Uống thuốc giảm đau có hại thận không

Bắt đầu tuổi xế chiều, cơ thể dần lão hoá, hệ cơ xương khớp trải qua nhiều biến động, phát sinh các bệnh đau nhức, khiến người ta khó chịu. Cách giải quyết tiện dụng nhất mà đa số các bệnh nhân hay dùng đó là uống thuốc giảm đau Tây y được cấp theo toa hay tự mua ở các nhà thuốc Tây. Không chỉ người già, mà những nhân viên văn phòng, do lối sống thụ động, kém vận động cũng mắc các bệnh đau xương khớp, phải dùng tới thuốc giảm đau Tây y.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau Tây y thật sự rất độc, nó có hai con đường chuyển hoá và đào thải: đó là gan và thận, để thải qua phân hoặc nước tiểu. Đáng chú ý nhất đó là thuốc giảm đau nhóm NSAID [nhóm không steroid] là một trong những nguyên nhân gây suy thận cấp và suy thận mạn ở người cao tuổi.

Thuốc giảm đau đang bị lạm dụng

Có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ mới uống thuốc vài ngày đã phù mặt, phù chân. Nguy hiểm hơn là các trường hợp không có biểu hiện gì, nhưng nếu uống thuốc kéo dài trong 1-2 năm, tình cờ kiểm tra lại sẽ thấy chức năng thận suy giảm nhanh. Hoặc với nhóm thuốc giảm đau acetaminophen, nếu bệnh nhân có bệnh gan tiềm ẩn mà uống thuốc trong một thời gian kéo dài cũng dễ dẫn tới tình trạng viêm gan cấp, biểu hiện vàng da, vàng mắt.

Liệu pháp y học cổ truyền có giúp được?

Một số bệnh gây đau ở người già có thể kể đến là gai xương, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Thực tế có rất nhiều cách để giảm đau trong các bệnh gai xương hay thoái hoá khớp. Nguyên nhân gây đau do các tế bào viêm tích tụ gây kích thích dây thần kinh cảm giác, bằng các liệu pháp mát xa, chườm nóng giúp ly giải, phân tán các tế bào viêm có thể giúp cải thiện tình trạng này. Với trường hợp thoát vị đĩa đệm, khoa học đã chứng minh 50% trường hợp có thể tự lành, vì các tế bào viêm sẽ tiêu hủy những mô đệm bị lòi ra mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Có nhiều liệu pháp thay thế cho thuốc giảm đau

Ngoài ra, tập thể dục lành mạnh, phù hợp giúp nhóm các cơ vùng lưng dẻo dai, săn chắc hơn sẽ giúp giảm đau mỏi vùng cột sống bị tổn thương.

Theo Trung y, chỗ nào đau là do bị ứ tắc khí, nên châm cứu, bấm huyệt, tập khí công hay mát-xa giúp khí lưu thông cũng giúp giảm đau một cách hiệu quả hoặc khỏi bệnh.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên cáo những người lớn tuổi có biểu hiện đau nhức cột sống nên đi chụp phim XQ cột sống để chẩn đoán bệnh. Khi có bệnh, nên phối hợp các liệu pháp y học cổ truyền, tập vật lý trị liệu thêm và không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau quá mức chịu đựng thì có thể uống thuốc giảm đâu 2 – 3 ngày rồi ngưng. Khi uống thuốc giảm đau nên uống nước đầy đủ, dùng chế độ ăn nhạt để tránh các biến chứng về thận.

Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.


Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất. Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.

Trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa hoạt chất Paracetamol như: Panadol, Hapacol, Mexcold, Dopagan, Paracetamol,….

Tác dụng phụ và liều dùng

Không được tự ý uống thuốc để điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em.
Liều thông thường:

  • Trẻ em uống 10-15 mg/kg cân nặng, 3-4 lần/ngày. Và liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
    • Người lớn uống 500 mg - 600 mg/lần, 3 lần/ngày. Không nên quá 4g/ngày.
    • Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan yếu.
  • Không uống thuốc ngay sau khi uống rượu. Tránh uống rượu trong thời gian uống thuốc.
  • Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được cho là khá an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng phải lưu ý tác dụng phụ [có thể gây ra dị ứng thuốc đối với một số người] và độc tính của thuốc, đặc biệt là độc tính ở gan.

Ngộ độc Paracetamol có thể xảy ra khi

  • Khoảng cách uống thuốc quá ngắn.
  • Uống nhiều loại thuốc có chứa Paracetamol.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Uống liều quá cao:
    • Trẻ em uống 150mg/kg/ngày và khi có bệnh lý về gan thì chỉ cần uống 100mg/kg là có thể bị ngộ độc.
    • Người lớn uống 6- 10g/ 24 giờ, khi chức năng gan yếu thì khoảng 3- 4g.

Triệu chứng khi quá liều Paracetamol

  • Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh xao thường xảy ra trong vòng 24 giờ.
  • Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não - gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong. 

Những yếu tố nguy cơ làm tăng độc tính của thuốc

  • Suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây viêm gan ở liều điều trị.
  • Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, dùng chung các thuốc có khả năng gây tăng men gan.

Xử trí khi quá liều Paracetamol

Cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, có thể sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu của Paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười.


Ds. Trần Thị Lời - Khoa Dược, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long [Tham khảo: Hiểu và dùng thuốc đúng- Nhà xuất bản Trẻ .

canhgiacduoc.org.vn]

Từ rất lâu, người ta nhận thấy rằng thuốc nhóm NSAIDs [trừ aspirin] có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như cơn đau tim, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy tim và đột quỵ [17, 18, 19]. NSAIDs gây ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu qua 2 cơ chế chính. Đầu tiên, chúng làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, khiến máu dễ đông hơn. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch ở tim, từ đó gây cơn đau tim. Thêm vào đó, NSAIDs làm thay đổi lưu lượng máu đến thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ [19].

Ảnh: Shutterstock.com – 1441372394

Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol lên tim mạch vẫn chưa thật đầy đủ [20]. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 15 viên paracetamol mỗi tuần có 68% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng paracetamol liều cao hơn liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ và hai nghiên cứu khác cho thấy liên quan đến cao huyết áp [21]. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn NSAIDs và có thể được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch để thay thế NSAIDs [22].

Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không: Các tác dụng phụ khác

Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gan và thận, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol như [23, 24, 25]:

● Mệt mỏi, chóng mặt ● Dị ứng ● Phát ban da, ngứa

● Buồn ngủ

Có thể thấy, trong các thuốc giảm đau thông thường, paracetamol được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn NSAIDs [26, 27]. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tốt để giảm đau trong các cơn đau có yếu tố viêm [28, 29]. Trong trường hợp cần sử dụng NSAIDs, bạn nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này? Liệu dùng ngắn ngày có giúp bạn tránh được các tác dụng của thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs không?

Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày có tránh được tác dụng phụ không?

Nếu bạn nghĩ, chỉ cần uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày sẽ tránh được tác dụng phụ của chúng thì có lẽ bạn đã sai.

Thực tế, ngay từ ngày đầu tiên sử dụng, đa số các NSAIDs đều có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là các NSAIDs không chọn lọc [30]. Nguy cơ này có thể kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị [31]. Vì vậy, bạn cần uống thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể [22]. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ về những bệnh đã hoặc đang điều trị để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp [6, 7]. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như misoprostol hoặc PPI để giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các NSAIDs chọn lọc COX-2 như NSAIDs nhóm coxib ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này [32].

Video liên quan

Chủ Đề