Coông chức loại d ngân hàng nhà nước là gì năm 2024

Mục Lục

Công chức là những người đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Và hiện nay ở nước ta, công chức được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Vậy công chức loại A1 là gì, được chia thành mấy loại, hệ số và cách tính lương công chức A1 như thế nào? Câu trả lời cho các bạn sẽ có ngay dưới bài viết này của CareerLink.vn.

Coông chức loại d ngân hàng nhà nước là gì năm 2024

Công chức loại A1 là gì?

Trước khi hiểu về công chức loại A1, chúng ta cần hiểu rõ về thuật ngữ “công chức”. Công chức là cụm từ dùng để mô tả công việc của những người làm việc trong các cơ quan hành chính do Nhà nước quản lý, được hưởng lương từ ngân sách quốc gia.

Hiện nay, tính theo ngạch bổ nhiệm theo điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật cán bộ công chức & luật viên chức được sửa đổi năm 2019 của Chính phủ thì công chức được chia làm 4 loại đó là công chức loại A, B, C, D.

Trong đó, công chức loại A lại được phân thành các hạng: công chức loại A0, A1, A2 (chia thành 2 nhóm A2.1 và A2.2), công chức loại A3 (chia thành 2 nhóm A3.1 và A3.2).

“Công chức loại A1 trực thuộc nhóm công chức loại A, là người có trình độ học vấn từ đại học trở lên được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, làm việc tại các cơ quan nhà nước.”

Theo đó chúng ta có thể hiểu công chức loại A2 là gì? Công chức loại A2

Công chức loại A1 được chia như thế nào?

Khi đã được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước, công chức viên sẽ được sắp xếp vào các vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của mình. Đây được gọi là ngạch công chức.

Ngạch của công chức loại A1 sẽ bao gồm: Chuyên viên; Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công chứng viên; Thanh tra viên; Kế toán viên; Kiểm soát viên thuế; Kiểm toán viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm dịch viên động – thực vật; Kiểm lâm viên chính; Kiểm soát viên đê điều; Thẩm kế viên; Kiểm soát viên thị trường; Thống kê viên; Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Kỹ thuật viên bảo quản; Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự); Thẩm tra viên (thi hành án dân sự); Thư ký thi hành án (dân sự); Kiểm tra viên thuế; Kiểm lâm viên.

Công thức tính lương của công chức loại A1

Khái niệm công chức loại A1 là gì và chia thành mấy loại đã được giải đáp ở trên. Và một thắc mắc khác được nhiều độc giả quan tâm nữa là cách tính lương của loại công chức A1 như thế nào.

Tương tự như việc tính lương của công chức chung, công thức tính lương của công chức loại A1 như sau:

Lương công chức loại A1 = hệ số x mức lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở của công chức, viên chức bắt đầu áp dụng từ 1/7/2023 là 1.800.000 đồng. Tuy nhiên, mức lương thực lĩnh của mỗi công chức loại A1 sẽ khác nhau bởi nó phụ thuộc vào hệ số của từng người.

Hệ số lương của công chức loại A1 tương ứng với từng bậc cụ thể:

Bậc 1: hệ số 2.34; bậc 2: hệ số 2.67; bậc 3: hệ số 3.00; bậc 4: hệ số 3.33; bậc 5: hệ số 3.66; bậc 6: hệ số 3.99; bậc 7: hệ số 4.32; bậc 8: hệ số 4.65; bậc 9: hệ số 4.98.

Dưới đây là bảng lương chi tiết của công chức loại A1 từ 1/7/2023:

Bậc lươngHệ số lương công chức A1Mức lương (đồng)12,344.212.00022,674.806.00033,005.400.00043,335.994.00053,666.588.00063,997.182.00074,327.776.00084,658.370.00094,988.964.000

Thời hạn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với ngạch chuyên viên, trình độ đại học bao gồm: ngạch công chức, viên chức loại A1, theo bảng lương số 2 và số 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP là phải đủ 36 tháng.

Điều kiện để chuyển đổi sang công chức loại A1

Việc nâng ngạch công chức (tăng bậc) sẽ góp phần làm tăng mức lương cơ bản lên bậc cao hơn.

Điều kiện chung để chuyển ngạch công chức

Để có thể chuyển đổi ngạch công chức loại, công chức cần phải có đủ những điều kiện sau:

– Ngạch công chức chuyên môn xét chuyển phải cùng thứ bậc và nghiệp vụ, quyền hạn với ngạch hiện tại.

– Kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của ngạch mới. Đây là điều kiện bắt buộc mà công chức muốn chuyển ngạch cần có.

– Công chức chuyển ngạch khi công việc được giao không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ mà mình đang có. Vì vậy, công chức cần phải chuyển ngạch để tránh những sai sót không đáng có xảy ra trong suốt quá trình làm việc.

Điều kiện cụ thể để chuyển công chức loại A1 là gì?

Ngoài các điều kiện chung trên, để nâng ngạch công chức loại A thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện dưới đây:

– Điều kiện chuyển công chức loại C sang loại A: Yêu cầu đã làm việc ở vị trí công chức loại C liên tục trong 60 tháng trước đó.

– Điều kiện chuyển công chức loại B sang loại A: đã làm ở vị trí công chức loại B liên tục trong 36 tháng trước đó.

– Trường hợp chuyển công chức loại A0 chuyển sang loại A1 cần:

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm bị kỷ luật trong 3 năm liên tiếp trước đó, phải hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao phó.

+ Cung cấp đủ hồ sơ gồm bằng Đại học, công văn đề nghị Sở Nội vụ cho nâng ngạch và các giấy tờ liên quan.

+ Có kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ đạt tiêu chuẩn công chức loại A1.

Đối tượng chuyển đổi ngạch công chức A1

Hiện nay chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn chuyển ngạch công chức mà chỉ được đính kèm rải rác ở các văn bản, quy định khác. Dựa vào Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP chúng ta có thể xác định được đối tượng chuyển đổi ngạch công chức loại A1 gồm:

– Công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng đủ điều kiện về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức (viết tắt là Nghị định 117/2003/NĐ-CP).

– Công chức thuộc biên chế nhà nước được hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến công tác tại trụ sở các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt chi nhánh tại Việt Nam.

– Công chức đang làm việc ở xã/phường/thị trấn (gọi chung là cán bộ chuyên trách & công chức cấp xã) quy định về chế độ, chính sách đối với công chức, cán bộ cấp xã, phường, thị trấn.

Thủ tục để chuyển đổi ngạch công chức A1

Khi đã đủ điều kiện chuyển ngạch, công chức cần thực hiện các thủ tục tiếp theo:

– Người có nhu cầu chuyển đổi ngạch công chức A1 cần xin giấy đề nghị chuyển ngạch do Sở Nội vụ cấp. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Sở Nội vụ sẽ xét duyệt và hoàn thành những thủ tục cần thiết để tiến hành ra văn bản chuyển ngạch trực tiếp cho đơn vị chủ quan công chức xin chuyển ngạch hoặc thực hiện bước tiếp theo là trình lên Ủy ban Nhân dân Tỉnh (nếu công chức đó thuộc phạm vi quản lý của Tỉnh).

– Ngoài ra, cần cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác để thủ tục được hoàn thành chuyển ngạch công chức gồm:

+ Công văn đề nghị chuyển ngạch công chức của cơ quan, đơn vị nơi công chức đang làm việc.

+ Bản sao quyết định về mức lương hiện tại của ngạch công chức A1.

+ Các bản photo: các quyết định bổ nhiệm vào vị trí công việc, ngạch công chức…

Công chức loại A2 là gì?

Công chức loại A2 bao gồm những người làm việc trong các ngạch như:

Chuyên viên chính; Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra viên chính; Kiểm soát viên chính thuế; Kiểm toán viên chính; Kiểm soát viên chính ngân hàng; Kiểm tra viên chính hải quan; Thẩm kế viên chính; Kiểm soát viên chính thị trường; Thống kê viên chính; Kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); Thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); Kiểm tra viên chính thuế; Kiểm lâm viên chính; Kiểm dịch viên chính động – thực vật; Kiểm soát viên chính đê điều.

Công chức loại A3 là gì?

Công chức loại A3 bao gồm những người làm việc trong các ngạch như: Chuyên viên cao cấp; Thanh tra viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp thuế; Kiểm toán viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; Kiểm tra viên cao cấp hải quan; Thẩm kế viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp thị trường; Thống kê viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); Thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); Kiểm tra viên cao cấp thuế.

Công chức loại A0 là gì?

Công chức loại A0 là người được tuyển chọn, bổ nhiệm vào các chức danh trong cách tổ chức, cơ quan nhà nước chỉ cần trình độ đào tạo Cao đẳng.

Công chức là đối tượng có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước

Trên đây là chia sẻ về công chức loại A1 là gì và những vấn đề liên quan đến ngạch công chức này. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn có thể tham khảo và tích lũy thêm kiến thức cho mình. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về việc làm, cách viết CV/Resume… hãy truy cập CareerLink.vn nhé.

Công chức nhà nước bao gồm những ai?

Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Công chức loại A gồm những ai?

Công chức loại A bao gồm những chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, điều kiện để được xét tuyển công chức loại A là cá nhân phải có bằng cấp từ Đại học trở lên.

Thời gian tập sự được bao nhiêu tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D?

Đối với công chức, thời gian tập sự với công chức loại C là 12 tháng, công chức loại D là 6 tháng (Khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP).

Công chức loại C là loại gì?

  1. Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp; d) Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậ dưới sơ cấp.