Chửi yêu là gì

3. Mắng yêu

Có một số từ hội trong khi diễn đạt ý lại còn thể hiện ca hình như tán mỹ hỉ ái [thông thường là bao nghĩa], tăng hận yếm ố [thông thường là biếm nghĩa]... Bình thường con người yêu ghét phân minh dùng từ đạt ý bao biện thích đáng [bao là khen, đề cao, biếm là chê, hạ thấp - ND]. Nhưng thay đổi sắc thái thì phá vỡ quy luật này cố ý làm cho bao biếm đan xen, ra vẻ như không rõ thị phi, không biết tốt xấu, thực chất lại khiến cho yêu ghét được diễn đạt mãnh liệt hơn mà lại hóm hỉnh, ý vị thâm trầm.

Có một vị giáo sư ngoại quốc tự xưng là "Trung Quốc không" [chuyên gia về Trung Quốc cái gì cũng biết] khi giảng bài cho học trò đã nói: “Người Trung Quốc gọi đồ vật là,đông tây" như bàn ghế, phích nước, ti vi. Nhưng động vật có sinh mệnh thì không gọi là đông tây" như sâu bọ, cá mú, thú vật con người. Cho nên anh và nó không phải là đông tây", Tôi cố nhiên không phải là "đông tây [Đông tây không phải là hướng đông hướng tây là có nghĩa là “cái" như cái bàn, cái ghê- ND]

Trong Hán ngữ, từ "Đông tây" có sắc thái ba loại hình cam: bao nghĩa, biếm nghĩa và trung tính. Vị giáo sư đáng yêu này muốn dùng sắc thái trung tính của từ, “đông tây", không hề nghĩ đến sắc thái biếm nghĩa mang ý chê bai: đánh giá thấp. Khi nói con dao, cái bàn là những "đông tây" thì "đông tây!' mang nghĩa trung tính chỉ đồ vật. Khi dùng từ "đông tây" chỉ người là mắng người ta là đồ vật vô tri vô giác. Vị giáo sư nọ đã không hiểu thấu cái sắc thái của từ này nên dẫn ví dụ tôi không phải là đông tây, đã vô tình tự thóa mạ mình.

Trong quan hệ giao tế thân mật thường dùng từ biếm nghĩa để khen, để tỏ ra gần gũi thân thiết với nhau theo kiểu mắng yêu, thương cho roi cho vọt. Giữa bạn thân thường hay bảo nhau "cậu quá

tàn nhẫn", "cậu quá vô nhân đạo", "không nên bóc lột quá đáng", cậu hơi có vẻ Hoàng Thế Nhân, "thằng quỷ này"... Trong quyển Vi Thành có câu: Anh [Phương Hồng Tiện] kháng nghị vô hiệu quả, Tô Tiểu thư nói sao lành vậy anh chỉ còn có cách phục tùng sự độc tài đầy thiện ý này." Trong cuốn Câu chuyện ban biên tập viết: Ngưu đại thư nói: Đó là thời đại của thế hệ Lôi Phong, lúc bấy giờ muốn làm việc tốt thì giống như làm giặc." Những câu này đều dùng từ biếm nghĩa thành từ bao nghĩa. Cách vận dụng phản ngữ này tương đối điển hình trong các cuộc đấu khẩu giữa các bạn tình nam nữ. Có nhà văn gọi đó là "ngôn ngữ luyến ái đụng xe". Những người đã từng sử dụng ngôn ngữ đụng xe đó đều biết lạc thú ở chỗ đụng đàng tây, đụng đàng đông, anh công em thủ. Với nhiều cặp uyên ương nhất là những người có trình độ văn hóa cao thì đấu khẩu là một loại trò chơi đụng xe đặc sắc.

Trong tiểu thuyết Lạc mộng của cố văn sĩ Đài Loan là Huyền Tiểu Phật đã miêu thuật một cuộc đấu khẩu giữa Đái Thành Hào và Cốc Tuần như sau:

- Anh không biết tại sao em không ôn nhu một chút?

- Em cũng không biết tại sao anh không ôn hòa một chút?

- Được rồi... em thiêu nhu anh thiếu hòa, như vậy không khí gữa chúng ta thiếu cái trò chơi nhu hoà.

- Anh muốn chế tạo ra nó ư?

- theo em thì sao?

- Tuỳ anh.

- Về sau em có thể on như một chút thì ôn nhu một chút.

- Anh có thể ôn hoà một chút thì ôn hoà một chút.

- Chúng ta yêu nhau 4 năm thì chúng ta cũng cãi nhau 4 năm.

- Thủ phạm là Đái Thành Hào.

- Cốc tuần là thủ phạm.

- Ít ra anh cũng đáng chết, tương đối cấu chơi.

Rõ ràng đôi tình nhân này tin cậy nhau, yêu nhau sâu sắc nhưng đều có tính cách độc lập không ai chịu khuất phục ai. Ai cũng muốn cải tạo đối phương ai cũng không thể tự cải tạo. Nhưng qua những lời nói ăn miếng trả miếng của họ ta có thể thấy họ khoan dung cho nhau.

Tương tri, đó là điều chúng ta cảm nhận sâu sắc qua lời nói của họ. Đoạn văn này phản ánh xuất sắc những đặc điểm của đối khẩu giữa bạn tình.

Một là tính mơ hồ của mục đích. Đấu khẩu bạn tình không phải để giải quyết vấn đề cụ thể nào, đưa ra quyết định quan trọng nào mà chỉ mượn tính va chạm của ngôn ngữ để kích động tình cam, đạt được sự tương tri và tương thông của hai qủa tim. Bạn tình có thể tranh luận bất phân thắng loại vì một câu nói vô thưởng vô phạt hay vì một việc con con không đáng kể, người ngoài cuộc không hiểu nổi cái ảo diệu và lạc thú ẩn tàng bên trong. Hai là hình thức rất chua ngoa. Đấu khẩu bạn tình nhìn bên ngoài rất giống với cãi nhau. Anh nói qua, em nói lại. Anh chế giễu em, em moi móc anh không ai nhượng ai kẻ tám lạng người cửa cân. Nhưng hoàn toàn khác với cãi nhau. Khi đấu khẩu. Cả hai bên đều thoải mái thốt ra những lời gay gắt. Tình yêu là bức màn bảo vệ cho nên đấu khẩu thành ra một loại kích thích, một loại ma sát niềm vui vẻ không chút nguy hiểm trở thành phương thức tốt nhất để biểu hiện thân mật nũng nịu.

Không khó gì không tưởng tượng ra khi Cốc Tuần nói "ít ra anh cũng đáng chết: tương đối xấu chơi" thì mặt mày rạng rỡ tươi cười tinh nghịch. Nếu như nói câu này với thái độ lạnh như bình thì sẽ không còn là đấu khẩu mà là nhục mạ.

Hồi 19 trong hồng Lâu Mộng miêu tả Bảo Ngọc đến phòng Đại Ngọc thấy Đại Ngọc đang ngủ bèn lay gọi dậy. Đại Ngọc nói: "Anh đi quấy phá ở chỗ khác đi, một chốc nữa hãy trở lại”. Bảo Ngọc lay mạnh và nói: "Anh đi đâu đây? Thấy người khác là chán ốm". Đại Ngọc xùy một tiếng cả cười bảo rằng: "Anh đã muốn ở đây thì cử ngồi

thẳng đàng hoàng, chúng ta nói chuyện với nhau vậy," Bảo Ngọc đáp: "Anh đang ngã nghiêng đây". Đại Ngọc nói: "Ngã nghiêng thì cứ ngã nghiêng”. Bảo Ngọc nói: "Không có gối hai ta cùng gối chung một gối vậy". Đại Ngọc bảo: "Đồ trứng thối! Bên ngoài có cái gối đấy, lấy mà gối". Bảo Ngọc liếc nhìn rồi quay lại cười nói: “ Anh không cần chiếc gói đó, không biết của con mụ bẩn thỉu lào." Đại Ngọc nghe nói bèn trừng mắt ngồi dậy cười bảo ràng: "Anh thật là thiên quỉ tinh" trong mệnh của em! Hãy gối chiếc gối này." Đại Ngọc đưa chiếc gối của mình cho Bảo Ngọc, lấy chiếc khác cho mình.

Đoạn đấu khẩu này nhằm cướp chiếc gối, việc rất nhỏ, lời nói cũng là những lời thường ngày, hơn nữa Đại Ngọc mắng không chút khách khí. Nếu là quan hệ nam nữ bình thường thì lời nói đó sẽ tổn thương hòa khí nhưng đối với đôi tình nhân thì đánh lại là thương, mắng là yêu. Đấu khẩu chỉ là một phương thức biểu lộ tình yêu một cách sinh động linh hoạt, cho nên Bảo Ngọc và Đại Ngọc đấu khẩu mà không đấu khí, trái lại càng đấu càng đấu khẩu không chỉ là trò chơi ngôn từ mà còn là một phương thức tinh diệu hữu hiệu xóa bỏ đụng độ giữa hai tình nhân. Tỉ dụ như anh cùng bạn tình đi du lịch dã ngoại rất không thuận lợi hoặc đi nhầm đường, hoác lỡ bữa cơm, lúc đó bạn gái sẽ chẩu môi trách rằng: "Ái da, sao cứ đi với anh thì gặp toàn chuyện rủi ro?" Đối với lời trách móc đó anh chớ giận mà nói rằng: "Chê anh không tốt thì tìm người khác". Như vậy hai bên sẽ khó chịu và tổn thương tình cảm. Anh nên đấu khẩu với nàng đại để

- Đúng đấy, chúng ta là vợ chồng trời định mà!

- Thế nào là vợ chồng trời đinh? Vợ chồng thì rủi ro sao?

- Vợ chồng thì phải cùng hoạn nạn Em nghĩ xem, không có em bên cạnh anh làm sao vui qua được những rủi ro đó?

Tất nhiên nàng sẽ không giận anh nữa.

Vì đấu khẩu là một trò chơi ngôn từ thú vị cho nên cũng có những quy tắc như bất kỳ trò chơi nào, xin các đôi tình nhân lưu ý.

1. Phải chắc chắn tình yêu đã sâu đậm.

Nói chuyện có nguyên tắc chung là "Thiểu giao bất khả thấm ngôn [tình cảm nông cạn chớ nói lời sâu đậm].

Câu nói này thích hợp cho cả luyến ái. Nếu như hai bên còn ở trong giai đoạn tìm hiểu, tình cảm còn mơ hồ, muốn dùng phương thức đấu khẩu để tăng tình thân mất thì phải tìm kiếm một chủ đề chung chung, không liên quan tình cảm đôi bên hay cá tính đôi bên, ví dụ như tranh luận về ở thành phố lớn hay ẩn cư chốn sơn lâm đâu tốt hơn, tranh luận người thuận tay phải hay người thuận tay trái ai thông minh hơn... Như vậy hai bên không bị gò bó, hệ số an toàn hơn. Còn nếu như tình đã thâm, nghĩa đã nặng, hai bên đã hiểu tương đối rõ cá tính của nhau thì có thể giả vờ mắng nhau, không còn cấm ky nào nữa.

2. Tốt nhất không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương.

Đấu khẩu tình nhân rất thích dùng lời lẽ hóm hỉnh châm chọc đối phương thường không tránh khỏi khoa trương và chọc xấu. Nhưng khoa trương và chọc xấu cũng vẫn phải chiếu cố lòng tự trọng cửa đối phương. Tốt nhất không nói đến khuyết tật bẩm sinh của đối phương hay là cha mẹ của đối phương, cũng không nên moi móc những người và việc đối phương tôn thờ, nếu không sẽ biến vui thành buồn, tự mình chuốc lấy tai vạ.

3. Phải lưu ý tâm trạng của đôi phương.

Đấu khẩu là giao tranh miệng lưỡi thì phải có hoàn cảnh thoải mái, tâm trạng thư thái thì mới vui thú. Cho nên khi đấu khẩu phải đặc biệt quan tâm tâm trạng lúc bấy giờ của đối phương. Mọi người đều có thể tùy tiện dẩu môi làm trò cười. Nếu trong khi người yêu đang lo lắng về việc thiếu tiền kết hôn mà lại nói rằng:!'Em thế nào vậy? Mặt ủ mày chau như ai nợ em hai vạn đồng vậy,” thì tất nhiên sẽ bị trách móc rằng: "Người ta đang lo chết người mà lại còn đùa, tôi gặp anh chàng kiết xác này thật là rủi ro". Như vậy đấu khẩu trở thành tố khổ. Hỡi các bạn trẻ, khi các bạn bắt đầu ngây ngất hương vị

ngọt ngào của tình yêu xin chớ quên chơi trò đấu khẩu cái trò đụng xe đáng yêu này!

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 36 kế nhân hòa
  • Tác giả: Duy Nghiên - Duy Hinh
  • Nguyên tác: Hòa sự
  • Nguồn: ebooks.vdcmedia.com

Video liên quan

Chủ Đề