Chồn hương rừng giá bao nhiêu

(Dân trí) - Từ 3 con chồn hương mua lại của người đi rừng, anh Khánh tìm tòi, mày mò cách nuôi và chăm sóc để loại động vật rừng này sinh trưởng và phát triển tốt, giúp anh kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm.Kể về cơ duyên gắn bó với công việc nuôi cầy vòi hương (hay còn gọi là chồn hương), anh Nguyễn Hữu Khánh (SN 1986, trú tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho biết, năm 2013 anh mua lại 3 con chồn hương của người đi rừng về nuôi thả trong nhà cho vui.

Để nắm được cách chăm sóc chồn hương, anh Khánh phải mày mò, tìm hiểu. Thời điểm đó, do còn ít người nuôi chồn hương nên anh Khánh khó học hỏi trực tiếp. Những lúc chồn bị bệnh, anh Khánh đều tự nghiên cứu, tìm cách chữa bệnh cho chồn.

Nhận thấy sức tiêu thụ và hiệu quả từ việc nuôi chồn hương mang lại, anh Khánh quyết định đầu tư mở rộng trang trại. Qua tìm hiểu, anh Khánh biết được chồn hương là động vật rừng, muốn nuôi thì phải được cấp phép.

Chồn hương rừng giá bao nhiêu

Anh Khánh giới thiệu về trang trại nuôi chồn hương của mình (Ảnh: Khánh Hồng).

Năm 2017, anh Khánh quyết định nghỉ công việc ở một khách sạn, đầu tư 100 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua thêm mấy cặp chồn hương về nuôi. Anh cũng chính thức làm thủ tục và được cơ quan chức năng cấp phép cho nuôi chồn hương.

Chồn hương anh Khánh nuôi chủ yếu để bán giống. Khách hàng của anh ở mọi miền đất nước, trong đó chủ yếu là ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Nhiều người dân trong vùng thấy anh Khánh nuôi chồn hương hiệu quả cũng lấy giống từ trang trại của anh về nuôi.

"Số chồn hương sinh ra chỉ đủ cung cấp chồn giống chứ không đủ để bán chồn thương phẩm. Một số nhà hàng có nhu cầu đặt mua nhưng tôi không hàng có để cung cấp", anh Khánh nói.

Chồn hương rừng giá bao nhiêu

Chồn hương được anh Khánh nuôi nhốt theo chuồng, mỗi chuồng khoảng 1-3 con (Ảnh: Khánh Hồng).

Nuôi chồn hương bán giống, 8X bỏ túi nửa tỷ đồng mỗi năm

Năm 2018, anh Khánh có làm cà phê chồn. Tuy nhiên, chỉ làm được một thời gian thì anh nghỉ và tập trung vào việc nuôi chồn giống bởi làm cà phê chồn mất nhiều thời gian, trong khi bán chồn giống khỏe hơn mà hiệu quả kinh tế vẫn cao.

Theo anh Khánh, chồn hương chủ yếu bị bệnh tiêu chảy, dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tụ huyết trùng. Vì vậy, để phòng bệnh cho chồn hương, anh không nuôi chó, mèo bị bệnh cùng với chồn hương. Anh nhấn mạnh, cần có khu vực riêng để nuôi những con chồn hương bị bệnh, tránh lây chéo nhau.

Chồn hương rừng giá bao nhiêu

Theo anh Khánh, việc nuôi chồn hương khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Khánh Hồng).

Theo anh Khánh, việc nuôi chồn hương khá đơn giản. Mỗi ngày, anh bắt đầu bằng công việc dọn chuồng trại, sau đó cho chồn ăn sáng; chiều cho chồn ăn thêm một lần nữa.

Thức ăn của chồn hương là các loại trái cây chín có vị ngọt (chủ yếu là chuối chín) và cháo, cá sống…

"Thực ra, để có được thành quả như ngày hôm nay, tôi phải mất 3 năm để tìm hiểu, nghiên cứu cách chăm sóc cũng như trị bệnh cho chồn hương. Có những thời điểm, chồn bị chết, tôi nhiều đêm mất ngủ vì chồn", anh Khánh nói.

Chồn hương rừng giá bao nhiêu

Mỗi năm, anh Khánh xuất chuồng khoảng 100 con chồn giống, thu lãi 400-500 triệu đồng (Ảnh: Khánh Hồng).

Trang trại của anh Khánh có diện tích 400m2 và hiện đang có 100 con chồn hương. Chồn hương sinh sản chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 10. Mỗi năm, trang trại xuất chuồng khoảng 100 con. Giá mỗi cặp chồn hương giống khoảng 8-9 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm, anh Khánh thu lãi 400 - 500 triệu đồng từ nghề nuôi chồn hương.

Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn cho biết, mô hình nuôi chồn hương của anh Khánh đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã. Địa phương đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này để tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

Đàn chồn hương của anh Võ Văn Tiến (ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) ăn chuối, cá, thằn lằn. (Ảnh: Hữu Chí/TTXVN)

Mô hình nuôi chồn hương, hay còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp, của anh Võ Văn Tiến tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) đã giúp gia đình anh thu lợi nhuận từ 150-200 triệu đồng/năm trở lên.

Năm 2013, anh Tiến bắt đầu nuôi thử nghiệm với 2 cặp chồn hương từ giống mua của người bạn. Ban đầu, dự kiến nuôi cho vui nhưng sau khi tìm hiểu thông tin về loài vật này, anh Tiến thấy chồn hương là loài dễ nuôi nên nảy sinh ý tưởng nhân rộng đàn chồn.

Để biết tập tính của chồn hương, anh Tiến đã tìm hiểu qua cách nuôi ở trang trại của người bạn và tham khảo tư liệu trên mạng internet. Khi có kiến thức chăm sóc, năm 2014, anh Tiến bắt đầu mua thêm chồn hương giống để phát triển đàn nuôi.

Trang trại của anh Tiến được chia ra làm hai khu, một khu nuôi chồn hương thương phẩm (chồn thịt) và một khu nuôi chồn hương giống (chồn bố mẹ).

Khu nuôi chồn thương phẩm được tham quan thoải mái, nhưng khu nuôi chồn giống thì hạn chế tối đa người lạ để cách ly tuyệt đối với bên ngoài và bảo đảm môi trường yên tĩnh. Chồn hương trang trại được nuôi trong những chiếc chuồng 2 tầng.

Mỗi tầng cao từ 0,7-0,8m bằng gỗ kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn để chồn không chui ra ngoài. được. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy bằng các tấm gỗ nhẵn, khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân.

[Hiệu quả từ nuôi thâm canh lươn đồng theo công nghệ tuần hoàn nước]

Theo anh Tiến, chồn hương thích ăn các loại côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, thằn lằn và một số loại quả đu đủ, chuối chín, càphê… hoặc cơm.

Hiện nay, anh đang thử nghiệm nuôi một số chồn con bằng thức ăn viên công nghiệp (mỗi ngày 1 lần vào lúc 16 giờ) để hạn chế dịch bệnh đường tiêu hóa.

Kinh nghiệm của anh là chú trọng đến cách chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống để phòng bệnh cho chồn hương.

Đàn chồn hương của anh Tiến hiện có 80 cặp chồn bố mẹ với chu kỳ sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 3-7 chồn con, tùy theo cách chăm sóc và cung cấp thức ăn trong mùa động dục từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Hiện nay, anh Tiến bán chồn hương giống khoảng 3 tháng tuổi trở lên với giá từ 10 triệu đồng/một cặp, tùy theo kích thước và trọng lượng.

Chồn hương thương phẩm từ 2,5 kg trở lên được bán với giá từ 1,4 -1,5 triệu đồng/kg. Lợi nhuận từ bán chồn hương giống và thịt đạt từ 150-200 triệu đồng/năm trở lên.

Chồn hương rừng giá bao nhiêu
Đàn chồn hương của anh Võ Văn Tiến sinh sản mỗi năm 2 lứa. (Ảnh: Hữu Chí/TTXVN)

Nhờ chăm sóc tốt nên chồn hương giống và chồn thương phẩm của anh Tiến đạt tiêu chuẩn nên nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đặt mua, hàng không đủ để cung cấp.

Theo lãnh đạo xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, mô hình nuôi chồn hương của anh Tiến vừa đảm bảo tính hợp pháp vì có giấy phép của ngành chức năng lại vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nuôi.

Thời gian tới, anh Tiến sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại nuôi chồn hương và sẽ kêu gọi một số người thân, bạn bè tham gia nuôi chồn hương để hướng đến thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã nhằm tạo dựng thương hiệu chồn hương Gò Công. Qua đó, tập trung liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong tiêu thụ chồn giống và chồn thịt./.