Coông văn khai số cont seal mới hải quan năm 2024

Trong bài viết trước, Lacco đã giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái. Trong nội dung hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với các bạn về Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất FCL (Hàng nguyên container).

Quy trình làm tờ khai xuất Hàng FCL

1. Khai báo hải quan

Ở bước này, chúng ta sẽ phân loại và biết được phân luồng tờ khai hàng hóa của mình thuộc loại nào (xanh, vàng, đỏ)

2. Hạ container hàng xuất

- Đăng ký hạ cont hàng xuất tại trang web https://eport.saigonnewport.com.vn/

- Chứng từ cần có để khai hạ cont hàng: booking, số cont, số seal, packing list, tờ khai hải quan

3. Xử lý tờ khai hải quan

Luồng xanh:

Thanh lý tờ khai trên trang https://eport.saigonnewport.com.vn/

Luồng vàng:

+ Bước 1: Mở tờ khai (tương tự như mở tờ khai của hàng LCL).

+ Bước 2: Thanh lý tờ khai (tương tự luồng xanh)

Luồng đỏ:

+ Bước 1: Mở tờ khai

+ Bước 2: Phân kiểm hồ sơ

Note: Bước 1, bước 2 và các lưu ý khi phân kiểm cũng tương tự như quy trình hàng LCL đã nêu.

+ Bước 3: Làm thủ tục tại kho và kiểm hóa

TH1: Nếu mở tờ khai & phân kiểm trước khi cont hạ ở cảng

+ Báo đơn vị vận chuyển đóng eport hạ cont hàng xuất có kiểm hóa

+ Đăng ký cắt bấm seal trên eport -> in phiếu cắt bấm seal từ hệ thống

+ Tại nhà kiểm hóa: Xin dấu hải quan kiểm hóa lên tờ khai hải quan.

+ Tại văn phòng điều độ: nộp tài có dấu kiểm hóa + phiếu cắt bấm seal cho điều độ -> trả cho phiếu cắt seal

+ Nếu cont ở dưới đất -> gọi công nhân cắt seal + gửi seal mới để công nhân cập nhật seal lên hệ thống;

+ Nếu cont không nằm dưới đất -> đóng tiền ở thương vụ (cung cấp: 1 booking, 2 phiếu đăng ký cắt bấm seal) hoặc chi ngoài chuyển đảo cont -> gọi công nhân cắt seal sau đó gửi seal mới để công nhân cập nhật seal lên hệ thống

+ Thông báo cho hải quan kiểm hóa để thông báo vị trí cont -> kiểm hóa và xử lý các vấn đề xảy ra (nếu có)

+ Bấm seal mới (seal hãng tàu). Kiểm tra trên eport đã cập nhật seal mới hay chưa. Nếu chưa cập nhật, đến vp điều độ để nhờ cập nhật seal

TH2: Nếu mở tờ khai & phân kiểm sau khi cont đã hạ tại bãi chờ xuất

+ Tại thương vụ cảng: đóng tiền chuyển bãi kiểm hóa

+ Đăng ký cắt bấm seal trên eport -> in phiếu cắt bấm seal từ hệ thống

+ Tại nhà kiểm hóa: Xin dấu hải quan kiểm hóa lên tờ khai hải quan (lưu ý lúc này cont đã có tại cảng)

+ Tại văn phòng điều độ: nộp tk có dấu kiểm hóa + phiếu cắt bấm seal cho điều độ -> trả cho phiếu cắt seal -> gọi công nhân cắt seal + gửi seal mới để công nhân cập nhật seal lên hệ thống (Khi cont được đăng ký chuyển bãi kiểm hóa, thông thường cont sẽ được xếp ở dưới cùng).

+ Gọi điện cho hải quan kiểm hóa để thông báo vị trí cont -> kiểm hóa và xử lý các vấn đề xảy ra (nếu có)

+ Bấm seal mới (seal hãng tàu). Kiểm tra trên eport đã cập nhật seal mới hay chưa. Nếu chưa cập nhật, đến vp điều độ để nhờ cập nhật seal

+ Bước 4: Thanh lý tờ khai (tương tự luồng xanh).

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành quy trình làm tờ khai hàng xuất FCL. Trong quá trình làm tờ khai, nếu gặp phải các vấn đề khó khăn cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Quản lý Ops (Công ty Lacco) Vân Vũ theo địa chỉ hotline: 0931 701 359.

Công ty LACCO đang sở hữu đội ngũ chuyên viên khai báo hải quan chuyên nghiệp, dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế đa dạng. Do đó luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế an toàn, nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất cho khách hàng. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, các bạn vui lòng liên hệ đến Hotline: 0906 23 5599 hoặc hotline: [email protected] để được hỗ trợ chi tiết.

Khai báo hải quan xuất khẩu bao gồm những thủ tục, chứng từ gì, qui trình như thế nào? Các doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết của cuocvanchuyen sau đây.

Hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các chứng từ sau đây:

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
  1. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
  1. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Tùy theo loại hàng hóa xuất khẩu mà doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ trên các điều luật hải quan, bộ tài chính xem hàng của doanh nghiệp là hàng thương mại thông thường hay hàng cấm, hàng cần xin giấy phép xuất khẩu và kiểm tra chuyên ngành không, hàng có bị đánh thuế xuất khẩu hay xuất theo hạn ngạch không.

Các chứng từ xuất khẩu:

- Hợp đồng thương mại (Sale contract)

- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

- Booking note

- Phiếu xác nhận container đã hạ cảng

- Các loại giấy phép cần có theo yêu cầu của mặt hàng

Ngoài ra còn có những chứng từ khác như Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), Hun trùng dành cho những mặt hàng đóng trong pallet gỗ, đây là chứng từ bắt buộc phải có nếu không may sẽ bị hải quan nước nhập khẩu từ chối và trả hàng về, những chứng từ khác phối hợp chuẩn bị theo yêu cầu của bên nhập khẩu,…

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm bài viết Bộ chứng từ xuất nhập khẩu của chúng tôi.

Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu

Nếu bạn đóng hàng tại kho thì sau khi giao hàng xong mới làm thủ tục hải quan, đóng hàng tại cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quan trước khi container được hạ. Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan.

- Mở tờ khai hải quan: Để có thể mở được tờ khai hải quan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).

- Đăng ký tờ khai: Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.

- Đóng phí: Bạn phải tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan.

- Lấy tờ khai: Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan). Thanh lý tờ khai: Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này, container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.

- Vào sổ tàu: Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container. Cần chú ý container phải được hạ trước giờ cắt máng closing time.

- Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu).

* Lưu ý tờ khai xuất khẩu có thể bị phân luồng như sau:

Luồng xanh: trừ khi bạn là doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu thì đa phần hàng xuất khẩu sẽ hiện luồng xanh, vì nhà nước luôn tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ cần trình mã vạch và tờ khai đã được thông quan cho bộ phận chịu trách nhiệm đối chiếu xác nhận.

Luồng vàng:

Theo quy định tại điều 16 Thông Tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung trong thông tư 39), doanh nghiệp cần chuẩn bị:

Mẫu tờ khai xuất khẩu

Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp

Bảng kê lâm sản theo qui định của Bô NN&PTNT nếu hàng xuất khẩu là gỗ nguyên liệu: 1 bản chính. Giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền cấp

Nếu xuất khẩu 1 lần: 1 bản chính

Nếu xuất khẩu nhiều lần: 1 bản chính khi xuất khẩu lần đầu

Giấy thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy kết quả kiểm tra chuyên ngành.

Các giấy tờ khác theo qui định của hải quan cho loại hàng.

Doanh nghiệp trình hồ sơ cho hải quan tại quầy đăng kí tờ khai, nếu hồ sơ đã hợp lệ và doanh nghiệp hoàn thành đóng các chi phí theo yêu cầu, sẽ được in tờ khai mã vạch thông quan.

Luồng đỏ:

Nếu bạn xuất khẩu lần đầu đều sẽ bị phân luồng đỏ, việc này sẽ gây thêm mất thời gian và chi phí nhưng chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ chứng từ theo yêu cầu hải quan, và hàng hóa thực tế giống với trên tờ khai, không gian lận thì không có vấn đề gì.

Tùy theo tính chất mặt hàng mà được kiểm hóa theo hình thức máy soi chuyên dụng hoặc kiểm tra thủ công bởi công chức hải quan. Tùy theo mức độ chính xác của hàng hóa thực tế so với tờ khai mà doanh nghiệp sẽ bị nhắc nhở hay cấm xuất khẩu.

Doanh nghiệp trình hồ sơ tương tự như luồng vàng, tuy nhiên hồ sơ sẽ được chuyển tiếp đến bộ phận kiểm hóa. Bộ phận kiểm hóa sẽ xem xét hồ sơ để quyết định mức độ kiểm hóa là bao nhiêu phần trăm, họ được phân công đến gặp chủ hàng, người khai thác hàng hóa cho doanh nghiệp và mở hàng kiểm tra từng thùng hàng, sản phẩm.

Doanh nghiệp quan tâm đến Qui trình xuất khẩu hàng hóa chi tiết, có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi.

Công ty logistics Việt Nam

Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác

Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự

Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.