Uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không

Thuốc tẩy giun, dùng sao cho đúng?

Cập nhật: 23/9/2017 | 2:35:26 PM

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun sán. Thông thường, giun sán thường ký sinh ở đường ruột, nhưng không ít trường hợp giun sán có thể ký sinh ở những bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan, não, cơ... và gây ra những bệnh rất nghiêm trọng. Cách tốt nhất để phòng các bệnh do giun sán gây ra là uống thuốc tẩy. Vậy tẩy giun như thế nào để an toàn và mang lại hiệu quả cao?

Ai dễ bị nhiễm giun?

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm giun. Ở thành phố chủ yếu nhiễm giun đũa, ở nông thôn do tình trạng đi chân đất, tỷ lệ nhiễm giun móc cao, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián... Trẻ bị nhiễm do ăn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm, hoặc nuốt phải trứng giun trên nền đất khi cầm nắm và ngậm đồ chơi nhiễm bẩn. Bị giun ký sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dẫn tới suy dinh dưỡng trầm trọng nếu không được điều trị. Thậm chí, giun có thể ký sinh tại các cơ quan khác như giun vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột, giun có thể chui vào ống mật gây tắc mật vàng da, giun ký sinh ở các bộ phận khác như tai, cơ, não, gan... gây nhiều bệnh lý nặng nề và có thể dẫn tới tử vong.

Một số loại giun sán thường gây bệnh ở người.

Khi nào cần tẩy giun?

Để nhận biết con có bị nhiễm giun hay không, điều đầu tiên phụ huynh cần lưu ý là những biểu hiện tiêu hóa của trẻ: đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy; phân có thể có nhớt hay máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột chứa quá nhiều giun, đau thượng vị; đau quanh rốn; đau bụng dưới; dị ứng thức ăn; da xanh xao mệt mỏi; bứt rứt, kém tập trung, ngủ không ngon; Nếu ấu trùng giun sán lạc nhầm chỗ đi vào phổi có thể dễ bị chẩn đoán nhầm viêm phổi do thở khò khè như hen suyễn; u não, liệt động kinh, mắt sưng, giảm thị lực... Trong số những biểu hiện trên thì những dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là việc bụng trẻ đau và to căng cứng bất thường và bé thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm [do giun kim chui ra ngoài hậu môn đẻ trứng].

Việc dùng thuốc tẩy giun định kỳ là một việc làm rất cần thiết. Thuốc trị giun đường ruột là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Để tẩy giun hiệu quả, cần lưu ý là nên tẩy cả cho cả nhà trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo. Thông thường, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần [trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ]. Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

Lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tẩy giun. Albendazole là một dẫn chất benzimidazol carbamat, có phổ hoạt tính rộng trên các loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun lươn, giun móc, giun mỏ, giun tóc, giun xoắn và thể ấu trùng ở cơ và da, các loại sán dây và ấu trùng sán ở mô. Albendazole có hoạt tính trên giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các giun đường ruột, diệt được trứng của giun đũa và giun tóc. Bằng cách ức chế hấp thu glucose, albendazole làm giun mất năng lượng, không đủ để sống, gây bất động rồi chết, xác giun bị nhu động ruột đẩy ra ngoài. Thuốc có tác dụng diệt được cả trứng, ấu trùng giun.

Khi dùng thuốc tẩy giun nói chung và albendazole nói riêng, cần lưu ý những điều sau: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi; bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất benzinidazole hoặc một trong các thành phần khác của thuốc; bệnh nhân bị suy gan; nhiễm độc tủy xương thì không được dùng thuốc này. Sau khi uống thuốc ít nhất 1 tháng cũng không nên có thai bởi thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể gặp là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn... Khi gặp một trong các triệu chứng này sau khi uống thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Để hạn chế việc tái nhiễm giun, cần rửa tay sạch sẽ khi ăn; ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, nấu kỹ và bảo quản tốt; diệt ruồi và dán, vì chúng có thể bám vào phân hay thức ăn nhiễm trứng giun và bò hay đậu lên thức ăn sạch; rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất...

[Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Lịch tẩy giun, tiêm phòng chó mèo đúng tại Việt Nam là một trong nhiều công việc mà bạn cần thực hiện khi cún còn nhỏ, tuy nhiên việc loại bỏ giun sán cũng cần chủ nhân cún phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định. Việc chọn lựa các loại thuốc hay các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun như thế nào thì không phải chủ chó nào cũng nắm rõ.

TẨY GIUN

Đối với chó mèo mẹ

Định kỳ tẩy 6 tháng 1 lần, nếu nuôi trại hoặc nuôi tập trung thì tẩy 3 tháng 1 lần.

Đối với chó mèo con

20 ngày tuổi sẽ tẩy lần thứ nhất => sau đó định kz tháng tẩy một lần cho tới 6 tháng. Sau 6 tháng tẩy 3 tháng 1 lần cho tới 1 năm. Sau 1 năm tẩy định kỳ 6 tháng 1 lần.

TIÊM DẠI

thú nhỏ tiêm mũi thứ nhất khi được 3 tháng, sau đó nhắc lại hàng năm.

LỊCH VACCINE CHÓ, PHÙ HỢP NHẤT tại VIỆT NAM

[Nhà sản xuất vaccine khuyên tiêm mũi 1 lúc 6 tuần, tức là có thể tiêm bất kz ngày nào trong tuần thứ 6 đó. Tuần thứ 6 bắt đầu từ 36-42 ngày. Và tôi khuyên bạn nên tiêm vào ngày đầu tiên của tuần thứ 6. Điều sai lầm bạn vẫn gặp là bạn hay tiêm ở ngày cuối cùng của tuần thứ 6, tức là lúc 42 ngày [ vô tình bạn đã tạo ra khoảng trống miễn dịch trong cơ thể và khiến các bệnh truyền nhiễm cơ hội tấn công].

– Mũi 1 [5 bệnh]___tiêm lúc 36 ngày với giống chó to, 37 ngày với dòng chó nhỏ.

– Mũi 2 [7 bệnh]____tiêm sau mũi 1 là 21 ngày.

– Mũi 3 [ 7 bệnh]___tiêm sau mũi 2 là 28 ngày. Sau đó 1 năm tiêm 1 mũi 7 bệnh, cho tới 5 năm. Với các trại giống, nên tiêm mỗi năm 2 mũi vào trước khi chó cái động dục 1 tháng để con con sinh ra có nhiều miễn dịch.

LỊCH VACCINE MÈO, PHÙ HỢP NHẤT tại VIỆT NAM

Nhà sản xuất vaccine khuyên tiêm mũi 1 lúc 8tuần. Lý giải như tiêm vaccine trên chó ta có ngày tiêm như sau:

– Mũi 1___tiêm lúc 50 ngày.

– Mũi 2____tiêm sau mũi 1 là 28 ngày.

Sau đó 1 năm tiêm 1 mũi cho tới 5 năm.Với các trại giống, nên tiêm mỗi năm 2 mũi và cố gắng tránh các thời kz lên giống để con con sinh ra có nhiều miễn dịch.

CÁC CÂU HỎI HAY GẶP

Câu 1: Chó mèo mang thai tiêm phòng được không? Không tiêm được, vì dễ xảy ra hiện tượng dung nạp miễn dịch, sau này tiêm phòng cho con con sẽ hoàn toàn không có tác dụng.

Câu 2: Tôi mua cún miu về, không biết họ tiêm chưa. Vậy phải tiêm ntn? Khi mua về bạn nên nuôi 1 tuần, sau đó tiêm lại vaccine từ đầu.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

Câu 3: Tiêm loại vacine nhãn khác nhau được không? Có, tiêm được. Chúng khác nhau ở nhãn mác và nhà sản xuất, nhưng chủng loại kháng nguyên trong lọ vaccine thì hoàn toàn giống nhau. Quan trọng phải là vaccine đảm bảo chất lượng.

Câu 4: Sau khi tiêm phòng, cần kiêng và chú ý gì? Không tắm, không ăn đồ lạ, không ăn đồ nhiều chất, không đi chơi, không tiếp xúc với chó mèo và người lạ trong 1 tuần.

Câu 5: Nếu còn hỏi, hãy liên hệ theo số của hệ thống bv thú y thú y tại nhà[08668.03570]để được giải đáp và giúp đỡ.

Nếu bạn chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19, có một số loại thuốc có thể khiến bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.

Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

Các thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ [phản ứng dị ứng] với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

Thuốc làm loãng máu

Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng. 

Dương Sơn

[Nguồn: Sức khỏe đời sống]

Video liên quan

Chủ Đề