Cương tụ là gì

Tìm hiểu chung

Viêm giác mạc là gì? 

Viêm giác mạc là tình trạng viêm giác mạc - mô trong suốt, hình vòm ở phía trước của mắt bạn bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc có thể có hoặc không liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng có thể do chấn thương, do đeo kính áp tròng quá lâu hoặc do dị vật trong mắt. Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng gây ra.

Nếu bạn bị đỏ mắt hoặc các triệu chứng khác của viêm giác mạc, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt. Nếu được điều trị kịp thời, các trường hợp viêm giác mạc từ nhẹ đến trung bình thường có thể được điều trị hiệu quả mà không làm mất thị lực. Nếu không được điều trị hoặc nếu nhiễm trùng nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng có thể làm hỏng thị lực của bạn vĩnh viễn.

Phân loại viêm giác mạc

Viêm giác mạc nông: Khám bằng mắt thường thấy có biểu hiện cương tụ rìa nhẹ. Có thể thấy giác mạc hơi mờ hoặc không thấy tổn thương. Khám giác mạc bằng kính hiển vi (nhuộm fluorescein), có thể thấy các tổn thương trên giác mạc.

  • Viêm biểu mô giác mạc dạng chấm (viêm giác mạc chấm nông).

  • Tróc biểu mô dạng chấm.

Viêm giác mạc sâu:

  • Viêm giác mạc do lao: Vi khuẩn lao trực tiếp gây bệnh ở giác mạc nguyên thủy rất hiếm gặp. Thường gặp là tổn thương lao thứ phát: Vi khuẩn lao từ một ổ lao nguyên phát trên cơ thể đến gây bệnh ở giác mạc.

Do bệnh giang mai: Thường viêm giác mạc do giang mai bẩm sinh, bệnh gặp nhiều ở người từ 7 đến 20 tuổi. Bệnh giang mai bẩm sinh thường biểu hiện ở cả hai mắt. Có thể cả hai mắt cùng xuất hiện bệnh (80%) hoặc một mắt bị bệnh trước rồi đến mắt thứ hai. Bệnh tiến triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn thâm nhiễm, giai đoạn tân mạch và thoái triển.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc

Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác dị vật trong mắt. Bạn có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ trong mắt, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tầm nhìn bị mờ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:

  • Viêm giác mạc nông: Tác nhân gây bệnh thường do vi rút như Herpes, Zona, Adeno vi rút. Viêm giác mạc nông cũng có thể gặp trong những bệnh cấp tính hoặc mạn tính của mi và kết mạc như rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

  • Viêm giác mạc sâu: Tác nhân có thể là vi khuẩn lao, giang mai, phong, vi rút, độc tố… theo đường máu hoặc dây thần kinh đến gây bệnh.

  • Chấn thương: Rách, xước giác mạc, dị vật tác động.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm giác mạc?

  • Người mang kính tiếp xúc;

  • Người bị bệnh về mắt hoặc bị khô mắt do thiếu vitamin A.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm giác mạc

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như:

  • Các biến chứng của bệnh mắt hột: Viêm kết mạc, bờ mi, lông xiêu lông quặm, khô mắt;

  • Khô mắt do thiếu vitamin A;

  • Tổn thương thần kinh: Thần kinh VII (hở mi), thần kinh V;

  • Chấn thương mắt gây tổn thương giác mạc;

  • Các phương pháp chữa mắt phản khoa học như đánh mộng bằng búp tre, đắp các loại thuốc lá vào mắt;

  • Do mang kính tiếp xúc.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm giác mạc

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm giác mạc dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.

Bệnh nhân bị viêm giác mạc sẽ có triệu chứng: thị lực giảm, mắt đỏ, giác mạc có đám đục, lõm.

Phương pháp điều trị viêm giác mạc hiệu quả

Điều trị viêm giác mạc, dù do nguyên nhân gì, cũng tuân theo nguyên tắc chung:

Chống nhiễm trùng:

  • Do vi khuẩn: Cần dùng kháng sinh tùy theo nguyên nhân hoặc phổ rộng (Ofloxacin, Gentamycin,…).

  • Do vi rút: Cần dùng thuốc chống vi rút đặc hiệu (Triherpin, Acyclovir…).

Phòng chống dính bờ đồng tử vào mặt trước thể thủy tinh: Tra Atropin 1 – 4%, nếu đồng tử không giãn thì phối hợp Atropin 1% và Adrenalin 0,1%.

Dinh dưỡng giác mạc: Tra vitamin A, uống vitamin A, C và B2.

Giảm đau, an thần.

Chống chỉ định dùng corticoid.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm giác mạc

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa viêm giác mạc hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Cần sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.

  • Cần điều trị các bệnh mắt có nguy cơ gây viêm loét giác mạc: Mổ quặm; Điều trị khô mắt do thiếu vitamin A; Chăm sóc mắt trong các trường hợp liệt dây thần kinh VII, III, V.

  • Chọn kính áp tròng đeo hàng ngày và lấy ra trước khi đi ngủ.

  • Chỉ sử dụng các sản phẩm vô trùng được sản xuất đặc biệt để chăm sóc kính áp tròng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc thấu kính được sản xuất cho loại thấu kính bạn đeo.

  • Nhẹ nhàng chà xát thấu kính trong quá trình làm sạch để nâng cao hiệu quả làm sạch của dung dịch kính áp tròng. Tránh thao tác thô bạo có thể khiến ống kính của bạn bị trầy xước.

  • Thay kính áp tròng của bạn theo khuyến nghị.

  • Thay hộp kính áp tròng của bạn từ ba đến sáu tháng một lần.

  • Bỏ dung dịch trong hộp đựng kính áp tròng mỗi khi bạn khử trùng ống kính của mình. Đừng "cắt đầu" giải pháp cũ đã có trong trường hợp.

  • Không đeo kính áp tròng khi bạn đi bơi.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.