVID-19 cho trẻ em


Video liên quan

Chủ Đề