Có nên chống cằm không

Tật thở miệng (Mouth breath): Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.

Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở (open bite), nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được, dễ bị sâu răng hơn

Điều trị tật thở miệng rất khó, nhất là cha mẹ của bé phải biết và phát hiện sớm

Tật đẩy lưỡi: (Tongue thrusting): Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các BS RHM khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau , khi hai hàm răng cắn lại, và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng, và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại lưỡi đẩy về trước.

Khi có lưỡi to, trẻ sẽ chậm biết nói, dễ bị nói ngọng . Do thể tích lưỡi lớn nên khi nuốt, khi ăn, lưỡi co vào khó hơn là đẩy ra.

Tật bú ngón tay và bú núm vú cao su: (Thumb sucking): Thói quen bú núm vú cao su là thói quen xấu do bà mẹ hoặc người vú nuôi tập cho bé. Thói quen này chỉ làm ảnh hưởng đến răng sữa làm cho răng của bé không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra. Do hàm răng bị hở phía trước bé dễ bị nói ngọng, phát âm không chính xác các âm "sờ", "chờ". Lớn lên thay cho núm vú bé sẽ có thói quen mút ngón tay, thường là ngón tay cái. Nếu đến tuổi đi học và tuổi thay răng, từ 7 tuổi trở đi bé đã có răng cửa vĩnh viễn, mọc thay thế cho các răng sữa, bé không bỏ được thói quen bú ngón tay thì răng cửa trước sẽ bị lệch lạc, chìa ra, hô răng (over jet) và khớp cắn hở (open bite).

Tật cắn môi (lip biting): Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít (open bite), trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được

Tật nghiến răng: Tật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm, thần kinh vẫn còn căng thẳng.

Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, nếu bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau. Lực nghiến răng thường rất mạnh, do trong lúc ngủ là vô thức, bệnh nhân không biết được là mình đang nghiến răng chỉ có người ngủ bên cạnh mới nghe được tiếng ken két của 2 hàm răng chạm nhau.

Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái: Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ.

Tật cắn viết, cắn bút chì, cắn nút chai, dùng răng để mở nút chai đều tai hại về lâu dài: trường hợp nầy nếu không chữa đúng cách răng có thể bị nhỗ vì nhiễm trùng trên xương hàm

Tật chống cằm: hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt

Tật ôm gối ngủ: Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm

Trong các thói quen xấu trên đây chỉ có tật thở miệng, đẩy lưỡi và bú ngón tay là thường gây nên lệch lạc rõ ràng cho răng miệng của trẻ. Trẻ em từ 9 đến 15 tuổi nên đi khám Bác sĩ Răng Hàm Mặt để phát hiện, chẫn đoán sớm hàm răng bị lệch lạc và có biện pháp khắc phục.

Tình trạng “hai cằm” thường được biết đến như là một dấu hiệu lão hóa khi da dẻ bắt đầu chảy xệ, hoặc là kết quả của việc tăng cân khiến mỡ tích tụ ở giữa phần cổ và cằm. Tuy nhiên, trên thực tế, nọng cũng có thể xuất hiện khi bạn đang ở độ tuổi rất trẻ, và kể cả khi bạn chẳng hề thừa cân.

Bởi lẽ, bên cạnh các yếu tố liên quan đến cân nặng và tuổi tác, các thói quen sống tưởng chừng vô hại lại tiềm tàng nhiều nguy cơ khiến hình thành nọng cằm. Do đó, trước khi nhờ cậy đến bất kỳ phương pháp can thiệp thẩm mỹ hay các loại mặt nạ nâng cơ đắt đỏ nào để khắc phục nọng cằm, bạn chỉ cần loại bỏ được 5 thói quen sau đây.

Không chỉ khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ tay chuyển sang cư ngụ trên da và gây ra tình trạng mụn, thói quen chống cằm còn là một trong những nguyên nhân phổ biến hình thành nọng. Khi thường xuyên chống tay lên cằm, một áp lực lớn sẽ tác động lên cơ hàm khiến vùng da quanh khuôn mặt chùng xuống và dần mất tính đàn hồi. Trước lực ép lâu ngày, “chiếc cằm thứ hai” sẽ xuất hiện trên khuôn mặt bạn lúc nào không hay. Vì vậy, cho dù là lúc trò chuyện, ăn uống, xem TV hay đọc sách, hãy cố gắng hạn chế thói quen chống cằm bằng tay nhé.

Có nên chống cằm không

Tư thế ngồi gù lưng và cúi đầu thấp để lướt điện thoại hay làm việc trên laptop không chỉ ảnh hưởng đến lưng, cột sống mà còn là một tác nhân khiến mỡ thừa “tập kết” ở cằm. Thói quen này dần dà sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà cả sức khỏe của chúng ta. Để tránh tình trạng này, bạn nên cải thiện tư thế ngồi càng sớm càng tốt bằng cách giữ thẳng lưng, đặt màn hình máy tính cao hơn để không cần cúi đầu xuống quá thấp khi làm việc.

Có nên chống cằm không

Nằm ngủ sấp trong thời gian dài

Nằm sấp khi ngủ vừa tạo thêm áp lực cho tim, gây khó thở, vừa làm cho khuôn mặt cân đối của bạn có khả năng bị biến dạng. Tư thế ngủ úp mặt vào gối sẽ khiến phần cằm bị ép chặt vào cổ, vừa tạo nếp nhăn vừa khiến da trở nên chùng nhão, hình thành nọng cằm. Thay vì thường xuyên nằm úp hay nằm nghiêng, bạn nên nằm ngửa nhiều hơn. Việc nằm ngủ đúng tư thế còn giúp bạn tránh được tình trạng mặt sưng do tích nước mỗi sáng thức giấc.

Có nên chống cằm không

Thông thường ta hay nghĩ nọng cằm chính là mỡ thừa, và nếu ta tích cực vận động cơ hàm bằng cách nhai nhanh và mạnh thì có thể đánh bay lớp mỡ đáng ghét ấy. Tuy nhiên, chính việc nhai thức ăn quá nhanh mới là nguyên nhân thực sự khiến cơ hàm phát triển và vùng da xung quanh cằm dễ chảy xệ.

Có nên chống cằm không

Ăn mặn làm cơ thể tích nước và khuôn mặt của chúng ta cũng bị sưng phù, khiến phần nọng cằm trở nên rõ ràng hơn. Để sở hữu một gương mặt thon gọn, bạn không nên ăn quá mặn hay tiêu thụ thường xuyên các món ăn chứa nhiều muối như fast-food và đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng nhiều vitamin và chất xơ như trái cây, rau củ và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày.