Có thai tuần đầu uống thuốc có sao không

Chăm sóc một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất là mong muốn của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Chẳng may bị một vấn đề sức khỏe nào đó khiến mẹ lo lắng không biết uống thuốc trong khi mang thai như thế nào an toàn? Những loại thuốc nào có thể dùng khi mang thai?

1. Uống thuốc trong khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào?

Trước hết cần phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng, nhiều mẹ nhầm lẫn dẫn đến sử dụng không đúng cách gây hại cho sức khỏe bản thân và thai nhi. Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoải mái và hạn chế nguy cơ bệnh tật. Nếu như thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cải thiện sức khỏe thì thuốc tác dụng trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất.

Sức khỏe của mẹ trong khi mang thai vô cùng quan trọng

Thực phẩm chức năng trên thị trường hiện rất đa dạng, đủ cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai. Yêu cầu với thuốc chữa bệnh cao hơn, cần thông qua các thử nghiệm, đánh giá cũng như đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe để sử dụng chữa bệnh ở người. Với người bình thường, thuốc sẽ có tác dụng điều trị song với phụ nữ mang thai, thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng lên thai nhi qua những tác dụng như:

Một số loại thuốc có thể gây sảy thai, dị tật thai

  • Tác động trực tiếp đến thai nhi, gây thai lưu, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai.

  • Tác động đến tử cung, gây co bóp tử cung bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sinh non.

  • Tác động đến bánh rau và làm thay đổi chức năng của bộ phận này, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng khiến thai kém phát triển.

  • Tác động gây ra những thay đổi trên cơ thể mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai như thuốc hạ huyết áp làm giảm lượng máu cung cấp tới thai qua bánh rau,…

Ảnh hưởng của thuốc đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu còn phụ thuộc vào thành phần thuốc tác động như thế nào, mẹ bầu sử dụng với liều lượng nào, giai đoạn phát triển của thai nhi, tình trạng đáp ứng thuốc,… Vì thế, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị kể cả các thuốc thường dùng như thuốc cảm, thuốc hạ sốt,…

Phải sử dụng thuốc có thành phần an toàn với sức khỏe thai nhi, nguy cơ rủi ro thấp. Các loại thuốc này được phân loại theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ, theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao tương ứng từ A đến X. Ngoài ra, trong hướng dẫn sử dụng thuốc sẽ có lưu ý có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hay không.

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

2. Có thể dùng thuốc gì trong khi mang thai?

Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Mặc dù đối tượng này được khuyến cáo nên hạn chế dùng thuốc tối đa song vẫn cần điều trị bằng thuốc khi cần thiết, việc lựa chọn thuốc sẽ ưu tiên các loại có độ rủi ro thấp với thai nhi. Để được hướng dẫn cụ thể, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng, ngoài ra cần theo dõi đáp ứng sức khỏe và dấu hiệu bất thường nếu có sau khi dùng thuốc.

Dưới đây là 1 số loại thuốc điều trị thường dùng trong thai kỳ:

2.1. Thuốc giảm đau, trị đau đầu

Thuốc giảm đau đầu thường được dùng ở phụ nữ mang thai là Acetaminophen, thuốc gây ít tác dụng phụ được ghi nhận, được chứng minh là an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Các thuốc giảm đau không nên dùng trong thai kỳ là thuốc kháng viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, ketoprofen hoặc thuốc chứa aspirin.

Nếu cơn đau mà thai phụ gặp phải nghiêm trọng, không đáp ứng với Acetaminophen, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình giảm đau ngắn hạn với thuốc nhóm opioid. Cần sử dụng đúng theo chỉ định và có sự giám sát của bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng tối đa đến sức khỏe thai nhi.

Nên tiêm phòng cúm khi có dự định mang thai

2.2. Thuốc trị cảm cúm

Với người bình thường có thể dùng thuốc trị cảm cúm để điều trị bệnh, giảm triệu chứng nhanh chóng song với phụ nữ mang thai, chưa có nghiên cứu kỹ về rủi ro cũng như có loại thuốc được xác định an toàn không tác dụng phụ có thể dùng cho phụ nữ mang thai.

Trong khoảng 12 tuần đầu tiên, nếu mắc cúm mẹ bầu không thể sử dụng thuốc trị cảm cúm vì đều có nguy cơ rủi ro cho em bé. Vì thế nếu có dự định mang thai, mẹ bầu nên tiêm phòng cúm chủ động để phòng ngừa bệnh.

Sau 12 tuần thai đầu tiên, nếu bị cúm có thể dùng thuốc chữa cảm cúm để giảm triệu chứng với 1 số loại được xem là an toàn như:

  • Siro ho.

  • Thuốc trị ho.

  • Thuốc long đờm.

  • Acetaminophen với tác dụng hạ sốt, giảm đau.

Với cảm cúm thông thường, hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt virus, giảm triệu chứng bệnh. Do đó, mẹ bầu nên tự điều trị tại nhà với các biện pháp như: nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối, làm ẩm không khí, dùng tinh dầu tự nhiên, dùng kẹo hoặc viên ngậm trị ho,… trước khi tìm đến sự hỗ trợ của thuốc.

2.3. Thuốc trị trào ngược dạ dày, ợ nóng

Các loại thuốc có tác dụng kháng acid, chống ợ nóng và trào ngược dạ dày an toàn sử dụng trong thai kỳ bao gồm: Canxi carbonate, nhôm hydroxit, megie hydroxit, famotidine, simethicone. Nếu bị ợ nóng nghiêm trọng, mẹ bầu có thể dụng thuốc chẹn kênh H2 song phải có chỉ định và dùng đúng chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng thuốc kháng acid ngăn ngừa trào ngược dạ dày khi mang thai

Khi bị trào ngược dạ dày, ợ nóng, mẹ bầu nên chú ý thay đổi thói quen sống, cải thiện chứng bệnh trước khi tìm đến sự hỗ trợ của thuốc bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế thực phẩm kích thích gây ra chứng trào ngược dạ dày.

  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh gây áp lực cho vùng bụng.

  • Ngủ cao đầu, sử dụng lót gối vào ban đêm.

  • Nên ngồi nghỉ, đi lại sau khi ăn no thay vì nằm ngay.

  • Hạn chế ăn uống quá no trước khi đi ngủ.

  • Chia ăn thành nhiều bữa trong ngày thay cho 3 bữa chính.

Nếu bị ợ nóng nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc điều trị, mẹ bầu cần sớm đi khám thai vì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng HELLP thai kỳ. Uống thuốc trong khi mang thai cần cẩn trọng, theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hiện nay, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được rất nhiều thai phụ lựa chọn để đồng hành cùng quá trình mang thai. Thai phụ sẽ được khám và tư vấn đầy đủ các vấn đề như:

  • Khi nào cần siêu âm thai.

  • Các xét nghiệm thường quy để đảm bảo mẹ khỏe mạnh, thai phát triển toàn diện.

  • Chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ tăng cân hợp lý mà thai vẫn đạt cân nặng tiêu chuẩn.

Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.

Mẹ bầu cần biết: Mang thai uống thuốc tây có sao không?

Thứ Hai ngày 10/12/2018

  • Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
  • Những lo lắng thường trực của mẹ bầu khi mang thai
  • 7 Típ cho bà bầu để thai nhi phát triển tốt

Mang thai là quãng thời gian đầy kỳ vọng nhưng cũng có rất nhiều vấn đề khiến mẹ băn khoăn. Điển hình là thắc mắc mang thai uống thuốc tây có sao không?

Nhiễm bệnh là điều không thể tránh khỏi, nhất là phụ nữ có thai lại càng dễ mắc bệnh. Vì các mẹ bầu khi mang thai khiến hệ miễn dịch giảm, cũng như sự thay đổi của hormone dẫn đến một số căn bệnh nhẹ thì cảm lạnh, viêm họng, nặng thì có người bị hen suyễn, tăng huyết áp…Và muốn dứt hẳn bệnh, cũng có khi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vậy, mang thai uống thuốc tây có sao không, trường hợp nào mẹ bầu có thể uống, những loại thuốc nào mẹ bầu nên tránh…?

Mang thai uống thuốc tây có sao không?

Mang thai uống thuốc tây có sao không?

Những ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ mang thai uống thuốc tây

Mang thai uống tây có sao không? Câu trả lời là có. Khi người mẹ bị nhiễm bệnh phải dùng thuốc kháng sinh liều lượng cao thì mới có thể khỏi bệnh. Trong quá trình sốt cao, virus gây bệnh trong cơ thể cộng với độc tố từ chất hóa học trong thuốc sinh ra những ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều người tin rằng, những kháng sinh trong thuốc sẽ tác động đến thai nhi và dẫn đến vô số những biến chứng nghiêm trọng như sứt môi, các chứng bệnh bẩm sinh về tim, thai nhi dị tật.

Không những ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh, những chứng dị tật thai nhi cũng có thể xảy ra ở phần đầu, chân, xương, bộ phận tiêu hóa hoặc phận sinh dục,... dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho bé.

Trong trường hợp người mẹ bị sốt cao kéo dài làm dẫn đến tử cung co bóp mạnh, sẽ gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên phải loại virus gây bệnh nào cũng sẽ tác động xấu cho thai nhi, nên các mẹ đừng nên quá lo lắng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhau thai sẽ bảo vệ tuyệt đối cho sức khỏe của thai nhi nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh, độc tố của thuốc vẫn có thể xuyên qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé trong bào thai.

Thuốc tây sẽ gây hại đến thai nhi

Để tránh hậu quả của mang thai uống thuốc tây có sao không?

Khi đã hiểu mang thai uống thuốc tây có sao không nhưng bạn đã lỡ uống thì phải làm thế nào?

Nếu chỉ là những triệu chứng bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh hơn, thử thay đổi thực đơn hằng ngày bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường hệ sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tật.

Tuy nhiên nếu những triệu chứng bệnh ngày càng nặng hơn thì nên đến bác sĩ để thăm khám. Đừng bao giờ mua thuốc ở bên ngoài một cách tự ý. Bởi nhiều thai phụ mắc các căn bệnh nặng như động kinh, tiểu đường,... thì bắt buộc phải dùng thuốc nếu không thì sẽ gây hại đến cả mẹ lẫn con.

Mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi uống thuốc

Nếu đã lỡ mang thai uống thuốc tây thì phải làm sao?

Khi bạn đã hiểu được vấn đề mang thai uống thuốc tây có sao không, nhưng nhiều mẹ bầu dù vô tình hay cố tình đã lỡ uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh đều có tâm lí lo sợ. Không biết rằng thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, sức khỏe con sau này sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng trong trường hợp này các bạn nên giữ sự bình tĩnh để tìm phương hướng giải quyết phù hợp nhất. Vì không phải loại thuốc sẽ mang lại những tác dụng xấu cho thai nhi. Nếu mẹ cứ giữ tâm trạng lo lắng, tâm lý tiêu cực thì sẽ gây ra ảnh hưởng xấu nhỏ đến bé yêu trong bụng.

Điều mẹ cần làm ngay lúc này là cần giữ lại toa thuốc đang dùng, nhớ lấy liều lượng, thời gian đã uống… và lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ đối chiếu vào đó để nắm tình hình và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

Những loại thuốc mà mẹ bầu nên tránh

Accutane - cần tránh khi hỏi mang thai uống thuốc tây có sao không

Mang thai uống thuốc tây có sao không? Nên lưu ý loại thuốc nào? Accutane là thuốc mà bạn cần lưu ý. Đây là một loại thuốc có tác dụng trị mụn, accutane có tên trong danh sách những thuốc cực độc gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, làn da mẹ bầu sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc xấu hơn tùy vào hormone của từng người. Nếu da mặt, da cơ thể của bạn xuất hiện nhiều mụn nhiều, bạn không nên dùng loại thuốc này để điều trị. Thay vào đó, hãy ăn uống lành mạnh hơn, uống nhiều nước hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ.

Ibuprofen cũng không nên sử dụng

Đây là loại thuốc giảm đau quen thuộc mà nhà nào cũng có trong tủ thuốc nhà mình. Ibuprofen mang lại tác dụng giúp giảm đau đầu, chứng đau bụng. Tuy nhiên, FDA đã đưa ra khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng loại thuốc này sau tuần mang thai thứ 30. Uống ibuprofen nếu sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra những như tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và dẫn đến sinh non.

Echinacea - dù bị cảm cũng không nên dùng

Loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật này được hay được dùng đến khi bị cảm lạnh, đau nửa đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi.

Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận khi có ý định dùng thuốc cảm khi mang thai.

Pepto Bismol - đừng uống nếu biết mang thai uống thuốc tây có sao không

Thuốc này mang đến tác dụng giảm chứng ợ nóng, tuy thuốc có thể giảm bớt sự khó chịu trong thai kỳ, nhưng lại gây ra nguy hiểm cho thai nhi. Vì thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược, thay vì dùng thuốc, bạn nên ăn theo từng bữa nhỏ, ăn thức ăn dễ tiêu.

Mang thai uống thuốc tây có sao không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, uống thuốc tây khi mang thai không phải lúc nào cũng gây hại, nếu đã được sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ . Trường hợp bạn đã lỡ uống thuốc không theo đúng chỉ định, thì cần bình tĩnh đến bệnh viện ngay để có cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, mẹ còn nên biết thêm về mang thai uống thuốc bắc được không hay mang thai thai uống panadol được không để có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu trong suốt thai kỳ.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mang thai

Video liên quan

Chủ Đề