Cơ thể con người có bao nhiêu xương năm 2024

Trẻ nhỏ sinh ra với khoảng 300 chiếc xương, nhiều hơn ở người trưởng thành gần 100 xương và các xương luôn phát triển, thay đổi hình dạng mỗi ngày.

Dù trông tương đối cứng nhưng xương được hình thành từ mô sống và canxi. Các mô này bao gồm màng xương (màng dày ở mặt ngoài của xương), xương đặc (lớp cứng, mịn bên trong xương), tế bào hủy xương (là những tế bào xuất phát từ tế bào tạo máu, có chức năng đục bỏ xương cũ hay xương bị tổn hại qua một quá trình phân hủy chất khoáng), tủy xương (phần lõi tạo ra các tế bào máu). Quá trình phát triển xương được gọi là quá trình hóa xương, thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số xương ở trẻ sơ sinh được cấu tạo hoàn toàn từ sụn để giúp bé linh hoạt, có thể cuộn tròn trong không gian hạn chế ở tử cung trước khi chào đời.

Cơ thể con người có bao nhiêu xương năm 2024

Trẻ sơ sinh có xương cấu tạo từ sụn để giúp bé linh hoạt trong chuyển động trong bào thai. Ảnh: Pinterest

Khi trẻ lớn dần, phần lớn sụn xương sẽ được thay thế bằng xương thực sự. Nhiều xương sẽ hợp nhất với nhau và khoảng trống ngăn cách các đầu của hai xương hợp nhất gọi là lớp sụn. Đây chính là lý do vì sao người trưởng thành lại chỉ còn 206 xương.

Việc thay thế sụn bằng xương hợp nhất bắt đầu khi các mao mạch vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến các nguyên bào xương, từ đó hình thành nên các tế bào xương mới. Canxi là khoáng chất cần thiết trong quá trình hình thành mô xương mới.

Ở mỗi đầu của xương dài đều có các đĩa tăng trưởng, quyết định kích thước và hình dạng cuối cùng của xương. Khi một người ngừng phát triển, các đĩa tăng trưởng đóng lại. Ở trẻ nhỏ, các đĩa tăng trưởng yếu hơn các bộ phận của khung xương nên dễ bị gãy xương và các chấn thương so với người lớn.

Đến giai đoạn trưởng thành, sự hợp nhất của xương và sự phát triển của xương đã ngừng lại. Xương khi đó đã có độ chắc nhất định nhưng lại rất nhẹ. Người trưởng thành có 206 xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Xương liên tục trải qua một quá trình gọi là sửa chữa hay nói cách khác là sự hình thành mô xương mới và sự phân hủy xương cũ thành canxi và các khoáng chất khác, giải phóng vào máu. Đây được gọi là quá trình tiêu xương và là chức năng sinh lý bình thường của xương, diễn ra suốt cuộc đời nhưng với trẻ nhỏ, quá trình hình thành xương mới diễn ra nhanh hơn quá trình tái hấp thu.

Cách giúp xương phát triển khỏe mạnh

Tuổi tác, mãn kinh, uống nhiều rượu... là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình mất xương ở cơ thể mà điển hình là loãng xương. Quá trình phát triển và hợp nhất xương ở trẻ nhỏ có vai trò quan trọng đến sự phát triển về vóc dáng, hình thể. Một vài cách có thể giúp xương phát triển khỏe mạnh gồm:

Cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn uống: Cơ thể không tạo ra canxi, vì vậy tất cả lượng canxi đều được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu canxi lành mạnh bao gồm các chế phẩm từ sữa ít béo (sữa, pho mát, sữa chua), các loại hạt hạnh nhân, đậu trắng và các loại rau xanh như rau bina và rau cải thìa...

Tập luyện thể thao: Tạo dựng thói quen tập luyện hàng ngày với các bài tập như đi bộ, nâng tạ, bơi lội...

Cung cấp đủ vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bổ sung đủ protein cũng rất quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh của xương và cơ. Nếu có những thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để có phương pháp bổ sung hợp lý.

Xương là bộ phận quan trọng của cơ thể, với chức năng khác nhau, giúp cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. rất quan trọng với chúng ta giúp chúng đi đứng

Cơ thể con người có bao nhiêu xương năm 2024
Bộ xương người

Xương của động vật (thuộc hệ vận động) đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu.... Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ khoáng chất (đa phần là calci) và tế bào xương. Để thực hiện chức năng này, xương cần phải có cấu trúc đặc biệt.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Nâng đỡ cơ thể

Hệ thống xương bảo vệ các cơ quan trong cơ thể: Như là tủy sống nằm trong ống sống, não bộ nằm trong hộp sọ, hệ tuần hoàn và hô hấp nằm trong lồng ngực.

Chức năng vận động:Các xương dài nối với cơ bắp bằng gân. Do các cơ bám vào xương được coi như hệ đòn bẩy đến từ các khớp. Dưới tác động của hệ thần kinh, cơ co duỗi làm các xương hoạt động nên xương đóng vai trò chủ động khi vận động. Các xương nối với nhau ở khớp bởi dây chằng. Tác động qua lại của xương với cơ được nghiên cứu trong cơ sinh học.

Sản xuất máu

Ngoài việc nâng đỡ cơ thể, xương còn là nơi sản xuất ra hồng cầu cho máu. Chính xác hơn là tuỷ xương - thứ chất giống như thạch ở bên trong ống xương làm ra. Có hai loại tuỷ xương, loại tuỷ vàng béo ngậy(ở người già) không sinh ra hồng cầu, chỉ có loại tuỷ đỏ (ở trẻ em)ở trong xương bả vai, xương hông, xương sườn, xương ức và xương chậu mới sản xuất hồng cầu. Những dây chuyền chế tạo năng suất cao này luôn sản xuất ra 1 lượng hồng cầu bù với số lượng hồng cầu mất đi.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Xương tương đối cứng và có thành phần nhẹ, tạo phần tạo bởi hai thành phần chính gồm chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ trong xương tồn tại dưới dạng Calci phosphate trong cách sắp xếp hóa học gọi là kiểu Ca5(PO4)3OH. Chất hữu cơ trong xương có tên gọi là Ossein hay còn được gọi là cốt giao. Có sức nén tương đối cao nhưng sức căng kém. Trong khi xương giòn, có độ co giãn phụ thuộc vào thành phần sinh học (chủ yếu vào sụn). Xương có cấu trúc mắt lưới, và độ đặc tùy vào từng điểm. Trên cơ thể người có 206 xương và được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân (xương mình) và xương chi.

Xương có thể rắn chắc hay xốp. Vỏ (lớp ngoài) xương thì rắn chắc; 2 đề ngữ có thể dùng thay thế cho nhau. Lớp ngoài xương tạo nên phần lớn khối lương của xương; nhưng, bởi vì độ đặc của nó, nên có diện tích bề mặt ít. Xương xốp có cấu trúc tổ ong, có diện tích mặt ngoài cao, như chỉ tạo phần ít của xương.

Xương có thể mềm hay cứng. Xương mềm có thể thay thế trong qua trình phát triển hay hồi phục. Được gọi như thế vì cấu trúc không đồng nhất và kết quả là có sức chịu kém. Ngược lại thì xương cứng có cấu trúc song song và cứng hơn nhiều. Xương mềm thường được thay thế bởi xương cứng trong khi lớn.

Xương sọ

Hộp sọ cũng có khớp xương, nhưng theo kiểu khác. Hộp sọ được cấu tạo gồm 22 mảnh xương riêng lẻ hợp thành, nhưng khớp xương giữa chúng không cử động được. Các khớp hộp sọ khít chặt với nhau giống như những miếng ghép hình. Vì thế hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được ổn định, chứ không méo mó khi ta cử động.

Xương tay

Cấu tạo xương tay khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày, ngay từ khi những tổ tiên ăn lông ở lỗ của chúng ta chuyển từ việc bò bằng 4 chân sang đứng thẳng trên hai chân, họ đã sử dụng đôi tay làm nhiều việc khác hơn. Một bàn tay có tới 27 xương nhỏ để có thể cử động dễ dàng, và các ngón tay có thể chạm vào nhau.

Xương chi dưới

Gồm có 31 xương: xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân.

Xương mình

Gồm 33 đốt xương sống và có chiều dài từ 60 đến 70 cm, xương mình được chia làm 5 phần và 4 đoạn cong.

Trong cơ thể người có bao nhiêu xương?

Khớp là cấu trúc kết nối các xương và hình thành chuyển động. Số lượng khớp của mỗi cơ thể phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Cơ thể người có khoảng 360 đến 380 khớp, tùy thuộc vào cách đếm và phân loại khớp. Số lượng này bao gồm cả khớp di động và khớp bất động.

Bộ xương người có bao nhiêu xương?

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương.

Bộ xương có vai trò gì trong cơ thể?

Xương đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể: Khung xương được làm bằng xương để tạo ra một bộ khung chắc khỏe nhằm hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan mềm (chẳng hạn như não, tim và phổi) khỏi chấn thương. Xương phối hợp cùng cơ bắp để nâng đỡ cơ thể khi chúng ta đứng và di chuyển cơ thể khi chúng ta đi bộ hoặc chạy.

Xương được làm từ gì?

Theo các nghiên cứu, thành phần chính của phần xương là protein collagen, tạo nên một khung mềm. Đối với phần xương cứng, thành phần chính là photpho và canxi có cấu trúc liên kết vững chắc tạo nên sức mạnh cho khung xương và định hình vóc dáng cơ thể người.