Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi ra sao

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 32: Chuyển hóa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 102:

    – Quan sát sơ đồ ở hình 32-1, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

    – Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

    – Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?

    Trả lời:

    – Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm đồng hóa và dị hóa.

    – Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng:

    + Trao đổi chất ở tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận và thải các chất thải ra môi trường.

    + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: biến đổi các chất thành năng lượng để sử dụng hoặc tích lũy.

    – Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào hoạt động co cơ để sinh công, cung cấp cho quá trình đồng hóa và sinh ra nhiệt để bù vào lượng nhiệt đã mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 103: – Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

    – Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

    Trả lời:

    – So sánh:

    Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

    + Các chất được tổng hợp do đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa, năng lượng được tích lũy do đồng hóa sẽ được giải phóng do quá trình dị hóa để tạo ra năng lượng cung cấp cho đồng hóa.

    + Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất với nhau trong chuyển hóa để phục vụ hoạt động sống.

    – Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau rất khác nhau. Ví dụ:

    + Trẻ em: đồng hóa > dị hóa

    Người lớn: đồng hóa < dị hóa

    + Lúc lao động: đồng hóa < dị hóa

    Lúc nghỉ ngơi: đồng hóa > dị hóa

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 103: Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao?

    Trả lời:

    – Có.

    – Vì lúc cơ thể “nghỉ ngơi” vẫn cần năng lượng cho các hoạt động như hô hấp, hoạt động của tim, của não và duy trì thân nhiệt.

    Câu 1 trang 104 Sinh học 8: Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

    Trả lời:

    – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

    – Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.

    Câu 2 trang 104 Sinh học 8: Vì sao nói chuyển hóa cật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

    Trả lời:

    – Vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

    Câu 3 trang 104 Sinh học 8: Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

    Trả lời:

    Câu 4 trang 104 Sinh học 8: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

    Trả lời:

    Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

    – Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

    – Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí C02.

    Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau.

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    tại sao ở trẻ em đồng hóa lớn hơn dị hóa? Còn ở người lớn thì ngược lại?

    Các câu hỏi tương tự

    • Toán lớp 8
    • Ngữ văn lớp 8
    • Tiếng Anh lớp 8

    Các hormone dị hóa bao gồm:

    • Adrenaline: Còn được gọi là epinephrine, adrenaline được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Đây là yếu tố chính của chiến đấu-hay-bỏ chạy [fight-or-flight reaction] giúp tăng nhịp tim, mở các tiểu phế quản trong phổi để hấp thụ oxy tốt hơn và làm cơ thể có nhiều glucose để cung cấp năng lượng nhanh.

    • Cortisol: Hormone này cũng được sản xuất ở tuyến thượng thận, cortisol được gọi là “hormone căng thẳng”. Cortisol được giải phóng khi bạn lo lắng, hồi hộp hoặc cảm thấy khó chịu kéo dài. Hormone này có thể làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu và ức chế các quá trình miễn dịch của cơ thể.

    • Glucagon: Được sản xuất bởi các tế bào alpha trong tuyến tụy, glucagon kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được lưu trữ trong gan và khi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn [tập thể dục, chiến đấu, mức độ căng thẳng cao], glucagon kích thích gan dị hóa glycogen, đi vào máu dưới dạng glucose.

    • Cytokine: Hormone này là một loại protein nhỏ điều chỉnh sự giao tiếp và tương tác giữa các tế bào. Cytokine liên tục được sản xuất và phân hủy trong cơ thể, nơi axit amin của chúng được tái sử dụng cho các quá trình khác. Hai ví dụ về cytokine là interleukin và lymphokine, thường được giải phóng trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm lấn [vi khuẩn, virus, nấm, khối u] hoặc chấn thương.

    Bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến hormone của cơ thể, chẳng hạn như các tình trạng về tuyến giáp, cũng có thể tác động đến các quá trình này và sự trao đổi chất tổng thể.

    Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ kiểm tra sự cân bằng hormone đồng hóa – dị hóa ở người tập thể hình khi chuẩn bị một cuộc thi, được chia thành 2 nhóm: Nhóm tập luyện và ăn uống như bình thường và nhóm bị hạn chế năng lượng để giảm mỡ cơ thể. Nhóm bị hạn chế năng lượng đã cho thấy lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng cơ bắp giảm đáng kể so với nhóm bình thường. Nồng độ insulin, hormone tăng trưởng, mức testosterone cũng đều giảm.

    Đồng hóa và dị hóa ảnh hưởng cân nặng

    Vì quá trình đồng hóa và dị hóa là một phần trong quá trình trao đổi chất, do đó các quá trình này đều ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn.

    • Trạng thái đồng hóa: Cơ thể sẽ xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Điều này giúp duy trì hoặc tăng cân.
    • Trạng thái dị hóa: Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, cả mỡ và cơ bắp.

    Bạn có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách hiểu rõ quá trình trao đổi chất tổng thể, các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cả hai quá trình này đều có thể giúp giảm mỡ theo thời gian. Nếu bạn tập luyện nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình đồng hóa, bạn sẽ có xu hướng giảm mỡ và duy trì hoặc thậm chí tăng cơ. Cơ bắp nặng dày hơn mỡ, vì vậy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể của bạn có thể cao hơn với vóc dáng thon thả hơn.

    Khi cơ thể bình thường, chưa cần bổ sung năng lượng, các nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể như cơ bắp, mỡ sẽ không được sử dụng và không làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể bị đói sẽ xảy ra quá trình dị hóa, cơ bắp và mỡ sẽ bị đem ra đốt lấy năng lượng giúp giảm cân. Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho người tập thể hình muốn xây dựng cơ bắp.

    Video liên quan

    Chủ Đề