Chồng uống thuốc lao có ảnh hưởng đến thai nhi

Thật chất, thuốc kháng sinh có thể ức chế các hormone dễ bị trong cơ thể, đồng nghĩa với việc quá trình rụng trứng ở nữ giới bị xáo trộn mà tinh trùng của đàn ông cũng bị ảnh hưởng. Vậy nếu chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Chồng đang uống kháng sinh có nên thụ thai?

Phụ nữ lo lắng chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không?

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên thể phủ nhận sự hữu ích của thuốc kháng sinh nhưng những tác dụng phụ của nó cũng rất lớn. Nếu phải điều trị một đợt kháng sinh dài thì những cơ chế cũng như hormone trong cơ thể cũng dễ bị rối loạn, đặc biệt là hormone giới tính. Vì vậy nhiều thắc mắc rằng chồng uống kháng sinh có nên mang thai không là điều hoàn toàn có cơ sở. 

Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến sinh lý nam?

Về thời gian sử dụng thuốc

Chồng uống kháng sinh có nên có con không trước nên bạn nên xét về thời gian và liều lượng sử dụng thuốc. Thuốc kháng sinh khi uống vào cơ thể cần khoảng 1 giờ - 24 giờ tùy vào loại kháng sinh, thời gian này sẽ đúng khi uống với liều lượng nhỏ, trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu chồng bạn liên tục sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng vài tuần, mỗi ngày từ 1-2 viên thì khoảng thời gian để nồng độ thuốc trong cơ thể hay nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa là khá lâu.

Gan hoặc thận là 2 cơ quan chính phụ trách đào thải hàm lượng kháng sinh dư thừa ra ngoài cơ thể, nhưng với liều lượng lớn có thể cần đến 1-2 tháng. Trong thời gian này thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng tinh trùng, làm giảm khả năng sinh tinh, khiến tinh trùng yếu hơn, dễ bị chết, khó tiếp cận trứng. 

Ngoài ra nếu bạn quyết định có con ngay sau khi chồng dừng uống thuốc kháng sinh hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh, dù có thụ thai thì tinh trùng cũng không được đảm bảo về chất lượng, do sự rối loạn các hormone trong quá trình điều trị bệnh.

Về loại thuốc kháng sinh đang sử dụng

Vợ chồng nên cùng tìm hiểu về các loại kháng sinh có hại cho tình trùng

Thực tế có 1 số loại kháng sinh vô cùng lành tính như amoxicillin, ampicillin, augmentin, penicillin, cephalexin clindamycin, erythromycin… không gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Tuy nhiên khi uống kháng sinh có ảnh hưởng đến tinh trùng như bactrim, ciprofloxacin, doxycycline, furadantin, macrobid, macrodantin, sentra... có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như cản trở quá trình sản xuất tinh binh, khiến tinh trùng loãng, ảnh hưởng xấu đến khả năng cương cứng.

Nếu vợ chồng bạn đang có kế hoạch sinh con thì hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại kháng sinh mình đang sử dụng để nhận được tư vấn đúng nhất nhé. 

Chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không là vấn đề khiến người phụ nữ đau đầu. Theo 1 số báo cáo cho thấy rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của người đàn ông, nhưng mức độ ảnh hưởng như thế nào và ảnh hưởng trong bao lâu thì chưa có nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng không cần thiết thì các cặp vợ chồng nên chờ khoảng 2 – 3 tháng hãy quyết định có con.

Những loại kháng sinh ảnh hưởng xấu đến tinh trùng

Như đã nói ở trên, những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh làm dấy lên nghi vấn chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại kháng sinh ảnh hưởng xấu đến tinh trùng mà các cặp vợ chồng đang có ý định có thai nên tránh nhé:

  • Một số loại thuốc chữa cao huyết áp có chứa kháng sinh clomipramine có thể làm ức chế phản xạ xuất tinh, gây xuất tinh sớm hoặc không thể xuất tinh, từ đó gây nên tình trạng vô sinh tạm thời cho nam giới.
  • Ngoài việc chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không thì phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai mifepristone sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của tinh trùng.
  • Những loại thuốc kháng sinh toàn thân có chứa β- propranolol ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và cương dương. 
  • Đồng thời các loại kháng sinh như ethidium, thioridazine có trong thuốc an thần làm giảm tần suất xuất tinh, thậm chí khiến nam giới không thể xuất tinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Những loại thuốc giảm đau cho vết mổ, nhiễm trùng cũng có chứa kháng sinh ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và khả năng cương dương nếu sử dụng trong thời gian dài.

Nên đợi khoảng 3 tháng sau khi kết thúc đợt kháng sinh hãy mang thai nhé

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi thì bạn hãy đợi chồng mình kết thúc đợt uống kháng sinh được khoảng 3 tháng. Tuy nhiên nếu lỡ dính bầu thì bạn cũng không nên quá hoang mang mà hãy hỏi ý kiến của bác sĩ liệu chồng uống kháng sinh có nên thụ thai không? Tùy vào thời gian, liều lượng uống mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp tốt nhất nhé. 

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hỏi - 24/11/2010
Chào bác sĩ, Cháu năm nay 27 tuổi. Hiện cháu đang mang thai 1,5tháng, vừa qua cháu bị nổi hạch cổ, cháu đi khám tại bệnh viện Ung Bứu Tp HCM thi bác sĩ kết luận cháu bị hạch viêm lao và chuyển về địa phương điều trị. Cháu được địa phương cấp thuốc turbezid, ngày uống 3 viên vào buổi sáng và phải uống trong 6 tháng. Khi xin thuốc cháu cũng có báo là đang mang thai. Xin hỏi bác sĩ thuốc phòng chống lao mà cháu đang sử dụng có anh hưởng đến thai nhi hay không. Hiện vợ chồng cháu đang rất lo lắng, vì đây là đứa con đầu tiên của vợ chồng cháu. Xin bác sĩ giải đáp giúp. Cháu chân thành cảm ơn.

Trả lời

Chào bạn, 

Bạn đang mang thai 1.5 tháng và điều trị lao hạch với thuốc kháng lao turbezid là phù hợp. Bản thân thuốc không gây nguy hại cho thai. Tuy nhiên tâm lý lo lắng với 2 tình trạng xuất hiện cùng lúc trên sức khỏe một phụ nữ là mang thai và bệnh lao hạch. Trạng thái tâm lý lo âu căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng trên thai nhi. Bên cạnh đó, nếu tình trạng dinh dưỡng kém do bệnh cũng ảnh hưởng đáng kể sự phát triển của thai. Những bệnh lý kèm theo nếu có như viêm phổi và những bệnh khác xuất hiện khi sức đề kháng cơ thể suy yếu có thể làm ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Trước hết, bạn cần uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị, cần chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh lo lắng phiền muộn, kiểm tra tình trạng sức khỏe chung để phát hiện các bệnh lý khác kèm theo hay không. Với sự chăm sóc thể chất và tinh thần tốt thì kết quả điều trị sẽ hiệu quả và thai kỳ cũng sẽ phát triển tốt. Chúc bạn và bé khỏe. Thân ái.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Page 2

Hỏi - 11/11/2010

Chao Bac Sy!

Em hien co thai duoc 20 w , sieu am chuan doan 1 DM ron, em da kham tien san tai BVTD,  BS da cho sieu am va thu mau va dang cho ket qua xet nghiem nuoc oi. Em co mot so thac mac sau rat mong bac sy giup do giai dap:

+ Neu ket qua xet nghiem oi binh thuong thi kha nang em be sinh ra co bi di tat bam sinh nao khong. [em rat muon biet de chuan bi tam ly va chuan bi cham soc be duoc tot hon sau khi sinh]

+ Em can phai bo sung them thuoc hoac thuc pham gi de em be duoc khoe manh binh thuong nhu bao tre khac.

+ Ngoai xet nghiem huyet do , sieu am va choc oi thi em co can lam them xet nghiem nao nua de biet truoc cac di chung neu co

Rat mong duoc bac sy hoi am,

Thanh that cam on,

Thuy

Trả lời

Chào bạn, 

Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0,08% - 1,9% trong tổng số thai kỳ. Bất thường cấu trúc khác có thể kèm theo gồm: hệ niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ xương khớp, hệ thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể. Khi có 1 động mạch rốn duy nhất thì cần khảo sát kỹ hình thái thai nhi [siêu âm hình thái học] xem có kèm bất thường nào khác hay không. Một số tác giả đề nghị rằng chọc ối để khảo sát nhiễm sắc thể chỉ thực hiện khi có kèm bất thường cấu trúc khác. Nếu chỉ có 1 động mạch rốn duy nhất và không kèm bất thường nào khác thì tiên lượng tốt. Sau sinh bé cần được khám kỹ về tim để xem có bất thường hay không, vì chẩn đoán trước sinh có thể phát hiện được khoảng 62% những bất thường về tim.

Bạn cần ăn uống đầy đủ các chất như các sản phụ khác, không có chế độ ăn đặc biệt nào.

Các xét nghiệm thường qui và sàng lọc trước sinh theo qui trình khám thai là đầy đủ. Với những trường hợp có 1 động mạch rốn, bạn nên được siêu âm Doppler màu để khảo sát kỹ hơn nữa về hệ tim mạch thai nhi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Hỏi - 10/11/2013
Vợ tôi năm nay 28 tuổi và hiện đang mang thai ở tuần thứ 8 nhưng cách đây 6 tuần vợ tôi phát hiện bị hạch lao và uống thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ bên trung tâm phòng chống lao đến nay đã được 4 tuần. Ban đầu vợ tôi dùng kết hợp theo chỉ định của bác sĩ 2 loại thuốc Ethambutol [viên màu vàng] và Turbezid [viên màu đỏ], tuy nhiên do lo sợ ảnh hưởng của thuốc đến thei nhi, khi tham khảo ý kiến của vài người có kinh nghiệm bên phòng chống lao là vợ tôi nên bỏ bớt Ethambutol vì thuốc này có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi đồng thời chỉ sử dụng mỗi Turbezid là liều điều trị ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Thưa bác sĩ, trước đây nửa năm vợ tôi đã một lần bị thai lưu ở tuần thứ 8 và phải đặt thuốc để đưa em bé ra ngoài nên khi có nhiều bác sĩ tư vấn nên bỏ cái thai để tập trung điều trị lao hạch [vì các tác dụng phụ của thuốc với thai nhi] tôi lo ngại tình huống xấu xảy ra khi giải quyết thai có thể khiến vợ chồng tôi không thể có con lại được. Rât mong bác sĩ cho vợ chồng chúng tôi lời khuyên xác thực nhất trong tình huống này, có cơ may nào không cho sự an toàn khỏe mạnh của thai nhi khi chúng tôi quyết định giữ lại [vợ chồng tôi đang rất mong muốn được sinh đứa bé này]. Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời
Bạn Thành thân mến,

Trước hết xin chia sẻ cùng vợ chồng bạn về mong muốn chính đáng là sinh con. Tuy nhiên, bao giờ cũng đặt sức khỏe người mẹ lên trên, người mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe và có thể sinh thêm những em bé về sau. Vì vậy, hai vợ chồng bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lao hạch theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa lao, không nên tự ý bỏ bớt thuốc. Đồng thời, các bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa lao về việc thai kỳ lần này bạn nhé. Nếu bác sĩ chuyên khoa lao thống nhất tiếp tục thai kỳ thì vợ bạn sẽ theo dõi thai song song với việc điều trị bệnh lao bạn ạ.

Thân ái chào bạn.

Chúc vợ chồng bạn mạnh khỏe và hạnh phúc.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Sản E - BV Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề