Cho ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực y tế

NDĐT - Trong báo cáo tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm vụ của ngành y tế năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự hài lòng với những thành tựu nổi bật trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực y tế.

Nghiên cứu ứng dụng thành công các công nghệ sinh học, kỹ thuật tiên tiến góp phần chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh hiểm nghèo, bệnh khó, đưa công nghệ một số lĩnh vực y học đạt tầm thế giới là một bước tiến của ngành y học Việt Nam trong năm qua.

Trong năm 2016, Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như ghép tạng. Tính đến tháng 9-2016, cả nước đã thực hiện 1.281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim thành công. Việt Nam cũng đã thành công trong việc trị liệu tế bào gốc, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân, trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu dược chất trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền.

Chúng ta cũng thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bằng robot tại Bệnh viện Bình dân. Đây là hệ thống robot phẫu thuật thứ hai được Bộ Y tế cấp phép điều trị tại Việt Nam [năm 2013 đã cấp cho Bệnh viện Nhi Trung ương], cho phép tiến hành phẫu thuật nhiều bộ phận với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn vượt trội, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.

Việt Nam cũng đã ứng dụng thành công bước đầu một số công nghệ tiên tiến trong sản xuất vắc-xin phòng bệnh ở người. Đã thử nghiệm lâm sàng thành công vắc xin phối hợp sởi - rubella được Nhật Bản chuyển giao công nghệ. Vắc xin này dự kiến sẽ được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2017. Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục duy trì và hoàn thiện Chức năng giám sát thử nghiệm lâm sàng vắc xin sau khi được được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đạt chuẩn vào tháng 7-2015.

Ghi nhận những thành tựu của ngành y tế, năm qua có bốn công trình đã đạt được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ [đợt 5, năm 2016] gồm “Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chuẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch” [Tác giả GS, TS Phạm Minh Thông]; “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chuẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” [của GS, TS Mai Trọng Khoa]; “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số bệnh nguy hiểm” [của GS, TS Nguyễn Gia Bình]; và “Cụm công trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa” [của GS, TS Nguyễn Anh Trí và nhóm tác giả Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương].

Ngành y học cũng có một công trình đạt Giải thưởng Trần Đại Nghĩa 2016 là Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc của GS, TSKH Hoàng Thủy Nguyên và cố GS, TSKH Đặng Đức Trạch về “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất văcxin phòng bệnh cho người". Ba công trình đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt “Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị” của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ và qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng” của Bệnh viện Trung ương Huế, “Nghiên cứu áp lực nội sọ trong hồi sức cấp cứu và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế” của Bệnh viện Trung ương Huế.

Với những kết quả khả quan trong việc ứng dụng khoa học công nghệ này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các lĩnh vực y học cơ bản, y học kỹ thuật cao, y học lâm sàng, y tế cộng đồng, quản lý y tế.

THIÊN LAM

Trong công cuộc đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và sự phấn đấu vượt lên trên mọi gian khó của đội ngũ cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong ngành, Ngành Y tế Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ con người Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, khoa học và kỹ thuật công nghệ đã đóng góp vai trò quan trọng trong giải quyết những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế và y học, góp phần to lớn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Khoa học, công nghệ thực sự là động lực phát triển Y tế và Y học Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn chung trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam còn thấp hơn các nước tiên tiến trung bình trong khu vực. Nghiên cứu về y học cơ sở còn yếu, các đề tài về y xã hội học còn ít. Chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Năng lực tổ chức quản lý, điều hành khoa học công nghệ cũng còn nhiều hạn chế. Cơ sở khoa học - công nghệ còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vốn đầu tư. Chưa phát triển được tốt các hình thức dịch vụ khoa học công nghệ trên cơ sở hạch toán để tăng thêm nguồn kinh phí cho phát triển.

MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y HỌC

Khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y học dự phòng

Khoa học, công nghệ đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong 10 năm cuối thế kỷ XX, giảm tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh như: sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh lớn ngay cả trong và sau thiên tai bão lụt lớn.

Ví dụ như, về sốt rét năm 2000 so với năm 1991 đã giảm chết hơn 96,8% và giảm mắc hơn 73,1% và duy trì kết quả bền vững đến nay. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của công nghệ sinh học triết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng, Artemisinin và các chế phẩm của nó đã thể hiện rất rõ tác dụng trong điều trị sốt rét ác tính. Cụm công trình triết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam đã nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh . Tiếp tục công trình này, Trường Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tiêm Artesunat điều trị sốt rét. Kết quả là đã hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất bột nguyên liệu Artesunat tiêm ở quy mô 3kg/mẻ. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất ống dung môi hoà tan thuốc tiêm Artesunat dung dịch, quy mô 50.000 ống/mẻ với chỉ tiêu kỹ thuật đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III. Quy trình sản xuất ổn định, nâng hạn sử dụng của thuốc lên 3 lần. Dự án đã cung cấp đủ thuốc cho Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, không phải nhập khẩu, một phần đã xuất khẩu sang Malaisia, giá thành của sản phẩm chỉ bằng 50% so với giá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về tiêm chủng mở rộng, các sản phẩm công nghệ sinh học vacxin đã cung cấp cho chương trình nhiều vacxin sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: vacxin Bại Liệt, Uốn ván, Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản ... Nhờ vậy, đã góp phần làm giảm rõ rệt nhiều dịch bệnh có vacxin mà trước kia đe dọa sức khoẻ trẻ em, như đến năm 2000 Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn quốc tế thanh toán bệnh Bại liệt cho trẻ em và loại trừ uốn ván sơ sinh. Nghiên cứu sản xuất được các bộ sinh phẩm chẩn đoán có chất lượng: viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, viêm gan B ... đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, một số vacxin đã xuất khẩu.

Về công nghệ gien, đã có kết quả bước đầu tại trường Đại học Y Hà Nội và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

Khoa học, công nghệ trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại đã thiết thực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các kỹ thuật hiện đại về chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế ... góp phần phát hiện chính xác một số căn bệnh mà trước kia chưa chẩn đoán được. Các kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tuỷ, thay chỏm xương đùi, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao [phương pháp Pha-co], các kỹ thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về nha khoa, ứng dụng công nghệ laser vào y học, ứng dụng máy gia tốc trong điều trị ung thư, về sản khoa, đã thành công thụ tinh trong ống nghiệm.

Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim mạch đã tiếp thu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến. Đó là các kỹ thuật không xâm hiện đại như Siêu âm Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu âm trong thực quản. Ngành tim mạch Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp như mổ tim hở, thay van tim, chụp buồng tim, nong động mạch vành, bắc cầu nối động mạch vành, nong van 2 lá bằng bóng Inoue, ghi điện sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu nối phụ để điều trị loạn nhịp tim. Chúng ta có thể tự hào nói rằng, chuyên ngành tim mạch Việt Nam đã triển khai được nhiều kỹ thuật tim mạch hiện đại ngang tầm với các nước khu vực Đông Nam á.  - Hiệu quả về mặt xã hội, việc tiếp nhận và ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến cho thấy ngành Tim mạch nước ta đã theo kịp được các tiến bộ khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới, tạo được niềm tin cho nhân dân trong việc điều trị bệnh Tim mạch trong nước.

Hiệu quả về mặt kinh tế: chi phí thực hiện các kỹ thuật trong nước thấp hơn rất nhiều chi phí của các nước khác. Ví dụ như, nong van hai lá 7 triệu đồng Việt Nam, trong khi đó ở nước ngoài là 5000 đến 15000 USD tuỳ theo nước. Nong và đặt Stent mạch vành là 35 triệu đồng Việt Nam, trong khi đó ở nước ngoài là 7000 đến 20000USD ....

Kỹ thuật ghép tạng

Tiếp theo thành công của ghép thận, đã mở rộng tới nhiều bệnh viện trong cả nước, Học viện Quân Y - Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu một số vấn đề ghép gan và đã thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam. Đề tài đã hoàn thiện quy trình ghép gan thực nghiệm trên lợn theo 2 mô hình. Xây dựng được bản chỉ định ghép gan ở Việt Nam và bản tiêu chuẩn người khoẻ mạnh cho gan.

Kết quả Đề tài nghiên cứu đã thực hiện 80 ca ghép gan thực nghiệm, các kết quả nghiên cứu sự biến đổi sinh lý, bệnh lý của gan và cơ thể động vật cho và nhận gan trong quá trình ghép, đưa ra các đề xuất dự phòng và điều trị. Xây dựng được quy trình vận hành các thiết bị, máy móc đảm bảo ghép gan thực nghiệm và lâm sàng.

Về mặt xã hội, đề tài đã tiếp cận và ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến đã tạo niềm tin cho người bệnh, tạo uy tín chuyên môn cho ngành Y nước ta và mở ra khả năng cứu sống người bệnh.

Khoa học, công nghệ trong lĩnh vực Dược

Thời gian qua, đã tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào nội dung tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc trên cơ sở phát huy nguồn dược liệu của Việt Nam, đã nghiên cứu nâng cao hiệu quả trồng cây thanh hao hoa vàng và triết xuất Artemisinin, phục hồi cây canh-kia-na, triết xuất Ancaloit khác từ cây dừa cạn ngoài Vinblastin. Nghiên cứu tái sinh sa nhân, hoằng đằng tạo thêm nguồn nguyên liệu triết xuất Berberin ở Việt Nam. Thực hiện chọn giống và trồng đu đủ tập trung, tạo nguồn nguyên liệu để triết xuất Papain sử dụng trong công nghệ dược, thực phẩm và xuất khẩu. Nhiều dây truyền công nghệ sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP.

Các đề tại khoa học về Y xã hội

Đồng thời với nhiều công trình khoa học công nghệ có giá trị được ứng dụng vào phòng bệnh và chữa bệnh, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về y xã hội học, điều trị cơ bản về tình hình sức khoẻ và bệnh tật, môi sinh, đặc biệt là kết quả của điều trị y tế quốc gia 2001 - 2002 cũng như công trình điều tra sức khoẻ răng miệng có giá trị khoa học và thực tiễn cao, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng và năng lực quản lý điều hành trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y DƯỢC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Vai trò to lớn của khoa học công nghệ trong phát triển Y tế và y học

Thực hiện mục tiêu chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mà nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ ra là phấn đấu nhằm bệnh tật ngày càng giảm, sức khoẻ ngày càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao và giống nòi ngày càng tốt. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Y - Dược Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách, trong đó khoa học công nghệ phải thực sự là động lực phát triển y tế và y học Việt Nam.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, với sự phát triển kinh tế trí thức, tiến bộ khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh. Phát triển khoa học công nghệ ở nước ta để tạo nội lực bên trong vươn lên để tiếp nhận và tiếp nhận có chọn lọc khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào những năm đầu thế kỷ 21, tạo nền móng vững chắc phát triển y tế và y học Việt Nam hiện đại và bền vững, đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Một số định hướng phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y dược

Phát triển khoa học, công nghệ trong phòng bệnh

Phát triển khoa học, công nghệ nhằm từng bước khống chế và tiến tới thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm ở Việt Nam. Ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS.

Khoa học công nghệ trong sản xuất vacxin, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin, sinh phẩm chẩn đoán, sản xuất thuốc và tách triết các thành phần máu. Ưu tiên công nghệ sản xuất vacxin thế hệ mới, đảm bảo cung cấp đủ các vacxin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt chú trọng vacxin viêm gan B, vacxin sởi, vacxin dại, vacxin thương hạn. Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật dịch tễ học phân tử.

Các kỹ thuật sinh học, xác định nhanh về ngộ độc, kiểm soát và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển khoa học, công nghệ trong khám chữa bệnh

Khống chế và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Ngăn ngừa những bệnh xuất hiện trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển xã hội như bệnh tim mạch, bệnh nghề nghiệp, ung thư, chấn thương, tâm thần, đái tháo đường ... quan tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi, hướng về cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ tới hộ gia đình.

Về chẩn đoán và điều trị, đầu tư phát triển các trung tâm quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Huế phát triển các khoa học công nghệ mũi nhọn ngang tầm quốc tế.

Các trung tâm khu vực: Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Thái Nguyên ... được đầu tư đồng bộ chữa các bệnh có chuyên khoa sâu.

Các trung tâm kỹ thuật cao của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được đầu tư các khoa học công nghệ đồng bộ, phù hợp để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường.

Các bệnh viện huyện được đầu tư một số kỹ thuật phổ cập theo phân tuyến kỹ thuật.

Trạm y tế xã được đầu tư kỹ thuật theo trình độ cán bộ cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chăm sóc sức khoẻ tới hộ gia đình.

Một số khoa học công nghệ ưu tiên: chẩn đoán hình ảnh; cấp cứu hồi sức; khoa học công nghệ cao về tim mạch; kỹ thuật nội soi; các khoa học công nghệ đảm bảo an toàn bức xạ; công nghệ sinh học, công nghệ gien, bệnh học phân tử, các kít chẩn đoán, kỹ thuật vi sinh về kháng sinh đồ, chế phẩm sinh học phục vụ cho điều trị; các chế phẩm sinh học tách triết từ máu và huyết tương; các kỹ thuật hiện đại về hoá sinh, miễn dịch; phát triển phương pháp điều trị ghép tạng và ghép tổ chức [ các loại ghép: thận, gan, tuỷ xương, giác mạc, ghép tim, ghép tuỵ ] cấy điện cực ốc tai, các phẫu thuật chỉnh hình, các khoa học công nghệ cao về nhãn khoa, răng hàm mặt, phục hồi chức năng; hiện đại hoá y học cổ truyền, phát huy cao hiệu quả thuốc nam và châm cứu chữa bệnh.

Phát triển khoa học, công nghệ về Dược

Ưu tiên nghiên cứu và sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu trong nước để phục vụ trong nước, xuất khẩu. ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nguồn nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Bảo vệ và lưu giữ nguồn gien quý hiếm về dược liệu. Ưu tiên phát triển công nghệ bào chế và bao bì. Hoàn thiện các quy trình sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất lên sức khoẻ con người và môi trường.

Nghiên cứu những ảnh hưởng của các hoá chất độc hại do Mỹ đã dùng trong chiến tranh ở Việt Nam, cũng như một số hoá chất, thuốc trừ sâu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp tới con người, bảo vệ môi sinh và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Phát triển khoa học, công nghệ trong khoa học cơ bản và Y học cơ sở

Xây dựng cơ sở khoa học-công nghệ có nền móng khoa học cơ bản và y cơ sở để đón nhận những tiến bộ khoa học-công nghệ tiên tiến vào những năm đầu của thế kỷ 21. Ví dụ: sinh học phân tử, công nghệ thông tin trong Y học, điện sinh học, miễn dịch học, di truyền học, xác định hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm; công nghệ gen và di truyền; kỹ thuật hình thái học, đặc biệt là hình thái học tế bào, siêu cấu trúc, kỹ thuật gen ở mức phân tử; công nghệ laser; công nghệ vật liệu mới.

Khoa học công nghệ tới Y học cổ truyền

Hướng về cộng đồng, nghiên cứu điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng sức khoẻ và mô hình bệnh tật trong nhân dân, là cơ sở để xây dựng kế hoạch nâng cao sức khoẻ nhân dân. Phát triển kỹ thuật thích ứng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nghiên cứu xây dựng nền móng phát triển y học biển.

Khoa học công nghệ về trang thiết bị y tế

Xây dựng các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá trang thiết bị y tế. Tăng nghiên cứu và sản xuất dụng cụ y tế trong nước.

Công nghệ thông tin trong Y-Dược

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng bệnh, khám chữa bệnh, sản xuất và kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, từng bước ứng dụng Telemedicine ở các đơn vị Y tế có khả năng kỹ thuật và kinh tế.

Ứng dụng nhanh chóng công nghệ thông tin trong quản lý y tế và phát triển y học. Khẩn trương đầu tư phát triển công nghệ thông tin y tế, tạo cơ sở khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh và hiệu quả lĩnh vực khoa học công nghệ này trong ngành y tế.

Khoa học công nghệ trong Y xã hội

Nghiên cứu những vấn đề xã hội trong y tế và y học, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường năng lực quản lý y tế, đổi mới và từng bước hoàn thiện những chính sách lớn về y tế nhằm mục tiêu công bằng xã hội và xã hội hoá cao về chăm sóc sức khoẻ. Chú trọng đổi mới kinh tế trong y tế, chính sách viện phí và bảo hiểm y tế, khuyến khích hành nghề y dược tư nhân phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu giải quyết các vấn đề bức xúc về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Y-DƯỢC

Đào tạo cán bộ khoa học

Giải pháp hàng đầu là phải rất coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, đặc biệt đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ lao động kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ hiện đại hoá ngành y dược, thiết thực đáp ứng yêu cầu nâng cao sức khoẻ nhân dân cả hai khu vực chuyên sâu và cộng đồng như hai chân của một cơ thể. Tăng cường năng lực đào tạo trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế, gửi đi đào tạo cán bộ ở các nước có nền y học tiên tiến, kỹ thuật cao nhằm cập nhật kiến thức và trình độ kỹ thuật của thế giới.

Chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.

Đầu tư cho khoa học công nghệ

Tăng cường đầu tư trên cơ sở có quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ cụ thể. Đảm bảo nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy và đồng bộ, lựa chọn ưu tiên phù hợp. Đầu tư cho trang thiết bị song song với đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư cán bộ, ưu tiên chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh, nội soi, các kỹ thuật hồi sức cấp cứu, tim mạch ...

Lồng ghép các nhiệm vụ

Lồng ghép và kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ đầu tư, nghiên cứu khoa học và phục vụ sức khoẻ trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng vốn đã là truyền thống quý của ngành Y. Hướng về cộng đồng, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Mở rộng liên kết với các trung tâm khoa học công nghệ trong nước và ngoài nước.

Sắp xếp mạng lưới các đơn vị sự nghiệp Y tế hợp lý

Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành, tổ chức sắp xếp mạng lưới hệ thống bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế một cách khoa học hợp lý và hiệu quả để phát huy được mọi tiềm năng sẵn có về sức người và sức của trong phát triển khoa học công nghệ. Theo nguyên tắc kết hợp lý thuyết với thực hành, nghiên cứu và đào tạo gắn với phục vụ sức khoẻ nhân dân. Xây dựng các trung tâm y tế và y học tầm quốc gia ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm khu vực như ở miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, các bệnh viện đa khoa trung tâm của tỉnh kết hợp với trung tâm y tế dự phòng hình thành trung tâm kỹ thuật cao của tỉnh.

Xây dựng môi trường pháp lý

Xây dựng một hệ thống chính sách với các văn bản pháp quy chặt chẽ, đồng bộ, nhằm tạo môi trường pháp lý để đảm bảo và thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển nhanh và mạnh.

Xây dựng kế hoạch cụ thể

Các chuyên khoa đầu ngành phải xác định được cụ thể kế hoạch phát triển khoa học công nghệ của chuyên ngành trong giai đoạn từ nay tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để đầu tư có hiệu quả thiết thực và cập nhật quốc tế.

Vai trò của hội đồng khoa học kỹ thuật.

Tiếp tục phát huy vai trò tư vấn về khoa hc công nghệ của hội đồng khoa học kỹ thuật các cấp trong phát triển kỹ thuật công nghệ.

Công tác quản lý khoa học công nghệ

Tăng cường vai trò quản lý khoa học công nghệ các cấp, có năng lực tổ chức thực hiện tốt theo các chương trình nghiên cứu và triển khai các cấp: quốc gia, Bộ, tỉnh, thành và cơ sở. Thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả một số chương trình khoa học công nghệ đã có kế hoạch như chương trình kỹ thuật về công nghệ sinh học, điều tra cơ bản, nâng cao năng lực sản xuất thuốc, chương trình khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam...

Hợp tác quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở trao đổi và hợp tác nhằm tiếp thu và cập nhật được trình độ khoa học công nghệ thế giới về y học, chủ động đầu tư gửi cán bộ đi học nước ngoài theo hướng phát triển khoa công nghệ.

Chăm lo đời sống cán bộ

Chăm lo tốt công tác đời sống cán bộ khoa học, giúp họ yên tâm phát triển khoa học công nghệ là rất quan trọng.

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG BỆNH VIỆN

Đào tạo liên tục và nghiên cứu khoa học của cán bộ chuyên môn ngành y nói chung và của cán bộ chuyên môn trong bệnh viện nói riêng nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học phát triển một cách có kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Đào tạo là gì?

Đào tạo là quá trình liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.

Các hình thức đào tạo

Đào tạo gồm rất nhiều các hình thức khác nhau, thông thường như:

Đào tạo ban đầu trong nhà trường

Đào tạo nâng cao trình độ, cấp bậc [ sau/trên đại học ....]        

Đào tạo lại hay đào tạo liên tục.

Tự đào tạo

Đào tạo từ xa

Sinh hoạt chuyên môn.

Quy trình quản lý đào tạo

Trong bài này, nhấn mạnh vào qui trình quản lý đào tạo sau/trên đại học và đào tạo liên tục phù hợp với việc quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các đối tượng đang công tác trong bệnh viện.

Xác định nhu cầu đào tạo 

Xác định nhu cầu đào tạo là việc xác định xem ai cần được nâng cao về kiến thức - kỹ năng và thái độ về cái gì trước yêu cầu của công việc.

Xác định nhu cầu đào tạo bao gồm:        

Phân tích công việc:

Nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của công việc.

Trước yêu cầu của công việc cần thực hiện, đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định theo yêu cầu của chương trình đào tạo và được đánh giá bằng các đợt kiểm tra và thi tốt nghiệp. Nhưng trước yêu cầu của công việc đòi hỏi ngày một chuyên sâu, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật người cán bộ phải không ngừng được nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc được tốt hơn.

Việc xác định nhu cầu đào tạo là quá trình phân tích chi tiết các yêu cầu của công việc, liệt kê các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện, tiêu chuẩn cần phải đạt của các nhiệm vụ: thao tác kỹ thuật nghề nghiệp. Trước yêu cầu công việc đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức - kỹ năng - thái độ ở một mức độ như thế nào để hoàn thành tốt công việc.

Phân tích đối tượng:

Phân tích đối tượng là xác định về một số đặc trưng của đối tượng đào tạo như giới, tuổi đời, nghề, chuyên khoa, chức vụ, đơn vị công tác ... để có thể hỗ trợ cho việc xác định đúng đối tượng nào cần được đào tạo là có hiệu quả cao.

Xác định sự thiếu hụt về kiến thức - kỹ năng - thái độ của đối tượng trước yêu cầu của công việc cần thực hiện có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau [không trình bày ở đây].

Việc xác định nhu cầu đào tạo không đúng khi không có sự phù hợp giữa: nội dung đào tạo và đối tượng đào tạo. Việc này tạo nên sự lãng phí các nguồn lực có được.

Xác định chương trình và nội dung đào tạo.

Xác định chương trình và nội dung đào tạo phù hợp cho đối tượng đào tạo về:

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo 

Phương pháp đào tạo

Thời gian đào tạo

Trong bài này không đi sâu vào việc xây dựng một chương trình và nội dung đào tạo.

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Một kế hoạch đào tạo phải bao gồm: đối tượng, mục tiêu, chương trình, hình thức, thời gian, địa điểm và kinh phí đào tạo.

Mẫu phiếu quản lý đào tạo

ĐTĐT

M.tiêu/C.trình

Hình thức

Thời gian

Địa điểm

Kinh phí

Kết quả yêu cầu

1.......

..........

ĐTĐT * chi tiết gồm: Họ và tên đối tượng, tuổi đời, nghề, chuyên khó, chức vụ, đơn vị công tác.

Theo dõi, giám sát hỗ trợ

Theo dõi giám sát hỗ trợ đào tạo là nhiệm vụ của các nhà quản lý đào tạo các cấp trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt.

Mục tiêu theo dõi, giám sát hỗ trợ là tạo điều kiện tốt nhất cho kế hoạch được thực thi một cách hiệu quả nhất trong điều kiện có được.        Nội dung theo dõi, giám sát hỗ trợ bao gồm:

Thúc đẩy, hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động, nội dung của kế hoạch đào tạo và có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tại.  - Xác định quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo có gì khó khăn, vấn đề tồn tại là gì và nguyên nhân nào. 

Đưa ra các giải pháp và quyết định giải quyết vấn đề để kế hoạch được thực hiện hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đánh giá là bước xem xét lại các mục tiêu của kế hoạch [hay dự án, chương trình] có đạt được hay không.

Đánh giá bao gồm đánh giá kế hoạch và đánh giá thực hành công việc [Performance assessment] sau khi đối tượng được đối tượng.

Đánh giá kế hoạch đào tạo cũng cần được thực hiện ngay mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch [gắn với giám sát hỗ trợ] nhằm xác định các mục tiêu trung gian hay giai đoạn có đạt được hay không. Điều này giúp cho việc phân tích các nguyên nhân thành công hay thất bại của kế hoạch đào tạo.

Đánh giá thực hành công việc và đánh giá hiệu quả cần được các nhà chuyên môn xây dựng bảng danh mục và tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá việc áp dụng các Kiến thức

Kỹ năng của đối tượng đào tạo, có thể so sánh trước khi và sau khi được đào tạo.

Báo cáo đánh giá cần được hoàn thiện sau mỗi kế hoạch hoạt động nhằm xác định rõ các mục tiêu đã đạt được và mục tiêu chưa đạt được vì các nguyên nhân gì.

Các văn bản về đào tạo.

Các văn bản về quản lý đào tạo là các quy định pháp quy của Nhà nước

[ví dụ: cấp bộ được ban hành văn bản pháp quy dưới dạng Thông tư] về việc đào tạo một loại hình cán bộ y tế hoặc hình thức đào tạo nhất định. Phần lớn các văn bản này đề cập đến việc đào tạo các đối tượng chính quy, tập trung hay tại chức, sau và trên đại học [ Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa cấp I, cấp II ] trong các trường đại học và trung học. Đối với các hình thức đào tạo liên tục hay đào tạo bổ túc thường có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo. Nhưng từng đơn vị cũng cần tự xác định nhu cầu đào tạo liên tục và phát triển các hình thức đào tạo phù hợp cho đơn vị mình như: hội thảo chuyên ngành, sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, lớp tập huấn, giao ban, hội thi tay nghề, cung cấp tài liệu và tổ chức đọc tài liệu để không ngừng nâng cao chất lượng công việc đảm nhiệm.

NỘI DUNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Xác định vấn đề nghiên cứu

Các vấn đề cần giải quyết bằng nghiên cứu khoa học là các vấn đề nêu ra chưa có giải pháp hay câu trả lời cụ thể trong tình hình hiện tại.

Các vấn đề định hướng nghiên cứu có thể phân loại như sau:

Nghiên cứu về chỉ tiêu sức khoẻ, về các hình thái bệnh tật và tử vong.

Nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ.

Nghiên cứu về hệ thống y tế, cơ chế hoạt động, kinh tế - xã hội và hiệu quả phục vụ.

Nghiên cứu về ứng dụng, triển khai các kỹ thuật, công nghệ hiện đại.         

Các nghiên cứu cơ bản làm tiền đề cho khoa học kỹ thuật phát triển.

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu gồm các nội dung chủ yếu như sau:

Tên đề tài hay dự án nghiên cứu, triển khai.      

Mục tiêu nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, có thể có giả thiết nghiên cứu.

Nội dung và tiến độ triển khai kế hoạch nghiên cứu.

Sản phẩm nghiên cứu.

Dự toán kinh phí và vật tư phục vụ nghiên cứu.

Quản lý đề tài khoa học - công nghệ 

Tác giả đề xuất đề tài nghiên cứu hoặc tổ chức, cá nhân đặt hàng nghiên cứu.

Đăng ký nghiên cứu đề tài ở các cấp thích hợp, như cấp nhà nước [ do Bộ Khoa học Công nghệ xét duyệt ], cấp Bộ [ do Bộ trưởng xét duyệt ], cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương [ do Sở Khoa học Công nghệ xét duyệt ], cấp cơ sở [ do Thủ trưởng đơn vị xét duyệt] .

Việc xét duyệt đề tài phải dựa vào một số tiêu chuẩn như tính cấp thiết, tính thực tiễn, sự ưu tiên vì nhiệm vụ chung, tính khả thi, quy mô đề tài, ... được xét duyệt thông qua đề cương nghiên cứu của đề tài. Thông thường, việc xét duyệt đề tài ở cấp nào thì cấp đó thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật để tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định.

Cấp kinh phí và giám sát hỗ trợ thực hiện đề tài.

Đề tài được quản lý ở cấp nào thì cấp đó cấp kinh phí và cùng đơn vị chủ trì đề tài tiến hành giám sát hỗ trợ việc triển khai thực hiện đề tài.  Tuy nhiên, nếu nguồn kinh phí cấp không đủ so với yêu cầu của đề tài thì đơn vị có thể huy động các nguồn lực khác để thực hiện đề tài [ nguồn của đơn vị, hay hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo đúng quy định ].

Nghiệm thu, đánh giá đề tài.

Đề tài được quản lý ở cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm ra quyết định nghiệm thu, đánh giá đề tài. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài tổ chức nghiệm thu, đánh giá đề tài và báo cáo toàn bộ kết quả đề tài về các cơ quan, đơn vị quản lý đề tài.

Công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu.

Đề tài sau khi đã được nghiệm thu, đánh giá đạt mục tiêu đề ra thì đơn vị chủ trì đề tài có quyền công bố kết quả đề tài ở trong nước và nước ngoài theo quy định. Quyền tác giả được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG KỸ THUẬY MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Thẩm quyền cho phép áp dụng lần đầu kỹ thuật mới, phương pháp mới

Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức thẩm định và cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng lần đầu đối với:

Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng nhưng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam;

Giám đốc Sở Y tế tổ chức thẩm định và cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa bàn quản lý áp dụng kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đã áp dụng tại Việt Nam, nhưng lần đầu tiên áp dụng tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới

Nhân lực.

Cán bộ thực hiện kỹ thuật cao, phương pháp mới là yếu tố quyết định thành công của kỹ thuật. Vì vậy, về nhân lực thực hiện kỹ thuật cao, phương pháp mới phải đảm bảo các điều kiện:

Có trình độ chuyên sâu, kiến thức rộng, nắm bắt và làm chủ được công nghệ kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán và điều trị mới.

Được đào tạo và được cấp văn bằng, chứng chỉ về thực hành công nghệ kỹ thuật cao, phương pháp mới do nơi có thẩm quyền đào tạo cấp; hoặc hợp đồng chuyển giao kỹ thuật với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước [phối hợp thực hiện kỹ thuật cho đến khi có thể triển khai độc lập].

Cơ sở vật chất.

Nơi thực hiện được đặt tại vị trí thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật, phương pháp mới.

Có phòng thực hiện kỹ thuật, số lượng phòng, diện tích phòng, tiện nghi điện nước, vệ sinh vô khuẩn.

Phòng thực hiện kỹ thuật phải được thiết kế đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của kỹ thuật.

Trang thiết bị

Trang thiết bị đảm bảo chất lượng để thực hiện kỹ thuật chính xác, hiệu quả.

Phải có kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo trì và hiệu chỉnh để đảm bảo chính xác và an toàn cho người sử dụng và người bệnh.

Có danh mục và chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, thuốc men hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện kỹ thuật và xử trí tai biến nếu có.

Phải có quy định, hướng dẫn xử trí trong trường hợp có tai biến và dự phòng thuốc cấp cứu.

Có danh mục các hoá chất chuyên dụng cho kỹ thuật và các yêu cầu khử khuẩn dụng cụ.

Bảo đảm có đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người thực hiện kỹ thuật.

Bảo đảm an toàn, vệ sinh tại chỗ và môi trường xung quanh.

Khả năng đáp ứng, tính bền vững của kỹ thuật.

Hiệu quả chuyên môn: Mọi đối tượng người bệnh đều được tiếp cận những kỹ thuật cao, phương pháp mới.

Hiệu quả kinh tế: Chi phí cho việc thực hiện kỹ thuật không quá lớn nhưng bảo đảm đủ chi trả cho các quá trình thực hiện kỹ thuật [vật tư tiêu hao, khấu hao thiết bị, thuốc men, hoá chất, điện nước, con người].

Bảo đảm tính bền vững của kỹ thuật, phương pháp mới triển khai đưa vào thực hiện thường quy. Quá trình thực hiện cần phải có lộ trình theo dõi, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm và báo cáo kết quả với Hội đồng khoa học và y đức của cơ sở và Bộ Y tế.

Hồ sơ đề nghị áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới bao gồm

Đơn đề nghị áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới

Tài liệu chứng minh tính hợp pháp, bằng chứng lâm sàng, tính hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh của kỹ thuật, phương pháp mới đối với trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng nhưng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Đề án triển khai áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị, hiệu quả kinh tế, quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng và phương án triển khai thực hiện.

Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận của người hành nghề có liên quan đến kỹ thuật, phương pháp mới.

Hợp đồng do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài chuyển giao kỹ thuật, phương pháp mới.

Thông qua Hội đồng khoa học, kỹ thuật và y đức.  Hội đồng khoa học, kỹ thuật và y đức tại cơ sở tổ chức đánh giá kỹ thuật, phương pháp mới áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, sự đầu tư của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ khoa học và công nghệ và các Bộ, Ngành, sự nghiệp khoa học công nghệ trong y tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Ban đầu là thông qua các đề tài khoa học, nhiều khoa học hiện đại và kỹ thuật Y học tiên tiến được áp dụng thành công ở nước ta. Từ đó, các nhà y học Việt Nam đã triển khai, nhân rộng và trở thành kỹ thuật thường quy nhiều kỹ thuật cập nhật các nước tiên tiến trong khu vực, phòng chống được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, cứu chữa được nhiều người bệnh mà trước kia Việt Nam phải bó tay, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của y - Dược, để khoa học, công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy Y tế và Y học của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Dược

Luật Bảo hiểm y tế

Luật Lao động

Nghị định 62/2009/NĐ - CP ngày 27/7/2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế 

Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 về công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

Quyết định153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 

Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế

Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các Danh mục: dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; thuốc BHYT; VTYT

Kiểm tra bệnh viện 2008, 2009, 2010

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ v/v Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến 2010 và  tầm nhìn đến 2020

Thông tư số 23/2005/TT-BYT Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế

Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước

Luật cán bộ, công chức  16. Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các cơ sở sự nghiệp y tế:

Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2008. 

Video liên quan

Chủ Đề