Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Tập 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối MỞ ĐẦUTác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một côngtrình nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trong những tácphẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác phẩm ra đời vào những năm đầu của thếkỷ XX, không chỉ bắt nguồn từ những biến động chính trị của nước Nga mà còn để đấutranh chống lại những người theo chủ nghĩa Makhơ – một trường phái với tên gọi “chủnghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Ngalúc bấy giờ. Đây cũng là một trong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kếthừa tinh thần phê phán và cách mạng của C.Mác và Ph. Ăngghen trước đó. Với tác phẩmnày, thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ,V.I.Lênin đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất của triết học Mác,trong đó nổi bật nhất là những vấn đề của chủ nghĩa duy vật. Đó là cách Lênin phát triểnchủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, gắn với những điều kiện thực tiễn của nước Ngatrong những năm đầu thế kỷ XX.Cho đến nay, tác phẩm đã ra đời được hơn 100 năm nhưng những người học tập vànghiên cứu vẫn thấy cần tiếp tục nghiên cứu tác phẩm. Điều đó không chỉ góp phần tìmhiểu chủ nghĩa Mác mà còn kế thừa tinh thần cách mạng, khoa học của những người sánglập chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới. Trong giới hạn của một tiểu luận triết học, tui xinđi sâu vào phân tích một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đượcLênin trình bày trong tác phẩm.NỘI DUNG1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩmTác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ra đời vào đầu thếkỷ XX, được Lênin viết trong vòng 9 tháng [từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908] tạiGiơnevơ và Luân Đôn, sau đó được xuất bản ở Matxcơva với số lượng lớn. Để viết tácphẩm này, Lênin đã tập hợp khoảng 200 tài liệu từ nhiều thứ tiếng khác nhau.Tác phẩm ra đời bắt nguồn từ những nhu cầu cấp bách cả về mặt học thuật và thựctiễn nước Nga những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1905 – 1907, cuộc cách mạng vô sản Ngathất bại. Chính phủ chuyên chế Nga hoàng thực hiện cuộc đàn áp những người làm cáchmạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cách mạng dân chủ đã thu được. Lợi dụng cơ hộiđó, những kẻ phản động đã lôi kéo quần chúng khiến họ xa rời cách mạng và có tư tưởngthỏa hiệp. Những kẻ phản động đó cũng tiến hành tấn công phong trào cách mạng cả trênlĩnh vực chính trị, kinh tế lẫn tư tưởng.Về chính trị, trước sự thoái trào của cách mạng, một số trí thức là đảng viên Đảngdân chủ - xã hội và một số người trong giai cấp tư sản vốn là đồng minh của cách mạngđã chao đảo, mất phương hướng, rời bỏ hàng ngũ đi theo chế độ chuyên chế Nga hoàng.Điều đó cũng ảnh hưởng đến những người thuộc phái Mensêvich cũng sa sút tinh thần,hoảng sợ. Lúc này ở Nga dấy lên phong trào chống Đảng, đòi thủ tiêu Đảng và có xuhướng thỏa hiệp với bọn phản động, chống lại cách mạng.Về tư tưởng, bọn phản động và cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét lại chủ nghĩaMác. Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907 chứng tỏ học thuyết Mácvề cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểm của Mác về các hình thái kinh tế -xã hội cũng bị phá sản. Trong thời kỳ này, ở Nga, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đã trỗidậy mạnh mẽ. Nhiều người đã phủ nhận tính quy luật trong quá trình phát triển của tựnhiên cũng như của xã hội loài người, đồng thời phủ nhận luôn cả khả năng nhận thứccủa con người. Trong giới tư sản Nga đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới – thuyết tìmthần. Đây là một trào lưu triết học – tôn giáo phản động khi cho rằng nhân dân Nga đãmất Chúa và cần tìm lại Chúa. Đại biểu tiêu biểu của trào lưu này là Bôgđanốp,Iuskêvich, Valentinốp… Đứng trước cuộc tấn công đồng loạt như vây bủa của bọn phảncách mạng, việc giữ vững niềm tin cách mạng của quần chúng, phê phán thế giới quan

Xem link download tại Blog Kết nối!

Video liên quan

Chủ Đề