Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 đã tác động như thế nào đến các nước từ bản Tây Âu

ND - Cả thế giới đang tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Nhìn lại lịch sử, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ trong gần 40 năm qua, có thể liệt kê một số vụ nghiêm trọng nhất dưới đây:

Hệ thống tỷ lệ hối đoái được ấn định sụp đổ: Năm 1971, hệ thống tỷ lệ hối đoái được ấn định Brét-tơn Út, được xác lập năm 1944, đã đổ vỡ sau khi dự trữ vàng của Mỹ giảm mạnh và nhu cầu về USD của người nước ngoài tăng nhanh. Washington đình chỉ việc chuyển đổi USD sang vàng và phá giá USD. Bộ tưởng Tài chính G. Con-nan-li đã tuyên bố với một phái đoàn châu Âu rằng "USD là đồng tiền của chúng tôi [Mỹ] nhưng vấn đề là của các anh [châu Âu]". Hiệp định Xmít sau đó cho phép các đồng tiền được thả nổi với tỷ lệ [+] hoặc [-] 2,25% và tăng giá trị chính thức của vàng.

Các "cú sốc dầu mỏ" trong những năm 1970 của thế kỷ 20:  Năm 1973, cuộc cấm vận dầu mỏ của các nước A-rập trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh A-rập - Israel đã làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ và làm rối loạn việc mua bán mặt hàng này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Các nước trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] giành hoàn toàn quyền đặt giá dầu mỏ từ các công ty đa quốc gia phương Tây khi xảy ra "cú sốc dầu mỏ" đầu tiên và giá dầu mỏ tăng khoảng từ 2,50 USD/ thùng tháng 1-1973 lên 11,50 USD/thùng vào năm 1974.Các nền kinh tế công nghiệp phát triển chủ yếu chịu ảnh hưỏng xấu và các nước chậm phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Năm 1979, Cuộc cách mạng ở Iran, nước lúc đó là thành viên OPEC xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai sau A-rập Xê-út, đã gây ra "cú sốc dầu mỏ" thứ hai. Nguồn cung dầu mỏ chưa bao giờ cạn kiệt, nhưng Nhật Bản đi đầu trong việc mua dầu để tích trữ vì lo ngại khan hiếm dầu mỏ. Năm 1980, bùng nổ cuộc chiến tranh giữa Iraq và Iran. Cuối năm đó, giá dầu thô Biển Bắc lên mức cao mới 40 USD/thùng, một mức cao chưa từng có trong mười năm. Trong những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, giá dầu mỏ lên cao khiến các nước phương Tây tự khai thác nguồn dầu mỏ của mình từ các khu vực như Biển Bắc. Cuộc suy thoái toàn cầu và việc tiết kiệm năng lượng trước giá dầu mỏ tăng cao đã làm giảm nhu cầu về xăng, dầu trên thế giới và sau đó gây nên tình trạng cung vượt quá cầu.

Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1987: Tháng 10-1987, thiếu hụt thương mại của Mỹ trong tháng 8 là 15,68 tỷ USD đã gây nên sự sụp đổ kỷ lục tại thị trường tài chính Phố U-ôn. Thứ sáu [ngày 16-10], chỉ số công nghiệp Ðao Giôn lần đầu giảm 100 điểm trong lịch sử do mức kỷ lục 338 triệu cổ phiếu được bán tống bán tháo tại Niu Oóc. Chỉ số Ðao Giôn giảm 4,6% hay 108,35 điểm. Ngày 19-10-1987, còn gọi là "Ngày thứ hai đen tối", các thị trường chứng khoán đổ vỡ ở châu Á và châu Âu sau khi thị trường chứng khoán ở Niu Oóc giảm sút. Sau đó chỉ số Ðao Giôn tụt  508,32 điểm xuống còn 1.738,4 điểm.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á: Năm 1997, thị trường tiền tệ ở châu Á bị giáng một đòn mạnh vì mất niềm tin vào cái gọi là "các nền kinh tế con hổ". Thái-lan, Indonesia, Philippines và Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngày 27-10-1997, chỉ số Down Jones giảm 7,18%. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị ảnh huởng. ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh các mối quan hệ nhằm  tránh tái phát cuộc khủng hoảng. Trung Quốc cải tổ các ngân hàng của nước này và xóa hàng tỷ USD nợ xấu. Indonesia,  được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ðông - Nam Á, được Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cấp gói cứu trợ trị giá 43 tỷ USD.

Bùng nổ "bong bóng công nghệ": Năm 2000 "bong bóng công nghệ" bùng nổ với việc các cổ phần trong công nghệ cao và internet của các công ty tăng một cách chóng mặt. Chỉ số Ðao giôn tăng cao lên tới 11.723 điểm vào tháng 1-2000. Cùng tháng này Cục dự trữ liên bang Mỹ[FeD] cắt giảm tỷ lệ lãi suất một nửa điểm.

Vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 tác động mạnh nền kinh tế Mỹ: Cuộc tiến công khủng bố này làm khoảng 3.000 người chết và giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ. FeD đã cắt giảm lãi suất bốn lần trước khi kết thúc năm 2001.

[Theo Reuters]

Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 9/3, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo tình trạng tăng giá năng lượng do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Nga- Ukraine sẽ gây ra những tác động ngang cú sốc dầu mỏ năm 1973. 

Phát biểu tại một hội nghị ở Paris, Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có sức nặng và ảnh hưởng ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973. Ông nhắc lại tình trạng tăng giá dầu mỏ năm 1973 dẫn tới cú sốc lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất, làm mất đà tăng trưởng kinh tế.

Người đứng đầu Bộ Kinh tế Pháp cảnh báo cú sốc “đình lạm” [lạm phát kèm suy thoái] này chính là điều thế giới cần tránh trong năm 2022. 

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ.

Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.

[OPEC cảnh báo nguồn cung năng lượng từ Nga là không thể thay thế]

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh ngày 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, tiếp tục đẩy giá "vàng đen" leo thang. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.

Cũng trong ngày 9/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới [G7] trong phản ứng với tình hình căng thẳng Nga-Ukraine.

Ông Kishida nêu rõ Nhật Bản đang liên hệ chặt chẽ với Mỹ cũng như cân nhắc kỹ các tiêu chí đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng và an ninh quốc gia khi đưa ra phản ứng./.

Lê Ánh [TTXVN/Vietnam+]

Giá dầu thô toàn cầu đã vượt 80 đôla/thùng, cao nhất trong 7 năm. Điều này hoàn toàn trái ngược với mùa xuân năm ngoái, khi nhu cầu giảm và giá giảm lần đầu tiên trong lịch sử. Giá khí đốt và giá than cũng đang tăng lên.

Đằng sau những chi phí tăng vọt này là gì? Ba yếu tố lớn hội tụ trong một "cơn bão hoàn hảo".

Đầu tiên là cầu tăng mạnh. Mùa đông năm ngoái, hoạt động kinh doanh giảm sút do đại dịch. Yếu tố này kết hợp với thời tiết ấm bất thường trên khắp thế giới đã khiến các nhà sản xuất dầu, khí đốt và than giảm sản lượng. Tuy nhiên, kinh doanh hiện đang khởi sắc, nguồn dự trữ không còn đủ.

Yếu tố thứ hai là căng thẳng địa chính trị. Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc một phần là kết quả của việc Trung Quốc bất hoà với quốc gia từng cung cấp gần 1/3 lượng than cho mình. Bắc Kinh cấm nhập khẩu nhiên liệu này từ Australia sau khi Canberra ủng hộ kêu gọi điều tra cách xử lý ban đầu của Trung Quốc khi COVID-19 bùng phát.

Trong khi đó, phần lớn châu Âu đang cạn dần khí đốt do Nga hạn chế nguồn cung qua đường ống xuyên lục địa. Một số người ở châu Âu nói rằng Moscow đang tìm cách thao túng thị trường và đẩy giá lên, nhưng Điện Kremlin phủ nhận điều này.

Và cuối cùng, yếu tố thứ ba, có thể không phải hoàn cảnh cũ mà là thực tế mới: Các nước trên thế giới đang quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch. Các chính sách mới chống biến đổi khí hậu đã dẫn đến giảm cung năng lượng phát thải cao. Tuy nhiên, sản xuất năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Nhiều nhà nhập khẩu dầu đang kêu gọi các nhà sản xuất lớn, như các thành viên OPEC +, tăng sản lượng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những quốc gia đó không muốn làm như vậy, vì mức giá cao như hiện nay sẽ giúp họ bù đắp tổn thất phát sinh trong đại dịch.

Các nhà kinh tế lo ngại khủng hoảng năng lượng sẽ dẫn đến một thời kỳ lạm phát đình trệ có nguy cơ cản trở quá trình phục hồi sau đại dịch. Ngân hàng Thế giới dự đoán giá năng lượng vẫn cao đến năm 2022, với mức tăng là 2,3% so với năm nay. Điều này sẽ xảy ra vào thời điểm mà nhiều quốc gia vẫn đang phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao do đại dịch.

Khủng hoảng năng lượng đang dẫn đến những tác động nặng nề cho người sử dụng thường xuyên. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Daiichi Life, các hộ gia đình Nhật Bản năm nay có thể sẽ phải chi thêm trung bình là 46.000 yên, tức khoảng 400 đôla, cho năng lượng.

Ở Trung Quốc, tác động có thể còn lớn hơn. Việc hạn chế sử dụng điện đã buộc các nhà máy phải tạm dừng dây chuyền sản xuất. Điều này đã dẫn đến việc giảm sản xuất silicon và ma-giê, do đó làm gián đoạn quá trình sản xuất chất bán dẫn và ô tô. Trong khi đó, thời tiết chuyển lạnh đột ngột làm gia tăng căng thẳng cho hệ thống điện.

Đối với các nước nhập khẩu năng lượng, giải pháp dài hạn khả thi duy nhất là đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Khi các chính sách xanh được áp dụng trên toàn thế giới, thiếu hụt như thế này sẽ ít ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Nhưng trước mắt, các nước này sẽ phải có phương án dự phòng để tăng dự trữ năng lượng. Nếu không, người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề mỗi khi có một cuộc khủng hoảng như thế này trong tương lai.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề