Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978 là

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

...

Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa

Ngày đăng: 22/11/2018 07:12
Mặc định Cỡ chữ
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978 là
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978 là
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978) mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trải qua 40 năm, sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp tục tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978 là
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Các giai đoạn cải cách, mở cửa

Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978 - 1991)

Đảng Cộng sản Trung Quốc với phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”, chuyển trọng tâm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nhằm mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn đầu tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế với việc “khoán ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, tiến hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZs) ở Trung Quốc tương đối thành công. SEZs đã phát huy được vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với trong và ngoài nước. SEZs của Trung Quốc đã đạt được thành công bước đầu trong sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường. Những năm 1984 - 1991, cải cách xí nghiệp quốc hữu là trọng tâm, cải cách giá cả là then chốt trong toàn bộ cuộc cải cách. Trong giai đoạn chuyển đổi thể chế kinh tế (1979 - 1991), Trung Quốc đã tìm tòi, tổ chức thí điểm, từng bước tiếp nhận cơ chế thị trường, sửa chữa những khuyết điểm của thể chế kinh tế kế hoạch.

Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (1992 - 2002)

Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô giải thể, đảng cộng sản ở các nước Đông Âu mất địa vị cầm quyền. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại.

Tại Trung Quốc, sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Vấn đề cải cách, mở cửa thành công hay thất bại, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (họ Xã) hay tư bản chủ nghĩa (họ Tư) thổi bùng các cuộc tranh luận (đại luận chiến). Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương gác lại các cuộc tranh luận, tiến hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, có lợi cho đất nước, có lợi cho đời sống nhân dân), mạnh dạn xông pha vào thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm. Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1992) nêu mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa. Đây được coi là cuộc giải phóng tư tưởng lần thứ hai, là mốc qụan trọng trong tiến trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.

Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV (năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu nhập, lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường cùng giàu có”(1). Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997) đã xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (2002 - 2012), cải cách theo chiều sâu

Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc. Từ Đại hội XVI (năm 2002) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội. Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2007) nêu chủ trương từ “tam vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị và văn hoá sang “tứ vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các cực tăng trưởng, Trước đó, Tiểu Chu Giang với nòng cốt là Quảng Châu, Thâm Quyến được coi là cực tăng trưởng thứ nhất của Trung Quốc, hình thành trong giai đoạn đầu của cải cách, mở cửa với việc xây dựng 4 đặc khu (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn). Tiếp đó, từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố ven biển, ven sông, ven biên giới. Từ năm 1990, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng Phố Đông, coi đây là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng hạ lưu sông Trường Giang và ven biển Đông Hải. Sự ra đời của Phố Đông (Thượng Hải) đánh dấu sự xuất hiện cực tăng trưởng thứ hai của Trung Quốc. Ngày 6-6-2006, Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển Khu mới Tân Hải Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn lên trở thành cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng trưởng xoay quanh vịnh Bột Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh (Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây), Khu kinh tế bờ Tây (Phúc Kiến) cũng phấn đấu trở thành cực tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc. Năm 2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong xây dựng cực tăng trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN.

Giai đoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay)

Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình với tư cách là “hạt nhân lãnh đạo” đã kế thừa, phát huy và hoàn thiện cương lĩnh, đường lối phát triển của Trung Quốc, hình thành nên “Bố cục tổng thể”: phát triển “5 trong 1” (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường) và bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”. Kinh tế bước vào giai đoạn “trạng thái bình thường mới”, “Made in China 2025”... tìm kiếm chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Sáng kiến “Vành đai, Con đường” được xem là giải pháp chiến lược, vừa thúc đẩy cải cách trong nước, vừa phát huy vai trò đối ngoại.

Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới đã được Đại hội XIX khẳng định, đưa vào Điều lệ Đảng, trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với Đảng và Nhà nước Trung Quốc sau khi Hiến pháp được bổ sung, sửa đổi năm 2018. Trung Quốc đẩy mạnh cải cách, mở cửa toàn diện và sâu rộng hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong tiến trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc

Thành tựu

Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn. Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước chuyển biến lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đứng trước những thách thức to lớn, như phân hóa giàu nghèo, phân cực đô thị - nông thôn, ô nhiễm môi trường, nợ công của các địa phương, tham nhũng... Xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa trở thành phương hướng cải cách và phát triển chính trị ở Trung Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành yêu cầu và đòi hỏi quan trọng để Trung Quốc ứng phó thành công với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và đặc biệt là chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập WTO. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ(2). Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 - 2008 bình quân đạt trên 8%/năm.

Từ khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu. Năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ nhân dân tệ (NDT), tăng 6,9% so với năm 2016(3). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2017 là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2013 - 2017 là khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực đồng ơ-rô và Nhật Bản(4). Một điểm đáng chú ý nữa là GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt 10.730 tỷ USD, hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4 lần năm 2000. Tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP toàn cầu từ 1,8% năm 1978 tăng lên 15% năm 2018.

Sáng tạo trở thành định hướng và giải pháp quan trọng trong chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng 52,2% kể từ năm 2012, đạt 1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trong GDP đã tăng từ 1,91% lên 2,11% (từ năm 2012 đến 2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế mà Trung Quốc nhận được trong năm 2016 tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng chế được cấp năm 2016 tăng 39,7% kể từ năm 2012. Năm 2017, chi cho R&D là 1.750 tỷ NDT, tăng 11,6% so với năm 2016.

Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán rô-bốt công nghiệp. Cường quốc rô-bốt sẽ là một nhiệm vụ chiến lược để Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ Chiến lược “Made in China 2025”. Năm 2016, Trung Quốc đầu tư cho R&D là 1.567,67 tỷ NDT; nguồn tài chính dành cho khoa học công nghệ là 776,07 tỷ NDT. Năm 2016, trong số 53 doanh nghiệp khoa học công nghệ tiến hành IPO trên thế giới (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu), Trung Quốc có 18 doanh nghiệp. Năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm khoa học công nghệ cao đứng đầu châu Á. Các hạng mục khoa học lớn được hoàn thành, như máy tính Thiên Hà, tàu vũ trụ Thần Châu, trạm vũ trụ Thiên Cung, máy lặn Giao Long, máy bay vận tải cỡ lớn..

Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước.

Mức độ đô thị hóa từ 17,9% năm 1978 tăng lên 58,5% năm 2017. Số thành phố từ 193 tăng lên 657 thành phố. Hiện nay, Trung Quốc có 136.000km đường cao tốc và 25.000km đường sắt cao tốc. Năm 2017, đường sắt cao tốc chuyên chở hơn 3 tỷ lượt khách(5).

Thu nhập của người dân được nâng cao, với mức bình quân đầu người tăng từ 7.311 NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ở khu vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình quân 8% đối với tất cả người dân nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm xuống 3,1% năm 2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo(6). Mạng lưới an sinh xã hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân.

Năm 2017, dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng 813,47 triệu người. Số nghiên cứu sinh là 2,63 triệu người, sinh viên đại học, cao đẳng: 27,53 triệu, số học sinh trung học phổ thông: 23,74 triệu; trung học cơ sở: 44,42 triệu; tiểu học: 1.009 triệu. Từ năm 2011, số lượng nhân lực khoa học - công nghệ đã vượt 63 triệu người, năm 2017 đạt 81 triệu người. Số sinh viên du học nước ngoài trở về nước là hơn 1,1 triệu người. Năm 2016, số lượng đăng ký bản quyền tác giả là 1.257.439 (WIPO). Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm” thế giới.

Những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay

Sau 40 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, song cũng đang đứng trước nhiều vấn đề, thách thức lớn. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thay đổi về phương thức và mô hình phát triển thay thế phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên và nhân công rẻ, dựa vào đầu tư lớn và xuất khẩu mạnh trước đây. Kinh tế Trung Quốc nằm trong xu thế suy giảm tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2014 là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1990, năm 2015 là 6,9%; năm 2016: 6,7%; năm 2017: 6,9%. Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc hiện nay là chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững. Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu - nghèo cao, phát triển không cân đối... vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao, phát triển xã hội và quản trị xã hội vẫn là những thức thức lớn. Từ năm 2018, vận hành kinh tế Trung Quốc là vượt qua ba trận chiến phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn, xóa đói, giảm nghèo chuẩn xác, phòng, chống ô nhiễm(7) ; phát triển từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao” đặt ra nhiều thử thách lớn không dễ giải quyết nhanh chóng.

Trọng tâm của cải cách, xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ mở rộng từ kinh tế sang chính trị, xã hội. Qua bốn thập niên cải cách, mở cửa, các tầng lớp xã hội mới xuất hiện, sự di động xã hội giữa các tầng lớp và khu vực diễn ra mạnh mẽ. Sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu gắn với xây dựng xã hội khá giả sẽ là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình cải cách chính trị ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi mô hình phát triển, cải cách xã hội đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chuyển đổi phương thức lãnh đạo và nâng cao năng lực cầm quyền. Xây dựng và thúc đẩy pháp trị, dân chủ trở thành yêu cầu bức thiết.

Cục diện thế giới có nhiều diễn biến mới với vai trò và vị thế của Trung Quốc được nâng cao khi tổng lượng kinh tế đã đứng thứ hai thế giới. Mặt khác, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức về vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, giữa cải cách trong nước và mở cửa đối ngoại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược với các nước lớn hiện nay.

Bài học kinh nghiệm

Qua bốn mươi năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các mô hình chuyển đổi.

Thứ nhất, giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. Cải cách, mở cửa trước hết phải giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy. Chuyển từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” là bước đột phá về giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy; “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm, phát triển miền duyên hải phía Đông giàu có lên trước; đó còn là nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, nhận thức về thời đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thứ hai, cải cách theo định hướng thị trường: Cải cách, mở cửa là quá trình thay đổi nhận thức và hành động cải cách theo định hướng thị trường; phát huy được các nguồn lực trong xã hội. Qua 40 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã gây dựng được các loại thị trường của các loại hàng hóa, ngành, nghề; xây dựng các chuỗi giá trị theo các ngành nghề, hàng hóa; các nguồn vốn xã hội được huy động và phát huy. Kinh tế dân doanh trở thành lực lượng quan trọng. Năm 2017, Trung Quốc có 65,79 triệu hộ công thương cá thể, có hơn 27,2 triệu doanh nghiệp công thương dân doanh, đóng góp thuế vượt 50% tổng thuế thu; đóng góp cho GDP và đầu tư ra nước ngoài đều vượt 60%, chiếm hơn 70% doanh nghiệp kỹ thuật cao mới(8).

Thứ ba, tiến trình cải cách, mở cửa là tiến trình xử lý các cặp quan hệ giữa cải cách - phát triển và ổn định, giữa nhà nước với thị trường và xã hội, giữa kinh tế với chính trị và xã hội. Cải cách ở Trung Quốc tiến hành theo phương thức tiệm tiến, lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm; thí điểm trước, nhân rộng sau.

Tiến trình cải cách, phát triển ở Trung Quốc 40 năm qua phản ánh quá trình kết hợp giữa cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị (như thực hiện chế độ khoán ở nông thôn, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, chuyển chức năng của chính quyền theo hướng xây dựng chính phủ pháp trị, phục vụ; thực hiện chiến lược phát triển phối hợp vùng, miền...) Tuy nhiên, để cải cách sâu rộng, toàn diện thì cải cách thể chế phải đi trước một bước. Cải cách chính trị, xã hội phải có sự thích ứng trước những biến đổi của tình hình mới, yêu cầu mới. Phải đổi mới tư duy và tháo gỡ về thể chế để mở đường, dẫn dắt. Trung Quốc cũng chú ý giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm phát triển xã hội, bảo đảm công bằng và bình đẳng.

Một trong những bài học kinh nghiệm lớn của Trung Quốc qua 40 năm cải cách, mở cửa là thực hiện kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân làm chủ và quản trị đất nước theo pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị - xã hội; phát huy sáng tạo của đội ngũ trí thức, tính tích cực của các tầng lớp xã hội. Xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, minh bạch... Nâng cao năng lực quản trị quốc gia.

Từ cải cách mở cửa, thể chế chính trị đã được hình thành với mô thức: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản trị đất nước theo pháp luật” và bốn chế độ cơ bản “chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị dân tộc và chế độ tự trị quần chúng cơ sở”. Theo thống kê năm 2016, Trung Quốc có 4,518 triệu tổ chức cơ sở đảng với 89,447 triệu đảng viên(9). Đây là lực lượng chính và cơ sở để Đảng Cộng sản Trung Quốc triển khai các công tác. Đây cũng là lực lượng lãnh đạo xã hội, lực lượng nòng cốt trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ quá trình cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế (năm 1997 và năm 2007), vượt qua thách thức chu kỳ kinh tế. Trung Quốc cũng vượt qua thách thức của bất ổn xã hội (đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn năm 1989).

Trung Quốc đã lợi dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tận dụng tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, bứt phá trong phát triển, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng chú trọng giải quyết vấn đề “tam nông”, bảo đảm các vấn đề về an ninh, quản lý và phát triển xã hội. Trung Quốc cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng “thời kỳ cơ hội chiến lược”, xử lý quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ.

Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Trung Quốc cũng bước vào “thời đại mới”, với sự chuyển biến từ “xây dựng kinh tế làm trung tâm” sang “lấy nhân dân làm trung tâm”, giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu mới. Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển biến từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao” qua các giải pháp, như xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, tiếp tục thúc đẩy ý tưởng chiến lược “Vành đai, Con đường”, đẩy mạnh thực hiện thí điểm các khu mậu dịch tự do mới, tiêu biểu là khu mậu dịch tự do thí điểm Hải Nam. Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu cường quốc với sự tin tưởng về con đường, lý luận, chế độ và văn hóa (4 tự tin).

Tuy nhiên, Trung Quốc tiến hành cải cách giai đoạn mới trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến đổi nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt là sự đối nghịch giữa xu hướng đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế và chống toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân tộc, dân túy... trong khi tình hình địa - chính trị xung quanh Trung Quốc có nhiều thách thức, như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước Đông Á..., cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Trung Quốc - Mỹ, thể hiện trực tiếp qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay.

Bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, dự báo Trung Quốc về cơ bản giữ được ổn định xã hội, kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng trung bình, song những mâu thuẫn lớn có khả năng phát sinh từ nửa cuối thập niên thứ ba thế kỷ XXI. Chúng ta trông chờ Trung Quốc tiếp tục phát triển phồn vinh, đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới. /.

TS.Nguyễn Xuân Cường - Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

---------------------------------------------------------

(1) http://www.china.com.cn/chinese/archive/131747.htm
(2) http://finance.sina.com.cn/roll/20100818/01258499585.shtml
(3) Công báo thống kê kinh tế xã hội Trung Quốc 2017 (人民日报 2018年03月01日 10 版)
(4) http://europe.chinadaily.com.cn/business/2017-10/11/content_33104818.htm
(5) http://www.gov.cn/xinwen/2018-02/14/content_5266772.htm
(6) http://www.xinhuanet.com/politics/2018-09/04/c_1123374403.htm
(7) http://politics.people.com.cn/n1/2017/1221/c1001-29719813.html (21-12-2017)
(8) http://www.xinhuanet.com/fortune/2018-05/02/c_1122769552.htm
(9) http://www.xinhuanet.com/politics/2017-06/30/c_1121242478.htm

Theo: tapchicongsan.org.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A.Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.

Đáp án chính xác

B.Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C.Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.

D.Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Xem lời giải

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Lịch sử hình thành và sơ khai (1921–1927)
    • 1.2 Nội chiến Trung Quốc và Chiến tranh thế giới thứ hai (1927–1949)
    • 1.3 Đảng cầm quyền duy nhất (1949 – nay)
  • 2 Ý thức hệ
    • 2.1 Hệ tư tưởng chính thức
    • 2.2 Kinh tế học
  • 3 Quản trị
    • 3.1 Lãnh đạo tập thể
    • 3.2 Tập trung dân chủ
    • 3.3 Song quy
    • 3.4 Hệ thống hợp tác đa phương
  • 4 Tổ chức
    • 4.1 Tổ chức trung ương
    • 4.2 Tổ chức cấp thấp hơn
    • 4.3 Thành viên
    • 4.4 Đoàn thanh niên cộng sản
  • 5 Biểu tượng
  • 6 Quan hệ với các đảng khác
    • 6.1 Đảng cộng sản
      • 6.1.1 Các đảng cầm quyền của các quốc gia xã hội chủ nghĩa
    • 6.2 Các đảng không cộng sản
  • 7 Các Đại hội Đảng
    • 7.1 Đại hội I (1921)
    • 7.2 Đại hội II (1922)
    • 7.3 Đại hội III (1923)
    • 7.4 Đại hội IV (1925)
    • 7.5 Đại hội V (1927)
    • 7.6 Đại hội VI (1928)
    • 7.7 Đại hội VII (1945)
    • 7.8 Đại hội VIII (1956)
    • 7.9 Đại hội IX (1969)
  • 8 Sự kiện liên quan
  • 9 Thông tin thêm
    • 9.1 Đảng kỳ và Đảng huy
    • 9.2 Các lãnh đạo tối cao qua các thời kỳ
  • 10 Xem thêm
  • 11 Chú thích
  • 12 Tham khảo

Lịch sử

Lịch sử hình thành và sơ khai (1921–1927)

Địa điểm tổ chức đại hội đầu tiên của ĐCSTQ, trong Khu Tô giới Pháp trước đây

Đảng Cộng sản Trung Quốc có nguồn gốc từ Phong trào ngày 4 tháng 5 năm 1919, trong đó các hệ tư tưởng cấp tiến của phương Tây như chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa vô chính phủ đã giành được sức hút trong giới trí thức Trung Quốc.[3] Những ảnh hưởng khác bắt nguồn từ cuộc cách mạng Bolshevik và lý thuyết của chủ nghĩa Mác đã truyền cảm hứng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.[4] Lý Đại Chiêu là trí thức hàng đầu Trung Quốc đầu tiên công khai ủng hộ chủ nghĩa Lenin và cách mạng thế giới.[5] Trái ngược với Trần Độc Tú, Lý không từ bỏ tham gia vào các công việc của Trung Hoa Dân Quốc.[6] Cả hai người đều coi Cách mạng Tháng Mười ở Nga là một bước đột phá, tin rằng nó sẽ báo trước một kỷ nguyên mới cho các nước bị áp bức ở khắp mọi nơi.[6] Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức theo lý thuyết của Vladimir Lenin về một đảng tiên phong.[7] theo Cai Hesen, là "những cơ sở thô sơ [của đảng chúng tôi]".[8] Một số giới nghiên cứu đã được thành lập trong Phong trào Văn hóa Mới, nhưng "vào năm 1920, sự hoài nghi về tính phù hợp của chúng với tư cách là phương tiện cải cách đã trở nên phổ biến." [9]

Đại hội toàn quốc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức vào ngày 23-31 tháng 7 năm 1921.[10] Chỉ với 50 thành viên vào đầu năm 1921, tổ chức và chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.[11] Trong khi ban đầu nó được tổ chức tại một ngôi nhà ở Khu Tô giới Pháp Thượng Hải, cảnh sát Pháp đã làm gián đoạn cuộc họp vào ngày 30 tháng 7 [12] và đại hội được di chuyển đến một chiếc thuyền du lịch trên Hồ Nam ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.[12] Chỉ có 12 đại biểu tham dự đại hội, cả Lý và Trần đều không thể tham dự, [12] sau đó cử đại diện cá nhân thay thế.[12] Các nghị quyết của đại hội kêu gọi thành lập một đảng cộng sản (với tư cách là một chi nhánh của Quốc tế Cộng sản) và bầu Trần làm lãnh đạo của nó.[12]

Những người cộng sản thống trị cánh tả của Quốc dân đảng, một đảng được tổ chức theo đường lối của chủ nghĩa Lenin, tranh giành quyền lực với cánh hữu của đảng[13]. Khi lãnh tụ Quốc dân đảng Tôn Trung Sơn qua đời vào tháng 3 năm 1925, ông được kế vị bởi một người cực hữu, Tưởng Giới Thạch, người đã khởi xướng các động thái nhằm gạt bỏ vị trí của những người cộng sản[13]. Mới bắt đầu từ sự thành công của cuộc Viễn chinh phương Bắc để lật đổ các lãnh chúa, Tưởng Giới Thạch đã quay lại với những người cộng sản, hiện đã lên tới hàng chục nghìn người trên khắp Trung Quốc[14]. Bỏ qua mệnh lệnh của chính phủ KMT có trụ sở tại Vũ Hán, ông hành quân đến Thượng Hải, một thành phố do dân quân cộng sản kiểm soát. Mặc dù những người cộng sản hoan nghênh sự xuất hiện của Tưởng, ông đã lật tẩy họ, tàn sát 5.000 người với sự hỗ trợ của Green Gang[14][15][16]. Quân đội của Tưởng sau đó hành quân đến Vũ Hán, nhưng bị tướng Ye Ting và quân của ông ta ngăn cản việc chiếm thành phố[17]. Các đồng minh của Tưởng cũng tấn công những người cộng sản; ở Bắc Kinh, 19 cộng sản hàng đầu đã bị Zhang Zuolin giết chết, trong khi ở Trường Sa, lực lượng của He Jian đã bắn hàng trăm dân quân nông dân[18][19]. Tháng 5 năm đó, hàng chục ngàn người cộng sản và những người có cảm tình với họ đã bị giết bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc, với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc mất khoảng 15.000 trong số 25.000 đảng viên[19].

Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục ủng hộ chính phủ Quốc Dân Đảng Vũ Hán, [19] nhưng vào ngày 15 tháng 7 năm 1927, chính phủ Vũ Hán đã trục xuất tất cả những người cộng sản khỏi Quốc Dân Đảng.[20] Đảng Cộng sản Trung Quốc phản ứng bằng cách thành lập Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc, hay còn được gọi là " Hồng quân ", để chiến đấu với Quốc dân đảng. Một tiểu đoàn do tướng Chu Đức chỉ huy được lệnh đánh chiếm thành phố Nam Xương vào ngày 1 tháng 8 năm 1927 trong cuộc nổi dậy Nam Xương; thành công ban đầu, họ buộc phải rút lui sau năm ngày, hành quân về phía nam đến Sán Đầu, và từ đó bị dồn vào vùng hoang vu Phúc Kiến.[20] Mao Trạch Đông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Hồng quân, và chỉ huy bốn trung đoàn chống lại Trường Sa trong cuộc nổi dậy Thu hoạch, với hy vọng khơi dậy các cuộc nổi dậy của nông dân trên khắp Hồ Nam.[21] Kế hoạch của ông là tấn công thành phố do Quốc Dân Đảng trấn giữ từ ba hướng vào ngày 9 tháng 9, nhưng Trung đoàn 4 đã đào ngũ vì Quốc Dân Đảng, tấn công Trung đoàn 3. Quân đội của Mao đã đến được Trường Sa, nhưng không thể chiếm được; đến ngày 15 tháng 9, ông chấp nhận thất bại, cùng 1.000 người sống sót hành quân về phía đông đến dãy núi Cương Sơn thuộc Giang Tây.[21] [22] [23]

Nội chiến Trung Quốc và Chiến tranh thế giới thứ hai (1927–1949)

Cờ của Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc

Bộ máy tổ chức đô thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc gần như bị phá hủy đã dẫn đến những thay đổi thể chế trong đảng.[24] Đảng áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, một phương thức tổ chức các đảng phái cách mạng, và thành lập Bộ Chính trị (với chức năng là ban thường vụ của Ủy ban Trung ương).[24] Kết quả là đã tăng cường tập trung quyền lực trong đảng.[24] Ở mọi cấp của đảng, điều này được lặp lại, với các ủy ban thường vụ hiện đang kiểm soát hiệu quả.[24] Sau khi Trần Độc Tú bị hạ bệ, Lý Lập Tam có thể đảm nhận quyền kiểm soát trên thực tế đối với tổ chức đảng vào năm 1929–30.[24] Sự lãnh đạo của Lý Lập Tam thất bại, khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc trên bờ vực diệt vong.[24] Comintern bắt đầu tham gia, và vào cuối năm 1930, quyền hạn của ông đã bị tước bỏ.[24] Đến năm 1935, Mao trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của đảng và là lãnh đạo không chính thức của đảng, với Chu Ân Lai và Trương Văn Thiên, trở thành những đứng đầu chính thức của đảng, làm phó không chính thức của ông.[24] Xung đột với Quốc Dân Đảng dẫn đến việc tổ chức lại Hồng quân, với quyền lực hiện tập trung vào ban lãnh đạo thông qua việc thành lập các bộ phận chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm giám sát quân đội.[24]

Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai khiến xung đột giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng tạm dừng.[25] Mặt trận Thống nhất thứ hai được thành lập giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng để giải quyết cuộc xâm lược.[26] Trong khi mặt trận chính thức tồn tại cho đến năm 1945, tất cả sự hợp tác giữa hai bên đã kết thúc vào năm 1940.[26] Mặc dù có liên minh chính thức, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để mở rộng và xây dựng các cơ sở hoạt động độc lập để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới. với Quốc Dân Đảng.[27] Năm 1939, Quốc Dân Đảng bắt đầu hạn chế sự bành trướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Trung Quốc.[27] Điều này dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên giữa các lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng [27] nhưng nhanh chóng lắng xuống khi cả hai bên nhận ra rằng nội chiến không phải là một lựa chọn.[27] Tuy nhiên, đến năm 1943, Đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa tích cực mở rộng lãnh thổ của mình từ lãnh thổ của Quốc dân Đảng.[27]

Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.

Mao Trạch Đông trở thành Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1945. Từ năm 1945 đến năm 1949, chiến tranh đã giảm xuống còn hai bên; Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng.[28] Thời kỳ này kéo dài qua bốn giai đoạn; lần thứ nhất là từ tháng 8 năm 1945 (khi quân Nhật đầu hàng) đến tháng 6 năm 1946 (khi hòa đàm giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng kết thúc).[28] Đến năm 1945, Quốc Dân Đảng có số binh sĩ dưới quyền nhiều gấp ba lần so với Đảng Cộng sản Trung Quốc và ban đầu dường như đang chiếm ưu thế.[28] Với sự hợp tác của người Mỹ và người Nhật, Quốc Dân Đảng đã có thể chiếm lại những phần lớn của đất nước.[28] Tuy nhiên, Quốc dân Đảng cai trị các lãnh thổ được tái thẩm định sẽ không được ưa chuộng vì tình trạng tham nhũng phổ biến của đảng.[28] Bất chấp ưu thế lớn về số lượng, Quốc dân Đảng đã thất bại trong việc tái chiếm các vùng lãnh thổ nông thôn vốn đã tạo nên thành trì của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[28] Cũng trong khoảng thời gian đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc xâm lược Mãn Châu, nơi họ được Liên Xô hỗ trợ.[28] Giai đoạn thứ hai, kéo dài từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 6 năm 1947, Quốc dân Đảng mở rộng quyền kiểm soát đối với các thành phố lớn, chẳng hạn như Diên An (trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong phần lớn thời gian chiến tranh).[28] Những thành công của Quốc Dân Đảng là rỗng tuếch; Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chiến thuật rút lui khỏi các thành phố, và thay vào đó tấn công chính quyền Quốc dân đảng bằng cách xúi giục các cuộc biểu tình giữa sinh viên và trí thức trong các thành phố (Quốc dân đảng đã phản ứng với những sự kiện này bằng sự đàn áp nặng nề).[29] Trong khi đó, Quốc Dân Đảng đang phải vật lộn với cuộc đấu đá nội bộ phe phái và sự kiểm soát chuyên quyền của Tưởng Giới Thạch đối với đảng, điều này làm suy yếu khả năng phản ứng của Quốc Dân Đảng trước các cuộc tấn công.[29] Giai đoạn thứ ba, kéo dài từ tháng 7 năm 1947 đến tháng 8 năm 1948, chứng kiến một cuộc phản công hạn chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[29] Mục tiêu là xóa bỏ "miền Trung Trung Quốc, củng cố miền Bắc Trung Quốc và khôi phục Đông Bắc Trung Quốc." [30] Chính sách này, cùng với việc đào ngũ khỏi lực lượng quân đội Quốc dân đảng (vào mùa xuân năm 1948, quân đội Quốc dân đảng đã mất khoảng 2 trong số 3 triệu quân) và sự phổ biến của chế độ Quốc dân đảng ngày càng giảm.[29] Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thể cắt đứt các đơn vị đồn trú của Quốc dân đảng ở Mãn Châu và chiếm lại một số lãnh thổ đã mất.[30] Giai đoạn cuối, kéo dài từ tháng 9 năm 1948 đến tháng 12 năm 1949, chứng kiến những người cộng sản nắm quyền chủ động và sự sụp đổ của sự thống trị của Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc đại lục nói chung.[30] Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, biểu thị sự thành công của Cách mạng Trung Quốc.[30]

Đảng cầm quyền duy nhất (1949 – nay)

Cờ của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 17 tháng 6 năm 1951 đến ngày 21 tháng 7 năm 1996

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố ngày 21 tháng 9 năm 1949 thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước một đám đông lớn tại Quảng trường Bắc Kinh. Đến cuối năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành đảng cầm quyền lớn ở Trung Quốc.[31] Từ thời điểm này đến những năm 1980, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (như Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình) hầu hết đều là những nhà lãnh đạo quân sự trước khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[32] Kết quả là, các mối quan hệ cá nhân không chính thức giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đã chi phối các mối quan hệ dân sự-quân sự.[32]

Trong những năm 1960 và 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua một sự tách biệt đáng kể về ý thức hệ khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô.[33] Vào thời điểm đó, Mao bắt đầu nói rằng "cuộc cách mạng tiếp tục dưới chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản " quy định rằng những kẻ thù giai cấp đang tiếp tục tồn tại mặc dù cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dường như đã hoàn thành, dẫn đến cuộc Cách mạng Văn hóa trong đó hàng triệu người bị đàn áp, nhiều người trong số đó bị xử tử.[34]

Những người cộng sản Trung Quốc kỷ niệm sinh nhật của Joseph Stalin, năm 1949.

Sau cái chết của Mao năm 1976, một cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo giữa Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Hoa Quốc Phong và Phó Chủ tịch Đặng Tiểu Bình đã nổ ra.[35] Đặng đã thắng trong cuộc đấu này, và trở thành "nhà lãnh đạo tối cao" vào năm 1978.[35] Đặng, cùng với Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đi đầu trong chính sách Cải cách và mở cửa, đồng thời đưa ra khái niệm tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đưa Trung Quốc đến các thị trường trên thế giới.[36] Khi đảo ngược một số chính sách "tả khuynh" của Mao, Đặng lập luận rằng một nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể sử dụng kinh tế thị trường mà bản thân nó không phải là tư bản chủ nghĩa.[37] Trong khi khẳng định quyền lực chính trị của Đảng, sự thay đổi trong chính sách đã tạo ra tăng trưởng kinh tế đáng kể.[3] Tuy nhiên, hệ tư tưởng mới đã bị tranh cãi ở cả hai phía, bởi những người theo chủ nghĩa Mao cũng như những người ủng hộ tự do hóa chính trị. Với các yếu tố xã hội khác, xung đột lên đến đỉnh điểm trong các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.[38] Các cuộc phản đối đã bị dập tắt, tầm nhìn của Đặng về kinh tế thắng thế, và vào đầu những năm 1990, khái niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã được đưa ra.[39] Năm 1997, tư tưởng của Đặng (Lý thuyết Đặng Tiểu Bình), được đưa vào điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[40]

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân kế nhiệm Đặng làm "lãnh đạo tối cao" vào những năm 1990, và tiếp tục hầu hết các chính sách của ông.[41] Trong những năm 1990, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển đổi từ một nhà lãnh đạo cách mạng kỳ cựu dẫn đầu cả về quân sự và chính trị, thành một tầng lớp chính trị ngày càng được tái sinh theo các chuẩn mực được thể chế hóa trong bộ máy công quyền.[42] Lãnh đạo chủ yếu được lựa chọn dựa trên các quy tắc và tiêu chuẩn về thăng chức và nghỉ hưu, nền tảng giáo dục, và chuyên môn quản lý và kỹ thuật.[42] Có một nhóm sĩ quan quân đội chuyên nghiệp hóa phần lớn riêng biệt, phục vụ dưới sự lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc phần lớn thông qua các mối quan hệ chính thức trong các kênh thể chế.[42]

Là một phần trong di sản danh nghĩa của Giang Trạch Dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phê chuẩn Ba đại diện cho bản sửa đổi điều lệ năm 2003 của đảng, như một "ý thức hệ chỉ đạo" để khuyến khích đảng đại diện cho "lực lượng sản xuất tiên tiến, nền văn hóa tiến bộ của Trung Quốc, và nền tảng lợi ích của người dân. " [43] Lý thuyết đã hợp pháp hóa sự gia nhập của các chủ doanh nghiệp tư nhân và các phần tử tư sản vào đảng.[43] Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư, nhậm chức năm 2002.[44] Không giống như Mao, Đặng và Giang Trạch Dân, Hồ đặt trọng tâm vào sự lãnh đạo tập thể và phản đối sự thống trị của một người trong hệ thống chính trị.[44] Sự khăng khăng tập trung vào tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến một loạt các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Để giải quyết những vấn đề này, Hu đã đưa ra hai khái niệm tư tưởng chính: Triển vọng khoa học về phát triển và xã hội xã hội chủ nghĩa hài hòa.[45] Hồ từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 tổ chức vào năm 2012 và được Tập Cận Bình kế nhiệm cả hai chức vụ.[46][47]

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã khởi xướng một chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng, đồng thời tập trung quyền lực vào văn phòng tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc với chi phí của sự lãnh đạo tập thể của những thập kỷ trước. Các nhà bình luận đã mô tả chiến dịch này là "một phần xác định nhiệm kỳ chủ tịch của ông Tập" cũng như "lý do chính khiến ông có thể củng cố quyền lực của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả." [48] Các nhà bình luận nước ngoài đã ví ông như Mao Trạch Đông.[49] Sự lãnh đạo của Tập cũng đã giám sát sự gia tăng vai trò của đảng ở Trung Quốc.[50] Tập đã bổ sung hệ tư tưởng, được đặt theo tên của ông, vào điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017.[51] Như đã được suy đoán, Tập Cận Bình có thể không nghỉ hưu sau khi phục vụ 10 năm vào năm 2022.[52][53]