Cúm bao lâu thì tự khỏi

Cơn cúm của bạn có thể kéo dài bao nhiêu lâu?

Cúm là một tình trạng mà bạn vô cùng dễ gặp phải trong mùa lạnh. Bắt đầu với việc mũi của bạn cảm thấy hơi ngột ngạt. Sau đó, bạn có thể ho khan tới mức khiến bạn cảm thấy đau đầu. Và bạn sẽ nhận ra rằng cơn đau đầu của bạn vào lúc này khác hoàn toàn so với bất cứ cơn đau đầu nào khác bạn hay gặp phải. Sau đó, bạn sẽ nhận thấy chân tay của bạn trở nên rất kỳ lạ - bạn cảm thấy vô lực đối với chân tay của mình, và nhiều lúc thậm chí bạn còn cảm thấy đau nhức toàn thân.

Nếu bạn không biết rằng đây là những triệu chứng ban đầu của bệnh cúm, bạn có thể sẽ hoang mang. Nhưng nếu bạn đã biết các triệu chứng của bệnh cúm, bạn sẽ vô cùng tự nhiên mà chào đón nó. “À, cúm đang đến rồi.”

Nhưng sau khi chào đón cơn cúm rồi thì sao? Tôi sẽ phải chịu đựng những khó chịu này trong bao nhiêu lâu nữa? Bao giờ thì tôi mới có thể trở lại những ngày tháng tươi đẹp trước đây? Và, dường như nững năm gần đây, có những loại cúm vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây chết người? Khi nào tôi phải đến bác sỹ? Đây hẳn là những câu hỏi mà bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bạn nhận ra mình bị cúm.

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm virus lây lan rất nhanh vì lây truyền qua không khí [nghĩa là bạn sẽ bị nhiễm bệnh từ những giọt bắn rất nhỏ của người mang virus cúm khi họ ho, sổ mũi hoặc nói chuyện với bạn], và trên các bề mặt [tức là bạn chạm vào các tay nắm cửa, nút bấm thang máy, vòi nước...có dính virus cúm].

Nếu bạn tiếp xúc với virus cúm, có khoảng 50/50 cơ hội mắc bệnh và khiến bạn bị ốm, mặc dù nếu bạn có thể đã tiêm vaccine trước đó, bạn vẫn có thể bị cúm, nhưng bạn sẽ mắc bệnh cúm nhẹ hơn và nhanh khỏe lại hơn. Thông thường, bạn sẽ không xuất hiện tình trạng cúm ngay sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng cúm có thể xuất hiện từ từ trong vòng từ hai đến bảy ngày.

Bệnh cúm kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm thông thường mất khoảng 5 - 7 ngày để biến mất, và "khoảng thời gian tồi tệ nhất" sẽ bao gồm các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ thể, và các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa [bao gồm buồn nôn, nôn và/hoặc tiêu chảy].

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cúm có thể mất ít nhất hai tuần để tất cả các triệu chứng được giải quyết và biến mất hoàn toàn. Thời gian biến mất các triệu chứng của bệnh cúm như sau:

  • Các vấn đề về dạ dày: từ một đến ba ngày
  • Nhức đầu: từ một đến ba ngày
  • Sốt: từ ba đến bảy ngày
  • Đau cơ thể: từ ba đến năm ngày
  • Mệt mỏi: từ một đến hai tuần
  • Ho: từ một đến hai tuần

Một số bệnh nhân có thể phục hồi nhanh hơn những người khác cũng mắc bệnh cúm. Những người đã tiêm vaccine ngừa cúm cũng có thể phục hồi nhanh hơn. Nếu một người bị mắc các bệnh cơ bản [như khí phế thũng hoặc các bệnh mãn tính khác], người đó có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục so với những người còn lại.

Bạn sẽ có thể trở lại làm việc bình thường sau khi bạn đã hết sốt [mà không dùng thuốc hạ sốt] trong 24 giờ. Khi bị cúm, việc ở nhà cũng không đơn thuần chỉ là chăm sóc bản thân mình. Đó còn là việc giữ cho người khác khỏi bị bệnh, điều này có thể xảy ra nhiều nhất trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Khi nào phải đi khám bác sỹ?

Nếu nguwoif mắc bệnh cúm là trẻ em, người cao tuổi, hãy đến khám bác sỹ sớm, một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nếu bắt đầu điều trị sớm.

Ngoài ra, nếu bạn bị đau ngực hoặc khó thở, hãy tới gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 1

Bị bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn?

Thứ Năm ngày 26/04/2018

  • Công dụng của tỏi đen với trẻ nhỏ ít người biết
  • 6 dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị suy giảm mà bạn bỏ qua
  • Cách xông hơi trị bệnh cảm cúm hữu hiệu

Cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn là thắc mắc của nhiều người vì bệnh này thường kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.

Nhiều người quan niệm rằng cảm cúm là bệnh phổ biến vì vậy nên dễ chữa khỏi và khả năng lành bệnh nhanh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn không kịp thời áp dụng các phương pháp,cảm cúm sẽ trở nên dai dẳng và rất khó điều trị. Để tránh bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát bệnh là bao lâu, từ đó có cáchphòng tránh và có cách chữa cảm cúm hiệu quả chotừng tình huống.

Bệnh cảm cúm không được chữa trị đúng cám sẽ rất dai dẳng và có những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là một hội chứng tổng hợp, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do virus gây ra. Theo nghiên cứu, có hơn 100 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm cúm, virus xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu lây lan cho người khác trước khi bệnh nhân có những dấu hiệu cảm cúm. Nói một cách chính xác, virus gây cảm cúm ẩn nấp trong cơ thể người bệnh từ 18- 48 tiếng, sau đó mới đột nhiên phát bệnh với các triệu chứng thường thấy như: đau họng, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm chính là Virus

Cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn?

Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong khoảng từ 5 tới 7 ngày, tùy theo mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên, chế độ ăn uống, chăm sóc cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của bệnh. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, những người làm việc với áp lực lớn và cường độ cao thì bệnh có xu hướng kéo dài hơn, cũng như việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Chính vì thế, khi bệnh nhân có dấu hiệu của cảm cúm thì nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Những sai lầm cần tránh để bệnh cảm cúm nhanh hết

  • Uống nhiều thuốc kháng sinh

Nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, khi bị cảm cúm nên sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì trên thực tế, cảm cúm là bệnh được gây ra bởi virus, mà theo những khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm được các loại vi khuẩn chứ không có tác dụng chữa trị đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp có những biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, bệnh nhân bị cảm cúm không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng kháng sinh có nguy cơ ngày càng gia tăng.

Không nên lạm dụng thuốc khánh sinh để chữa bệnh cảm cúm

  • Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi

Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể…. Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang…

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cảm cúm

Cảm cúm thường kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng nếu bạn thấy mãi không khỏi thì có thể do một số nguyên nhân là những thói quen, sai lầm… mà bạn vô tình áp dụng trong thời gian bị cúm.

Cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh cúm lâu ngày không khỏi là do bạn bổ sung không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Thiếu nước sẽ khiến các dịch đờm tích tụ dẫn tới cảm cúm mãi không khỏi lại càng thêm nghiêm trọng. Do đó mỗi ngày bạn nên uống đủ lượng nước cơ thể cần từ là từ 2l – 3l nước sẽ giúp hòa tan các dịch đờm, các dịch nhầy có trong cổ họng để đờm và dịch được đẩy ra ngoài giúp hệ hô hấp được thông thoáng.

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, dẻo dai đồng thời cùng cố hệ miễn dịch. Nhưng khi bạn bị cảm cúm cơ thể mệt mỏi có thể là nguyên nhân khiến bạn lười tập thể dục và chỉ muốn nằm một chỗ, điều này sẽ góp phần làm bệnh cảm cúm lâu khỏi.

Trong dân gian tồn tại nhiều cách chữa bệnh cảm cúm, cảm mạo đó chính là các mẹo chữa bệnh sử dụng thảo dược hay nhiều người có suy nghĩ cảm cúm là do sức đề kháng kém nên tăng cường bổ sung vitamin C… Đây có thể là những quan niệm sai lầm khiến bệnh cảm cúm của bạn lâu không hết.

Nhiều người nghĩ rằng hút thuốc lá sẽ giúp thông mũi bớt lạnh trong người thế nhưng đây chính là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm thêm nặng. Khói thuốc làm cho cơ thể đầy chất nhầy của các sợi lông tơ trong phổi bị gián đoạn, tê liệt lâu dần dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng hoặc một số triệu chứng cảm lạnh kéo dài. Vì thế người bị cảm cúm không nên hút thuốc.

Mệt mỏi căng thẳng, áp lực công việc đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm kéo dài và nó sẽ như một vòng luẩn quẩn khiến bệnh có thể trầm trọng hơn.

Bệnh cúm có thể làm bạn thấy khó thở, ngạt mũi vì thế nhiều người đã sử dụng thuốc xịt mũi để dễ thở hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng các loại thuốc xịt này trong thời gian dài nhiều ngày có thể lại mang đến tác dụng ngược do lớp niêm mạc ở mũi bị kích thích mạnh nhiều lần, bị sưng và mẫn cảm dẫn đến chảy nước mũi liên tục.

Độ ẩm trong không khí tại không gian sống quá khô hoặc ẩm quá mức cũng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trong không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm vi khuẩn có điều kiện sinh sôi hơn. Mũi cũng dễ bị dị ứng, kích ứng gây ra cảm, hắt hơi. Khi bị cúm nếu ở không gian quá khô thì việc hít thở sẽ khó khăn, khiến bạn phải dùng một lực mạnh hơn để hít vào và thở ra, từ đó lớp niêm mạc có thể bị tổn thương… cũng là nguyên nhân làm bệnh mãi không khỏi.

Cảm cúm kéo dài bao lâu?

Khi bị cảm cúm không nên dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao bởi vì thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn nhưng không có tác dụng với virus. Vì vậy chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Cảm cúm thường khiến bạn nghẹt mũi, khó thở vì vậy việc xông mũi bằng nước nóng hay các loại lá thảo dược được nhiều người áp dụng. Xông sẽ có hiệu quả tức thì, thế nhưng hơi nóng khi xông có thể làm tổn thương vùng da mỏng manh trong mũi đã vốn nhạy cảm càng nhạy cảm hơn và là nguyên nhân khiến cảm cúm lâu ngày không khỏi.

Cảm cúm là một bệnh rất thông thường ai cũng có thể mắc, vì thế nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ là dấu hiệu của sự thay đổi thời tiết nên không cần dùng thuốc hay điều trị gì mà bệnh có thể tự khỏi, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm mãi không khỏi vì không điều trị triệu chứng kịp thời.

Nhiều người nghĩ rằng truyền nước biển sẽ có thể khiến bệnh cảm cúm nhanh khỏi nhưng nó sẽ chỉ có tác dụng trong trường hợp bạn bị sốt hoặc mất nước và truyền nước có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý truyển nước có thể gây dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh cảm cúm rất dễ nhầm với các loại bệnh khác như bệnh dị ứng. Cả hai bệnh này đều có khả năng gây ho sổ mũi hắt hơi nhưng chỉ có cảm cúm mới khiến bạn đau đầu hoặc sốt. Bởi vậy nếu bạn uống nhầm thuốc cho người bị dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến cảm cúm lâu ngày không khỏi.

Khi bị cảm cúm thì việc nghỉ ngơi rất quan trọng, giấc ngủ sẽ giúp cho cơ thể đảm bảo giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường và các hoạt động trao đổi chất cũng diễn ra tốt hơn. Nhưng nếu mắc cảm cúm mà ăn uống không đầy đủ, nghỉ ngơi không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến cảm cúm kéo dài. Do đó khi bị cảm cúm bạn nên ngủ đầy đủ ít nhất trong ba ngày đầu tiên ăn đầy đủ chất uống thuốc …. để có thể chóng bình phục.

Gặp vấn đề về tai – mũi – họng

Bị cảm cúm lâu ngày không khỏi dễ khiến người bệnh, nhất là trẻ em dễ bị viêm họng nặng, ho sốt cao liên tục. Viêm mũi dài dẳng dẫn đến viêm tai giữa nên việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể là nguyên nhân giảm thính lực. Sau này cảm cúm lâu ngày cũng sẽ khiến viêm mũi kéo dài dẫn đến tình trạng viêm xoang nhất là vùng trán, sống mũi và giữa hai mắt, đau đầu giảm thị lực, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Người có bệnh lý nền sẽ khiến bệnh trở nặng hơn

Những người có bệnh lý nền như hen suyễn khi bị cảm cúm lâu ngày sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. Người bệnh sẽ thấy khó thở, khiến việc thở trở nên nặng nhọc, khiến tức ngực. Những người có hệ miễn dịch yếu khi bị cảm cúm kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi và sốt cao là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất.

Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng

Nếu bệnh cảm cúm kéo dài điều trị mãi không dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt với người bệnh có bệnh lý nền nếu không được điều trị kịp thời sẽ có biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.

Bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?

Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, rất dễ lây lan và thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Các triệu chứng ho và cảm giác mệt mỏi có thể tồn tại dai dẳng đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Do đó để có thể rút ngắn thời gian bị cảm cúm, cơ thể nhanh chóng hồi phục thì bạn có thể tăng sức đề kháng, giảm tác dụng của virus gây cúm, giảm nhẹ các triệu chứng cúm bằng sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả. Sản phẩm này có chứa Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Các thảo dược này được kết hợp với nhau trong sản phẩm viên uống không chỉ tăng sức đề kháng cho bạn mà còn giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

>> Xem thêm: Bị cảm cúm lây qua đường nào? Phòng ngừa ra sao?

Khi thấy những dấu hiệu của bệnh cúm bạn có thể uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ không dùng thuốc kháng sinh aspirin. Nếu cảm cúm đến ngày thứ ba mà không thấy đỡ thì nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm xem có phải là sốt virus cúm hay không.

Một cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa cảm cúm là tiêm vacxin virus cúm hàng năm. Trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên bắt đầu có thể tiêm vacxin này.

Bên cạnh đó chế độ ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể thao hằng ngày và nghỉ ngơi làm việc một cách khoa học giữ cho tâm trạng vui vẻ, tăng cường sử dụng vitamin nhất là vitamin C vào những thời điểm cúm thường xảy ra như giao mùa hoặc mùa đông xuân sẽ là cách giúp cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để chống lại sự tấn công, xâm nhập của các loại virus nhất là virus cúm hoặc nếu có mắc cúm thì cũng nhanh chóng khỏi chứ không kéo dài lê thê, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hàng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm đơn giản và hiệu quả nhất là luôn tăng cường sức khoẻ bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, tập luyện thể thao cũng như nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài các thói quen này thì việc tăng cường sức đề kháng từ một sản phẩm hỗ trợ cũng sẽ đem đến hiệu quả và an toàn cho bạn. Sản phẩm bạn cần có các thành phần là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Sản phẩm giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các Virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề