Có bao nhiêu xương trong cơ thể người lớn năm 2024

Cơ thể con người cần canxi để xây dựng và duy trì xương, cũng như đảm bảo tất cả các tế bào trong cơ thể hoạt động đúng cách. Xương không chỉ cần canxi để phát triển và khỏe mạnh, xương còn cần các yếu tố và chất dinh dưỡng khác như vitamin D để hoạt động bình thường. Tập thể dục cũng rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của xương và sức khỏe của xương ở người trưởng thành. Khung xương của chúng ta cần có những sức căng và tải trọng diễn ra khi di chuyển và tập thể dục để giữ cho xương của chúng ta khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

Những gì cấu tạo nên xương?

Xương được cấu tạo từ protein, collagen và các khoáng chất, đặc biệt là canxi. Collagen cung cấp một bộ khung để kết hợp khoáng chất, chủ yếu là canxi photphat vào bộ khung collagen. Khoáng chất khiến xương cứng và chắc khỏe, còn collagen mang lại sự linh hoạt để xương có thể chống gãy.

Mỗi xương có hai loại mô xương để đảm bảo độ chắc khỏe: Lớp bên ngoài đặc, cứng được gọi là xương đặc hay còn gọi là vỏ xương trong khi xương bên trong, kém đặc hơn, giống như lớp mạng được gọi là xương xốp bên trong, bè xương đan chéo hoặc xương chất xốp được tủy xương bao bọc.

Tái tạo xương là gì?

Xương được cấu tạo từ các mô sống không ngừng thay đổi, một quá trình được gọi là tái tạo (xem ô thông tin để biết mô tả về quá trình này).

Quá trình tái tạo này thay đổi theo độ tuổi:

  • Ở trẻ em và thiếu niên, cơ thể bổ sung nhiều xương hơn số lượng loại bỏ. Xương dần trở nên to hơn, nặng hơn và đặc hơn khi trẻ lớn lên.
  • Ở những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh, lượng xương được loại bỏ và thay thế là bằng nhau.
  • Khi người trưởng thành già đi và mắc một số bệnh nhất định, việc tái tạo có thể trở nên mất cân bằng. Có thể nhiều xương sẽ bị loại bỏ hơn số lượng được tạo ra. Kết quả là xương có thể trở nên yếu hơn và tiến triển một số bệnh nhất định về xương.

Sau đây là những ví dụ về các bệnh tái tạo xương mất cân bằng:

  • Bệnh loãng xương: Khi mắc bệnh loãng xương, xương cũ bị loại bỏ nhanh hơn và xương mới được tạo ra chậm hơn dẫn đến xương dễ bị gãy hơn.
  • Bệnh xương hóa đá: Tốc độ loại bỏ xương chậm hơn khi mắc bệnh xương hóa đá, vì vậy xương trở nên quá đặc.

Sau đây là những ví dụ về các bệnh ở xương với chất lượng xương khiếm khuyết:

  • Bệnh tạo xương bất toàn: Những người mắc bệnh tạo xương bất toàn có một khiếm khuyết di truyền khiến họ không tạo đủ collagen hoặc lượng collagen của họ được tạo ra không chính xác.
  • Bệnh Paget xương: Với bệnh Paget, lượng xương được tạo ra nhiều hơn lượng xương bị loại bỏ và xương mới không được hình thành chính xác.
  • Bệnh loạn sản xơ xương: Bệnh loạn sản xơ xương thay thế xương bình thường bằng mô xơ (giống như sẹo).

Để biết thêm thông tin về vai trò của canxi trong xương, hãy xem phần Canxi và Vitamin D: Quan Trọng đối với Sức Khỏe của Xương.

Nội dung này được Viện Viêm Khớp và Các Bệnh Cơ Xương và Da Quốc Gia (NIAMS) tạo ra nhờ sự đóng góp từ:

TPO - Em bé cũng có những loại xương giống người lớn, ví dụ mỗi chân sẽ có một chiếc xương đùi và mỗi tay sẽ có một chiếc xương cánh tay. Khi còn bé, cơ thể con người thường có nhiều xương hơn khi trưởng thành. Tại sao lại như vậy?

Trẻ em có nhiều xương hơn so với người lớn: Cơ thể người trưởng thành có 206 xương, nhưng ở trẻ sơ sinh con số này khoảng 300. Cùng nhìn vào một chiếc xương cánh tay của em bé dưới đây:

Bạn có nhìn thấy 2 khúc xương được đánh dấu màu vàng không? Chúng là hai phần của cùng một chiếc xương. Giữa hai khúc này là một thành phần mềm và đàn hồi giống cao su, được gọi là đĩa sụn (được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh).

Có bao nhiêu xương trong cơ thể người lớn năm 2024

Phần sụn này chính là nơi xương phát triển khi một em bé dần dần trưởng thành. Khi trẻ dần đến tuổi dậy thì, đĩa sụn này bắt đầu quá trình vôi hóa (biến thành xương) và hợp hai mảnh xương thành một mảnh duy nhất – đây chính là lí do tại sao chúng ta thường ngừng cao sau tuổi dậy thì.

Quan sát những tấm hình này, chúng ta cũng biết rằng khi xương phát triển, nó phát triển nhiều hơn ở hai đầu nơi có đĩa sụn thay vì ở giữa.Đây là hình ảnh xương cánh tay của một người lớn sau khi đĩa sụn đã thành xương:

Có bao nhiêu xương trong cơ thể người lớn năm 2024

Điều này được áp dụng cho tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân, … nên chúng ta có thể tưởng tượng ra số lượng xương mà trẻ em có nhiều hơn khi mới được sinh ra là nhiều như thế nào.

Một ví dụ khác là hộp sọ. Xương sọ được chia thành nhiều phần khác nhau giúp cho đầu của em bé dễ dàng ra ngoài trong quá trình sinh nở. Sau đó những phần này kết hợp lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn hơn để bảo vệ não ở bên trong.

Kết luận: Trẻ em có nhiều xương hơn bởi chúng cần phải lớn lên. Xương dính vào nhau khi chúng ta lớn dần lên là nguyên nhân khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ khó có thể cao hơn được bởi lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết. Nhưng chúng ta vẫn có thể khỏe hơn vì độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Những điều thú vị về xương

Xương bàn tay, bàn chân chiếm hơn một nửa: Theo Healthmeup, xương không phân bố đều khắp cơ thể, một số khu vực có số lượng nhiều hơn so với những vùng khác. Mỗi bàn tay có 27 xương, và mỗi bàn chân có 26 xương , tổng 106. Vì vậy, bộ phận này chiếm hơn một nửa số xương trong toàn cơ thể.

Xương không phải là chất cứng nhất trong cơ thể người. Chất cứng nhất trong cơ thể con người chính là lớp men răng. Nồng độ cao của các khoáng chất, như muối, canxi là nguyên nhân làm men răng cứng.

Xương ngón chân là mỏng nhất trong cơ thể: Các xương ở ngón chân nhỏ dễ bị vỡ và vỡ thường xuyên nhất. Hầu như mỗi người đều bị gãy một ngón chân, thậm chí ngón nhỏ. Thông thường, bạn không thể làm gì ngoài việc để nó tự lành.

Loãng xương là căn bệnh phổ biến nhất. Đây là bằng chứng cho sự suy giảm trong cấu trúc và khối lượng xương. Điều đó xảy ra khi xương bị mất dần khoáng chất, đặc biệt là canxi, gây yếu dần và dễ gãy.

Vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn?

Quá trình liền xương của trẻ em và người lớn giống nhau. Nhưng sự khác biệt duy nhất là quá trình này ở trẻ em diễn ra nhanh hơn nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do khi bạn còn trẻ, quá trình tái sinh xương xảy ra nhanh hơn quá trình hủy xương. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn liên tục loại bỏ tế bà xương cũ và thay thế bằng tế bào xương mới. Khi bạn già đi, các tế bào sinh xương được sản xuất ít hơn các tế bào hủy xương. Đây cũng là lý do khi người trưởng thành bị gãy xương phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với trẻ em.

Hệ thống xương của một người trưởng thành bao gồm 206 cái xương, 32 chiếc răng và một mạng lưới các cấu trúc khác kết nối xương lại với nhau. Những người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên chế tạo ra chân, tay giả. Vào khoảng 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra bộ phận thay thế chức năng đầu tiên: một chiếc ngón chân cái nhân tạo.

Cá mập thay đến hàng ngàn cái răng trong đời

Răng thì không được tính là xương, nhưng chúng vẫn là một phần của hệ thống xương. Hầu hết con người có 52 răng trong cuộc đời, 20 răng sữa được thay từ khi còn nhỏ và 32 cái răng vĩnh viễn.

Cá mập thì lại khác, chúng có răng cửa hình cưa và rất nhiều các hàng răng thay thế. Những hàng răng này dịch chuyển đều đặn, ổn định về phía trước khi răng cửa rụng đi. Nhiều khi, cá mập thay răng thường xuyên đến nỗi khoảng thời gian giữa hai đợt thay răng chỉ tầm 8 đến 10 ngày. Tốc độ thay răng như vậy cũng có nghĩa là một con cá mập thay khoảng 30.000 cái răng trong đời.

Có bao nhiêu xương trong cơ thể con người?

Hóa ra 2 chiếc xương này đã biến mất trên cơ thể của một số người trưởng thành vì lý do này. Một người trưởng thành có một bộ khung gồm 206 cái xương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho biết rằng, nhiều người lớn chỉ có 204 cái.

Bộ xương người có bao nhiêu xương?

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương.

Ở trẻ em có khoảng bao nhiêu xương?

Trẻ nhỏ sinh ra với khoảng 300 chiếc xương, nhiều hơn ở người trưởng thành gần 100 xương và các xương luôn phát triển, thay đổi hình dạng mỗi ngày. Dù trông tương đối cứng nhưng xương được hình thành từ mô sống và canxi.

Bộ xương người được cấu tạo như thế nào?

Xương có cấu trúc mắt lưới, và độ đặc tùy vào từng điểm. Trên cơ thể người có 206 xương và được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân (xương mình) và xương chi. Xương có thể rắn chắc hay xốp. Vỏ (lớp ngoài) xương thì rắn chắc; 2 đề ngữ có thể dùng thay thế cho nhau.