Đánh giá những mở bài hay của học sinh giỏi

Hướng dẫn cách viết phần mở bài, thân bài, kết luận, những mở bài và kết bài mẫu tham khảo…

Đọc tiếp

Một số mở bài hay cho văn nghị luận văn học Chia sẻ  Bí kíp viết mở bài hay lấy…

Đọc tiếp

Rèn kĩ năng viết phần mở bài kết bài cho học sinh THPT Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng…

Đọc tiếp

Tuyển tập những mở bài hay nhất về các tác phẩm lớp 12 ,dành cho học sinh tham khảo […

Đọc tiếp

Một số mở bài cho học sinh tham khảo. Xem thêm: Tổng hợp những mở bài hay về các tác…

Đọc tiếp

CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG VIẾT MỞ BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN   Nhà văn Nga Macxim Gorki đã từng nói: “…

Đọc tiếp

Cách viết phần Mở bài, kết bài trong văn nghị luận. Tổng hợp những mở bài và kết bài hay…

Đọc tiếp

Tổng hợp những mở bài cho các tác phẩm lớp 12 [ phần 1 ] Xem phần lí thuyết tại…

Đọc tiếp

Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận Đối với học sinh, một trong những phần các em…

Đọc tiếp

Những bài văn mẫu dành cho học sinh giỏi, dạng đề lí luận văn học, dạng đề mở, bài văn xuất sắc của học sinh, văn mẫu học sinh giỏi lớp 10-11-12

Đề bài: Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẫu đất: – CĐọc thêm…

Đề bài: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, mộtĐọc thêm…

“Đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người”
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài Ca�Đọc thêm…

Bình luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân: Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ . Nhà văn không ch�Đọc thêm…

      Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con Đọc thêm…

Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Nga, Maiacốpxki có viết:
                                    Ph�Đọc thêm…

Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn” [NXB Khoa học xã hội 2002, trang 165], nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nh�Đọc thêm…

       Nói về quy luật sáng tạo nghệ thuật, Uy-li-am Uốt – thi sĩ người Anh có câu: “Thơ ca là sự bột phát của nhữnĐọc thêm…

Trong bài Tựa viết cho tập Thơ thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ có nêu nhận xét :
“Xuân Diệu là một người của đời, mộtĐọc thêm…

Có ý kiến cho rằng: “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu”. BÀI LÀM THAM KHẢO

Đọc thêm…

A. MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀICũng như những bộ môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có vai trò rất quantrọng đối với đời sống tâm hồn và phát triển tư duy của con người, đặc biệt trongviệc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn cũng sẽgiúp các em học tốt các bộ môn khác.Văn chương mang đến cho tâm hồn và nhân cách con người nhiều cái hay,cái đẹp kì diệu, cái sáng lấp lánh. Thông qua nhân vật với những sự kiện, nhữngcuộc đời trong trang văn, học sinh có thể liên hệ tới đời sống xã hội xung quanhmình để từ đó tìm cho mình những cách ứng xử khéo léo, tinh tế, tuyệt vời trongcuộc sống. Văn học là một bộ môn nghệ thuật , là sự tìm hiểu và yêu thươngcuộc sống này, là con đường đi từ trái tim đến trái tim. Muốn học giỏi bộ môn kìdiệu này, các em cần phải nuôi dưỡng lòng say mê và cần phải có phương pháphọc tập một cách khoa học, đúng đắn để không ngừng nâng cao kiến thức, hiểubiết và khả năng tư duy của mình. Khả năng cảm nhận, giải thích, phân tích cáihay, cái đẹp của tác phẩm văn học, khả năng liên hệ, so sánh các tác phẩm, cùngvới những hiểu biết về lí luận văn học là một trong những kĩ năng, kiến thứcquan trọng giúp các em học giỏi môn Ngữ văn.Trong kì thi THPT quốc gia vài năm trở lại đây dạng đề so sánh, liên hệđược coi trọng và lấy làm đề thi chính thức. Đồng thời, trong kì thi học sinhgiỏi cấp Tỉnh cấp THPT và THCS năm học 2018-2019, Sở GD và ĐT cũng địnhhướng cấu trúc đề và ra đề thi phần nghị luận văn học ở dạng đề này thông quaviệc chứng minh một nhận định về lí luận văn học. Ở bậc THCS, đối với cả giáoviên và học sinh đây là dạng đề khá mới mẻ. Trong quá trình bồi dưỡng đồngđội học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy học sinh khá lúng túng trongviệc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của nhận định. Từ đó, xác định chưa đúng,chưa trúng luận điểm, chưa chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt. Ngoài ra việcphân tích tác phẩm ở phần liên hệ còn dàn trải, chưa biết khái quát kiến thứchướng vào nhận định. Mặt khác, dạng đề này đòi hỏi học sinh phải có kiến thứcvững vàng, năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương sâu rộng và nhận định đềtinh nhạy để trình bày. Do đó, cách học thuộc bài, học theo lối mòn sẽ khôngphát huy được tác dụng.Đề học sinh biết cách làm dạng đề này đòi hỏi giáo viên phải cung cấpcho các em kiến thức, hiểu biết cơ bản về lí luận văn học, về nội dung, đặc sắcnghệ thuật của các tác phẩm văn học. Hướng dẫn cụ thể cách xác định luận điểmhướng vào vấn đề nghị luận, cách liên hệ, so sánh, đánh giá, nâng cao. Rènluyện kĩ năng viết bài, cách hành văn, diễn đạt sao cho mượt mà, có cảm xúc ,giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm, có chất văn lí. Có như vậy bài làm của họcsinh mới đáp ứng được yêu cầu của đề bài và đạt kết quả như mong muốn. Xuấtphát từ thực tế đó tôi chọn đề tài : “Hướng dẫn học sinh giỏi cách làm dạng đềnghị luận văn học: Chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tácphẩm, có liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác”.1II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTôi chọn đề tài này với mục đích xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn củavấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, với mong muốn trao đổi cùngđồng nghiệp, hi vọng tìm ra những biện pháp thiết thực, khả thi nhất vớiphương pháp hữu hiệu đem lại kết quả cao trong công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi môn Ngữ văn.Đồng thời giúp các em trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp Huyện,Tỉnh nắm vững cách làm bài dạng đề này. Yêu cầu học sinh không chỉ làmsáng tỏ một nhận định mà còn biết liên hệ, so sánh chỉ ra được chỗ giống vàkhác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa,những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêngcủa từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừnglại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân củasự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phầntránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiệnnay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học cơ sở, các yêu cầu vềnăng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần cómức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải hợplí với năng lực của các em.III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨUTrong quá trình dạy bồi dưỡng, tôi áp dụng kinh nghiệm này cho học sinhtrong đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018 – 2019IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨULàm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây:Phương pháp thống kê , nêu ví dụ.Phương pháp thực nghiệm.Phương pháp so sánh.Phương pháp phân loại, phân tích.Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.2B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI- CƠ SỞ LÍ LUẬN:Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, là tấmgương phản ánh cuộc sống con người, đồng thời có tác dụng phục vụ cuộc sống.Ở mỗi tác phẩm người đọc có thể tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng để vận dụngvào cuộc sống, làm cho cuộc sống đẹp hơn. Đồng thời môn Ngữ văn [bao gồmba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn] cũng là một môn học nền tảng về kiếnthức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạonên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩnăng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiệnrõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh.Làm văn gồm hai dạng: nghị luận xã hội và nghị luận văn học . Trong xu thếra đề thi đặc biệt là kì thi học sinh giỏi năm nay, dạng bài nghị luận chứng minhmột nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm rồi liên hệ đến một tác phẩmkhác được định hướng trong cấu trúc đề thi. Đây là dạng đề vừa quen vừa lạ.Quen vì đề vẫn yêu cầu chứng minh một nhận định lí luận văn học[ yêu cầu cơbản], lạ vì đòi hỏi phải liên hệ đến tác phẩm khác để chỉ ra nét tương đồng vàkhác biệt [ yêu cầu nâng cao]. Như vậy, để làm tốt bài văn nghị luận văn họchọc sinh cần phải được trang bị kiến thức phong phú, sâu rộng, có tư duy baoquát đối sánh và kĩ năng thuần thục, chứ không chỉ học thuộc và dập khuôn máymóc.II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.Trong những năm gần đây dạng đề chứng minh một nhận định lí luận vănhọc được ra thường niên trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh. Xinđiểm qua một số đề thi câu nghị luận văn học 10 điểm.- Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2015-2016“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dâytruyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”[Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD 2014]Từ cảm nhận về bài thơ Ánh trăng [Nguyễn Duy], em hãy trình bày suynghĩ của mình về ý kiến trên.- Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2015-2016Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ:“Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình ngườitrong đó.”Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ýkiến trên.- Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018-2019 ở mức độ nâng caohơn,vừa chứng minh nhận định qua một tác phẩm lớp 9 vừa liên hệ đến tácphẩm ở lớp 8.3Nhà phê bình văn học Hoàng Minh Châu cho rằng: Văn chương hướng tớichân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương củamuôn đời.Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếclược ngà [Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam 2018],liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng [O Hen-ri, Ngữ văn 8, tập một,NXBGD Việt Nam 2018] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Thực trạng đề thi có dạng chứng minh nhận định lí luận văn học, liên hệ,so sánh xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoamôn Ngữ văn của trung học cơ sở lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướngdẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làmdạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chưa có bài học nào cụ thể nào cung cấpcho các em kiến thức cơ bản về lí luận văn học. Chính vì vậy mà như đã trìnhbày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng khi đứng trướcđề bài này. Các em học và làm bài nghi luận văn học một cách máy móc, cònquá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy sáng tạo. Kiến thức lí luậnvăn học, kiến thức văn học non kém, không có khả năng cảm nhận văn học mộtcách sáng tạo. Vì thế số điểm học sinh đạt được còn khiêm tốn. Còn không ítthầy cô thì băn khoăn về phương pháp làm bài để hướng dẫn học sinh. Đứngtrước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân qua những năm dạy độituyển học sinhgiỏi, tôi đề xuất “Cách làm dạng đề nghị luận văn học: Chứngminh một nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm, liên hệ, so sánh đếnmột tác phẩm khác” để được trao đổi cùng đồng nghiệp, góp phần nâng caochất lượng bài thi của học sinh.III. CÁCH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.1.Cung cấp cho học sinh kiến thức về lí luận văn học, về tác phẩm văn họctrong chương trình.a.Kiến thức lí luận văn học.Kiến thức lí luận văn học là những nội dung được giảng dạy ở năm Nhất đốivới sinh viên chuyên ngành Ngữ văn. Có thể nói mảng kiến thức này khá chuyênsâu và không dễ tiếp thu. Thế nhưng, một nghịch lý tồn tại đó là ngay từ lớp 9 ởcác kì thi học sinh giỏi học sinh đã phải nắm các đơn vị kiến thức này và phảivận dụng ở mức độ cao trong các bài thi để giải quyết một nhận định lí luận vănhọc.Phải chăng điều này là quá sức với học sinh? Làm thế nào để biến nhữngkiến thức khiến sinh viên chuyên ngành vò đầu để học sinh lớp 9 đễ tiếp nhận vàvận dụng vào bài thi của mình ? Đó là câu hỏi khó đặt ra với giáo viên.Với học sinh lớp 9 tôi chủ yếu cung cấp cho các em những kiến thức lí luậnvăn học đặc trưng cơ bản . Những tri thức này sẽ là nền tảng đề học sinh tiếp tụcnghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn. Sau đây là một số nội dung tôi giúphọc sinh hiểu để có thể diễn đạt bằng lời văn của mình.4Đặc trưng văn học: Lý giải những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời cáccâu hỏi như văn học bắt nguồn từ đâu, đối tượng chủ yếu của văn học là gì, tácphẩm văn học được cấu trúc như thế nào, phương thức phản ánh của văn học làgì…Chức năng văn học: Trả lời cho câu hỏi: văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Vănhọc phục vụ thế nào cho đời sống của con người?Nhà văn và quá trình sáng tác: Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm vănhọc, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết…Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu của văn học –ngôn từ nghệ thuật.Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của nhữngthể loại văn học thường gặp như thơ, tự sự [cụ thể là truyện ngắn, tiểu thuyết],hiện tượng tương tác giữa các thể loại.Tiếp nhận văn học: Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và chiếm lĩnhtác phẩm văn học.Khi các em đã có vốn kiến thức lí luận văn học cơ bản rồi, kết hợp với quátrình phân tích cảm nhận các tác phẩm văn học các em sẽ thấy lí luận không quákhó, khô khan mà nó được rút ra, khái quát từ chính những tác phẩm ta đanghọc. Những kiến thức lí luận văn học này sẽ giúp học sinh giải thích tốt và hiểuđúng nội dung của các nhận định lí luận văn học trong đề bài.Như vậy,trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy các em nắm đượccác kiến thức cơ bản của lí luận văn học đã giúp cho học sinh có cơ sở vữngchắc để cảm thụ tác phẩm văn học. Việc trang bị cho học sinh những vấn đề cơbản của lí luận và hướng dẫn học sinh cách làm bài có dạng đề lí luận là vô cùngcần thiết, giúp các em hiểu đúng nội dung nhận định lí luận văn học nêu ra ở đềbài để xây dựng hệ thống luận điểm cho chính xác. Đồng thời nhằm khắc phụcnhược điểm bài văn thiếu chiều sâu, để từ đó cảm thụ, phân tích tác phẩm vănhọc, đánh giá một hiện tượng văn học sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn.b.Kiến thức về tác phẩm văn học trong chương trình.Đây là phần quan trọng đầu tiên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.Giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức về tác phẩm: giá trị về nội dung ,đặc sắc về nghệ thuật của từng tác phẩm văn học trong chương trình văn họcViệt Nam, văn học nước ngoài, văn học địa phương cả lớp 8 và lớp 9. Đồngthời kết hợp ôn theo giai đoạn và chủ đề.* Ôn tập theo giai đoạn và chủ đề:Khi ôn luyện phần văn bản, tôi thường tập trung vào ôn tập theo giai đoạnvăn học, chia theo chủ đề. Qua đó gặp tác phẩm văn học ở giai đoạn nào, viết vềchủ đề gì, học sinh dễ dàng nhận diện, và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn vềnhững tác phẩm đó.Ví dụ: Khi ôn tập phầnVăn lớp 9 tôi chia thành 2 giai đoạn văn học: Văn họcTrung đại và văn học Hiện đại. Khi dạy phần văn học Trung đại, tôi tập trungvào khai thác chủ đề: Vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua 2 tácphẩm “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”.Khi dạy phần văn học hiện đại tôi thường chia thành 2 phần.5+ Phần 1 là thơ hiện đại: Tôi tập trung ôn tập về chủ đề người lính, thể hiệnqua các bài “Đồng chí ” của Chính Hữu, bài “Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính” của Phạm Tiến Duật, bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, “Khi con tuhú” của Tố Hữu. Chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi chủ tịch Hồ ChíMinh thể hiện trong các bài “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận, “Mùa xuânnho nhỏ” của Thanh Hải, “Quê hương” của Tế Hanh, “Hai cây phong” của Aima-tốp, bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắmtrăng”, “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Chủ đề tình cảm gia đình thể hiện qua cácbài “Bếp lửa ” của Bằng Việt, “Nói với con ” của Y Phương…+ Phần 2 Văn xuôi hiện đại: tập trung vào chủ đề ca ngợi vẻ đẹp người nôngdân. Chủ đề này tập trung phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”của Kim Lân, “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Chủđề ca ngợi vẻ đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội, tình cảm gia đình trong chiến tranh, tình người trong cuộc sống. Để làm nổibật nội dung này tôi tập trung phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niêntrong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hay tình cha con cảm độngtrong cảnh ngộ éo le của chiến tranh qua “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn QuangSáng, “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri…* Ôn tập về tác giả, tác phẩm:Trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học, ngoài nắm được những nộidung kiến thức cơ bản của từng bài tôi đặc biệt nhấn mạnh về tác giả, tác phẩm.Đối với tác giả cần quan tâm đến phong cách, đến sở trường của từng nhà văn.Phần tác phẩm tôi thường hướng HS chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Tôi thấy nếu học sinh nắm chắc được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì quátrình thâm nhập vào tác phẩm HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, tưtưởng tình cảm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.Ví dụ 1: Khi học tác phẩm “Truyện Kiều” giáo viên cần yêu cầu học sinhphải nắm chắc thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du để từ đó hiểu đượcnhững tác động hướng ngòi bút của ông vào phản ánh hiện thực xã hội thôngqua số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, giúp HS hiểu sâu sắchơn về giá trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm..Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu phần giới thiệu về tácphẩm ngoài những thông tin: Bài thơ ra đời trong thời kì đầu của cuộc khángchiến chống Pháp [ 1948], sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông . Tôi còn cho HSthấy được trong cuộc kháng chiến đó người lính phải dối mặt với bao nhiêu khókhăn và thử thách: thiếu thốn, bệnh tật. Lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đạiđội, ông được giao rất nhiều nhiệm vụ chăm sóc cho các thương binh, lo liệucho các tử sĩ. Sau chiến dịch, ông bị bệnh sốt rét rừng rất nặng. Trong thời gianđó ông được một người đồng đội chăm sóc ân cần, chu đáo. Cảm động trướctấm lòng của người bạn ông viết bài thơ này như một lời cảm ơn chân thành đếnngười động đội của mình. Nắm được điều đó HS mới thấu hiểu được tình cảmcủa người lính dành cho nhau chân thành sâu sắc như thế nào.Ví dụ 3: Đặt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào hoàn cảnh Thanh Hải đangnằm trên giường bệnh trước khi qua đời không bao lâu ta mới thấu hiểu tiếng6lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên đất nước và khát vọng đượcsống và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.*. Khai thác các chi tiết nghệ thuật đặc sắc:- Ngoài ra trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học tôi khuyến khíchhọc sinh phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, hướng dẫnhọc sinh phân tích giá trị của các chi tiết nghệ thuật dó.Ví dụ: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” phát hiện và phân tíchý nghĩa chi tiết chiếc bóng. Văn bản “Làng” Phân tích chi tiết ông Hai đi khoe“Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn.” Văn bản “Chiếc lược ngà” Chi tiết chiếclược ngà.Như vậy khi ôn luyện phần văn học, ngoài nắm vững những kiến thức cơbản, tôi yêu cầu học sinh phân loại tác phẩm theo giai đoạn, chủ đề, phải nắmchắc hoàn cảnh ra đời, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.2. Các bước tiến hành giải quyết dạng đề “Cách làm bài văn chứng minhmột nhận định lí luận văn học qua một tác phẩm, liên hệ, so sánh đến mộttác phẩm khác”.Để giải quyết dạng đề này tôi hướng dẫn học sinh các bước sau:2.1 Tìm hiểu đề.Đối với dạng đề chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tácphẩm , liên hệ so sánh đến tác phẩm khác, việc nhận diện đề, kiểu bài,phạm vidẫn chứng không quá khó với học sinh. Cái khó ở chỗ học sinh cần xác địnhđúng vấn đề cần chứng minh thông qua việc hiểu đúng bản chất, nội dung củanhận định ở đề bài. Tác phẩm nào chính cần phân tích sâu sắc, tác phẩm nào liênhệ cần phân tích khái quát. Và vận dụng những phương pháp lập luận nào? Dovậy yêu cầu học sinh cần phải:- Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định đúng vấn đề nghị luận.-Xác định đúng phương pháp lập luận. Chủ yếu là phương pháp giải thích,chứng minh, bình giảng kết hợp với so sánh, liên hệ, đánh giá tổng hợp vấn đề.-Xác định đúng phạm vi dẫn chứng trong tác phẩm.Ví dụ: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xâydựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhận vật” . Bằng nhữnghiểu biết cuả em về truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏnhận định trên. Liên hệ đến “ Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri để thấy đượctài năng của mỗi nhà văn.Với đề bài trên học sinh cần xác định:+Vấn đề nghị luận: Thành công của truyện ngắn [ tác phẩm văn học] là xâydựng được tình huống độc đáo và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật hấp dẫn.+Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh,so sánh, liên hệ[ thao tác chủyếu] kết hợp bình luận, đánh giá,tổng hợp vấn đề.+Tư liệu: Kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm “Làng” và “Chiếc lá cuốicùng”2.2 Xác lập luận điểm.Đây là bước khó nhất với học sinh, nhiều em tỏ ra lúng túng không biếtxác định luận điểm như thế nào để đáp ứng, làm sáng rõ vấn đề nghị luận. Một7bài văn hay, đạt điểm cao là bài văn phải có hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặtchẽ, đáp ứng toàn diện yêu cầu của đề, được thể hiện qua một hình thức trìnhbày và diễn đạt chính xác, trong sáng, tinh tế, khéo léo, có hình ảnh và cảm xúc.Nếu bài văn có hệ thống ý không đúng hoặc không trúng với yêu cầu của đềxem như bài làm đã xa đề thậm chí lạc đề. Vì vậy khi giải quyết một đề văn điềuquan trọng nhất là tìm ra ý [xây dựng luận điểm].Để xây dựng được hệ thống luận điểm đúng đắn tôi hướng dẫn học sinh cầndựa vào yêu cầu của đề bài, căn cứ vào nội dung nhận đinh lí luận văn học đãcho trong đề, kết hợp với kiến thức các em đã học hoặc đã đọc. Sau khi đã xâydựng được hệ thống luận điểm cần xác định xem luận điểm nào là chính cầnphân tích kĩ lưỡng, luận điểm nào là phụ chỉ cần phân tích ngắn gọn hoặc lướtqua ; cũng như mối quan hệ qua lại giữa các luận điểm đồng thời sắp xếp cácluận điểm theo một trình tự hợp lí và có ý nghĩa nhất.Ví dụ: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đờisống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâmhồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, cànghay.”[Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Vănhọc]Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ ýkiến trên. Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy điểm gặp gỡ vềtâm hồn, trí tuệ của hai nhà thơ.Với đề bài trên hệ thống luận điểm cần xác lập là:- Giải thích nhận định. : Ý kiến của Xuân Diệu khẳng định: một tác phẩm thơcần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ,sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng, tình cảm lẫn hình thức nghệ thuật đểđem lại giá trị thẩm mĩ.-Chứng minh nhận định* Bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”+ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá xuất phát từ hiện thực đời sống những nămmiền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.+ Tâm hồn, trí tuệ của bài thơ là cảm xúc dào dạt tin yêu của nhà thơ trước cuộcsống mới qua hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá từ lúchoàng hôn đến lúc bình minh.+ Bài thơ thành công bởi sự sáng tạo về nghệ thuật, làm nên nét cá thể hóa, độcđáo của bài thơ.*Liên hệ trí tuệ, tâm hồn trong tác phẩm Quê hương: Hình ảnh quê hương làngchài hiện về trong nỗi nhớ tha thiết của người xa quê. Bài thơ có những nét đặcsắc về nghệ thuật làm nên nét cá thể hóa, độc đáo .* Điểm tương đồng và khác biệt- Điểm gặp gỡ về tâm hồn và trí tuệ của hai bài thơ: khắc họa được sắc nét cảnhvật thiên nhiên và con người lao động giữa biển trời.8- Điểm khác biệt là hai bài thơ ra đời trong hai giai đoạn khác nhau với hoàncảnh sáng tác riêng.*. Đánh giá, nâng cao2.3 Xây dựng dàn bài chung.a. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn nhậnđịnh, ý kiến.- Giới thiệu tác phẩm cần chứng minh.Lưu ý : Cách giới thiệu làm sao để người đọc thấy được tác phẩm chính và tácphẩm liên hệ.b.Thân bài*.Giải thích nhận định: Giải thích, làm rõ vấn đề:- Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ýkiến .- Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung củacả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nóiấy có ý nghĩa như thế nào?Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ởđây là gì? Khẳng định ý kiến đúng hay sai?[ Trong quá trình giải thích lồng vào bàn luận, lí giải vấn đề nghị luận]*. Chứng minh ý kiến .- Qua tác phẩm chính+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm+ Căn cứ vào nội dung của nhận định để xây dựng thành các luận điểm và lựachọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ biểu hiện của vấn đề nghị luận.[ Phântích, chứng minh qua nội dung và nghệ thuật tác phẩm]- Liên hệ đến tác phẩm thứ hai.+ Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm.+ Phân tích khái quát về nội dung và nghệ thuật theo hệ thống luận điểm đãđược xây dựng ở trên.*. So sánh: Từ nội dung của nhận định, ý kiến, so sánh chỉ ra những nét tươngđồng và khác biệt giữa hai tác phẩm :+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diệnnhư chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...[bước này vận dụng kết hợp nhiềuthao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lậpluận so sánh] . Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh.Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh và bám vào nội dung nhận định mà cócách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau như: ngôn từ, hình ảnh, chi tiết,kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệthuật . Học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạtthật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Khi nhận xét về điểm giốngvà khácnhau, tôi định hướng cho các em tìm trên các bình diện để sosánh như :-> Thời đại, hoàn cảnh ra đời-> Đề tài, chủ đề-> Phong cách sáng tác-> Nội dung tư tưởng9-> Đặc sắc nghệ thuật->Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả.....Nhưng quan trọng nhất vẫn phải bám vào nội dung nhận định và yêu cầu cụ thểở đề bài để so sánh. Nếu các em đối chiếu hai đối tượng [văn bản] được so sánhtrên các bìnhdiện trên để khái quát vấn đề chắc chắn các em sẽ tìm thấy điểmgiống và khácnhau. Vì người ra đề thi dạng liên hệ, so sánh thường dựa trênnhững vấn đề có liên quan tới nhau để ra đề.+Lý giải sự khác biệt: . Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bảnlĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suydiễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục .Thực hiện thao tác này cần dựavào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phongcách nhà văn; đặc trưngthi pháp của thời kì văn học.Ví dụ: Với đề bài trên, giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ra điểm tương đồngvà khác biệt về tâm hồn và trí tuệ của hai tác giả, hai bài thơ căn cứ vào nộidung cảm xúc, đề tài chủ đề, hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh thời đại…- Điểm gặp gỡ về tâm hồn và trí tuệ của hai bài thơ: khắc họa được sắc nét cảnhvật thiên nhiên và con người lao động giữa biển trời. Đều xuất phát từ hai nguồncảm hứng về thiên nhiên và con người lao động, thể hiện tình yêu, sự gắn bó vớithiên nhiên và cuộc sống lao động của con người. Cả hai bài thơ đều vẽ lênnhững hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, làm nền cho vẻ đẹp của con người tronghành trình chinh phục biển khơi. Cả hai bài thơ đều khắc họa tâm thế hào hứngvà niềm lạc quan phơi phới của người lao động. Tình yêu thiên nhiên, yêu quêhương, đất nước của hai thi sĩ.- Điểm khác biệt là hai bài thơ ra đời trong hai giai đoạn khác nhau với hoàncảnh sáng tác riêng. Quê hương thuộc phong trào Thơ mới, sang tác [1938]trong hoàn cảnh nhà thơ xa quê, gửi tình yêu và nỗi nhớ của người con phươngxa về với quê nhà. Còn Đoàn thuyền đánh cá ra đời năm 1958, trong giai đoạnmiền Bắc xây dựng CNXH, nhà thơ có dịp đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh,cùng sống trong không khí lao động khẩn trương, chứng kiến niềm vui phơiphới của con người lao động mới làm chủ cuộc đời.=> Tuy ra đời trong hai giai đoạn với hoàn cảnh sáng tác riêng, song hai nhà thơcùng xuất phát từ hiện thực đời sống, đi qua tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ để sángtạo nên những bài thơ hay, đánh dấu trong sự nghiệp sáng tác của mỗi người.*. Đánh giá, nâng cao, mở rộng vấn đề.- Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.- Bổ sung, phản biện lại vấn đề [Nếu có]- Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác và bạn đọc trong quá trìnhtiếp nhận.- Mở rộng : Liên hệ đến một vài tác phẩm có sự tương đồng để khẳng định lạimột lần nữa tính đúng đắn của nhận định.c.Kết bài.- Khẳng định lại tính đúng đắn, sâu sắc của nhận định. Khẳng định lại giá trị củahai tác phẩm đối với vấn đề đặt ra trong nhận định. Sức sống lâu bền của tác10phẩm, sự lay động tâm thức người đọc, ánh sáng mà tác phẩm rọi vào bên trongtâm hồn bạn đọc, tên tuổi của tác giả trong nền văn học…2.4. Hướng dẫn học sinh viết bài .a. Mở bài.- Không phải không có lí khi có ý kiến cho rằng: văn hay chỉcần đọc mở bài. Tấtnhiên nếu chỉ đọc mở bài thì không thể đánh giá đượctoàn bộ bài văn. Nhưngmở bài có tầm quan trọng thực sự đối với bài viết. Người ta thường nói “Vạn sựkhởi đầu nan”. Khi viết văn có được một mở bài hay, tự nhiên “dòng văn” nhưđược khơi chảy, tuôn trào. Mở bài lúng túng, trục trặc sẽ khiến bài văn thiếu sinhkhí, văn phong không liền mạch, ý tứ sẽ trở nên rời rạc.- Đối với dạng đề chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tácphẩm, liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác, học sinh càng lúng túng hơnkhi viết mở bài vì liên quan tới hai tác giả, hai tác phẩm. Qua thực tế chấm bàicủa học sinh làm tôi thấy nhiều học sinh mở bài so sánh chưa đúng nguyên tắc.Các em thường mắc phải lỗi giới thiệu tuần tự hai tác giả, hai tác phẩmmột cáchrời rạc khiến người chấm có cảm giác như có hai mở bài. Hoặc các em dẫn dắtchưa sát, với vấn đề nêu ra trong nhận định, hoặc vòng vo dài dòng . Vì vậy dạyđề văn dạng này giáo viên cần lưu ý cho học sinh cách mở bài:+ Mở bài gián tiếp và cần dẫn dắt từ các nội dung gần gũi, liên quan đến vấn đềđặt ra trong nhận định. Có thể dẫn từ đề tài, từ một ý kiến, nhận định khác, mộtcâu thơ; từ chức năng, nhiệm vụ, công dụng của văn chương [lí luận văn học]…+ Để có một mở bài hay các em cần mở bài ngắn gọn, đầy đủ [các thông tin cơbản], độc đáo [gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết] và phảitự nhiên, hấp dẫn.+ Giới thiệu phạm vi dẫn chứng theo trình tự tác phẩm chính trước, tác phẩmliên hệ sau và nhấn mạnh để người chấm biết được điều đó.+ Độ dài vừa phải, không quá dài cũng không quá ngắn [ khoảng 17 dòng].Ví dụ: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trítuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.”[Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Vănhọc]Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy điểm gặp gỡ về tâm hồn, trítuệ của hai nhà thơ.Với đề bài trên, sau khi tôi hướng dẫn học sinh đã mở bài như sau:“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãiHãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là trang giấy in nguyên vẹn hìnhbóng của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời, hút lấychấtmật tinh túy nhất để tạo nên một tác phẩm thực sự có giá trị. Sinh ra từ tâm hồnvà trái tim con người, thơ là những rung động của tâm hồn, soi chiếu qua chiềusâu tư tưởng thi sĩ được chắt lọc và gọt rũa bằng nghệ thuật ngôn từ. Và đó cũng11là yêu cầu của người đọc thơ đối với nhà thơ. Hiểu được điều đó, nhà thơ XuânDiệu đã khẳng định; “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ hiện thựccuộc sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ, phải in dấu vào đó thậtsâu sắc, càng cá thể , càng độc đáo, càng hay”. Và bài thơ “ Đoàn thuyền đánhcá” của Huy Cận đã đi qua tâm hồn, trí tuệ nhà thơ, in một dấu ấn độc đáo, sâusắc. Đồng thời ta cũng thấy được qua “Quê hương” của Tế Hanh điểm gặp gỡvề “tâm hồn, trí tuệ” của hai nhà thơ.[Bài làm của em Lê Thị Thu Hà –Lớp 9A]b. Thân bàiGiải quyết vấn đề được xem là phần quan trọng nhất trong một bài viếtvì nó chiếm số lượng điểm nhiều nhất của toàn bài. Chính vì vậy mà phần nàygiáo viên không chỉ trang bị kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, kiến thức sâu,rộng về tác phẩm mà phải hướng dẫn cho các em các kĩ năng viết bài.Ở phần này tôi hướng dẫn học sinh cách chuyển ý, chốt ý, cách bám sátyêu cầu đề cũng như là nghệ thuật hành văn, kĩ thuật xoáy trọng tâm , bình giảngchi tiết hình ảnh để làm nổi bật ý và bài làm có chiều sâu, phân tích đậm nhạt chỉkhai thác yếu tố nghệ thuật, nội dung đặc sắc nhất, có mối liên hệ rõ nhất vớivấn đề nghị luận. Bởi năng lực tư duy, năng lực cảm thụ văn học của người viết,sự tinh tế, sâu sắc và điểm số cuả bài văn phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tíchchi tiết, hình ảnh và cảm nhận dẫn chứng của người viết.Ví dụ : Khi phân tích vẻ đẹp “tâm hồn, trí tuệ” của nhà thơ qua bài “Quêhương”, đây là tác phẩm liên hệ nên vừa đòi hỏi sự khái quát kiến thức vừa cầnchọn lọc dẫn chứng, hình ảnh, xoáy sâu vào các ý sau:- Khổ đầu bài thơ Quê hương là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổibình minh. Đó là những câu thơ đẹp, mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trongtrẻo, nhuốm nắng hồng bình minh; trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyềnbăng mình ra khơi.+ Hình ảnh so sánh Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã và một loạt các động từmạnh: hăng, phăng, vượt...diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh củacon thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng trángđầy hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bứctranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sự sống.+ Hai câu tiếp theo miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sựso sánh bất ngờ: Cánh buồm bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng.Hình ảnh so sánh vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn củatạo vật, gợi vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Con thuyền, cánh buồm đãtrở thành linh hồn của làng chài...- Khổ cuối bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí laođộng ồn ào, tấp nập, đày ắp niềm vui, sự sống. Hình ảnh con người với vẻ đẹpvạm vỡ, nhuộm nắng gió, nồng thở vị xa xăm của biển khơi.Đồng thời tôi hướng dẫn học sinh triển khai luận điểm, mỗi luận điểm viếtthành một đoạn văn, sau đó tìm luận cứ và cách lập luận để làm rõ luận điểm.12Cụ thể hướng dẫn học sinh viết từng đoạn: đoạn giải thích nhận định; đoạn giớithiệu về tác giả, tác phẩm; các đoạn chứng minh theo từng luận điểm; đoạn sosánh; đoạn đánh giá, nâng cao, mở rộng. Mỗi đoạn văn có thể viết dưới nhiềuhình thức như diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp…Sự kết hợp luân phiên cácđoạn văn với các hình thức khác nhau sẽ tránh cho bài văn khỏi sự lặp lại mộtcách nhàm chán, đơn điệu.Ở mỗi đoạn tôi đặc biệt chú ý sửa lỗi diễn đạt câu chuyển ý và câu chốt đoạnhướng vào nhận định. Câu chuyển ý, chốt đoạn rất quan trọng, nó đảm bảo cho ýbài văn liền mạch, thống nhất và luôn hướng vào yêu cầu của đề bài. Thôngthường câu chuyển ý sẽ nhắc lại nội dung luận điểm đang chứng minh được nêura ở nhận định, có tác dụng khép lại ý đã viết xong và mở ra ý mới nên cần đượcdiễn đạt khéo léo, tự nhiên nhất. Câu chốt đoạn cần chỉ ra rõ vấn đề nghị luậnđược thể hiện như thế nào trong tác phẩm.Ví dụ: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trítuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.”[Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Vănhọc]Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy điểm gặp gỡ về tâm hồn, trítuệ của hai nhà thơ.- Với đề bài trên , ở luận điểm chứng minh “tâm hồn, trí tuệ” được thể hiệntrong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận , được chia ra các luận điểmnhỏ: “tâm hồn, trí tuệ” được thể hiện khi đoàn thuyền ra khơi, khi đánh cá trênbiển, khi trở về. Học sinh đã viết những câu chuyển ý ở các luận điểm phụ nàykhá linh hoạt, khéo léo.+ Cuộc sống là vườn hoa đầy hương sắc, như những con ong cần mẫn đi làmmật cho đời, nhà thơ không chỉ sao chép hiện thực cuộc sống trần trụi mà còngửi gắm những tư tưởng , tình cảm tốt đẹp, một tâm hồn, một trí tuệ sâu sắc.Tâm hồn trí tuệ của bài thơ là cảm xúc dạt dào tin yêu của nhà thơ trước cuộcsống mới qua hành trình ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.+ Tâm hồn trí tuệ của nhà thơ hòa quện vào nhau tạo nên một bức tranh lao độngtrong đêm thật kì vĩ, tráng lệ.+ Tâm hồn và trí tuệ của Huy Cận giao hòa vào nhau tạo nên một khung cảnhthiên nhiên rực rỡ, huy hoàng trong khí thế của đoàn thuyền băng băng rẽ sóngtrở về.+Câu kết đoạn [Ở cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về]: Cảnh đánh cá trở về là sựhòa quyện giữa tâm hồn và trí tuệ, tình cảm và tư tưởng-tình yêu, niềm tự hào,sự ngợi ca của nhà thơ trước vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, trước hiện thực cuộcsống lao động của con người mới được làm chủ biển trời quê hương.[Bài làm của em Lê Thị Thu Hà – Lớp 9A]Trong quá trình phân tích luận điểm tôi hướng dẫn học sinh cần chú ý sửdụng linh hoạt hệ thống từ khóa của đề bài. Đối với bài thi học sinh giỏi phầnphân tích không cần quá nặng nề về kĩ lưỡng. Các em cần có kĩ năng phân tích23đậm nhạt để làm nổi bật cái thần của văn bản, cần có lời bình hay, hành văn đẹp– đó là chất văn của bài viết.c.Kết bàiPhần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giảiquyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bàivăn. Trải qua khâu chấm thi tôi nhận thấy các em học sinh thường xem nhẹ kếtbài. Với tâm lí “đầu xuôi thì đuôi khắc lọt”, thêm vào đó một lí do sắp hết giờnên chỉ cần có “đóng lại” bằng cách tóm lại một vài ý đãtrình bày ở trên làđược. Đứng trước thực trạng đó nên tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách kết bàicủa dạng đề này :+ Thứ nhất độ dài phải gần tương ứng với mở bài.+Thứ hai đúng nguyên tắc,hay không chỉ ngắn gọn, khép lại nhữngvấn đề đãbàn luận, khẳng định tính đúng đắn của nhận định ở trên mà học sinh có thể kếtbài mở, kết bài phát triển, kết bài theo hướng nâng cao, mở rộng để gợi ra nhiềusuy nghĩ liên tưởng mới nơi người đọc.Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nàođi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng chongười đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận. Kết bàihay phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãitrong lòng người đọc.Ví dụ: Ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu quả thật đúng đắn và sâu sắc “Người đọcthơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi quamột tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vàođó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.” Và bài thơ “Đoàn thuyềnđánh cá” của Huy Cận, “Quê hương” của Tế Hanh đã đi qua tâm hồn, trí tuệcủa hai thi sĩ để trở thành những bài thơ đi cùng năm tháng, neo đậu bền chặttrong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ. Hai bài thơ đã rọi vào tâm hồn ta một thứ ánhsáng riêng đẹp đẽ, ngân vang về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ,con người Việt Nam. Để rồi ta thêm yêu mến và trân trọng tài năng, tâm hồn củahai nhà thơ chân chính ấy.[Bài làm của em Lê Thị Thu Hà – Lớp 9A]IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.Trong năm vừa qua, bản thân tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ vănlớp 9 và làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh. Những kinhnghiệm trên đã được tôi áp dụng vào việc bồi dưỡng đồng đội học sinh giỏi cấpHuyện, cấp Tỉnh. Do vậy, dù là dạng đề mới mẻ nhưng với phương pháp trêncác em đã thành thạo trong cách xử lí đề. Biết viết một bài văn đảm bảo cácphần, các ý cơ bản đến nâng cao: Nhiệm vụ chính là phân tích tác phẩm, chiếmsố điểm nhiều hơn, đây là nhiệm vụ cơ bản để đạt mức điểm trung bình, khá.Bên cạnh đó, còn một nhiệm vụ nâng cao là so sánh, liên hệ, đây là nhiệm vụ đặtra để phân hóa học sinh, phải giải quyết nó để đạt mức điểm giỏi. Từ khi tôi áp14dụng kinh nghiệm trên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cho đến nay tôi thấycó những chuyển biến đáng kể, số học sinh yêu thích và học giỏi môn văn ,sốhọc sinh đạt giải cấp Huyện, cấp Tỉnh chiếm tỉ lệ tương đối cao. Năm học 20182019 số học sinh đạt giải cấp Tỉnh do tôi bồi dưỡng đạt 7/10 giải. Trong đó có 2giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích. Dù kết quả chưa thực sự mĩ mãn nhưngphần nào cũng đã thể hiện được những hiệu quả nhất định từ những kinh nghiệmtrên.C. KÕt luËn vµ KIẾN NGHỊ1. Kết luận.Có thể nói kiểu bài chứng minh một nhận định lí luận văn học qua một tácphẩm, liên hệ, so sánh đến một tác phẩm khác là một dạng đề khó đối với họcsinh giỏi. Bởi đề đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết nhất định về kiến thứclí luận văn học để giải thích và hiểu đúng bản chất của nhận định. Để từ đó đixây dựng hệ thống luận điểm cho đúng đắn. Không chỉ vậy, còn đòi hỏi học sinhphải có tư duy so sánh, tìm ra nét tương đồng và khác biệt thấy được điểm kếthừa và tiếp nối và phát triển, sáng tạo của hai tác phẩm, tác giả. Đây chính làyêu cầu nâng cao để phận loại học sinh giỏi. Do vây giáo viên cần dày công vàkết hợp với phương pháp ôn luyện phù hợp mới mong có được những bài làmchất lượng, đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi.Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được từ thực tế hướng dẫnhọc sinh qua mùa đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnhvừa qua và bướcđầu đạt kết quả tương đối khả quan. Hi vọng nhũng kinh nghiệm trên cũng cóthể gỡ bí cho một số học sinh, đồng nghiệp và đồng thời gợi ý thêm một cáchhọc văn lâu dài.2. Kiến nghị2.1. Đối với tổ chuyên môn.Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, góp ý, học hỏi đểcùng nhau tìm ra cách thức thực hiện hiệu quả nhất khi dạy một dạng đề cụ thểcủa chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.2.2. Đối với cấp trênTổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để chúng tôiđược giao lưu, trao đổi với các huyện khác, nhất là các huyện có thành tích caotrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để được học hỏi kinh nghiệm. Phònggiáo dục thành lập một tổ các giáo viên cốt cán để hỗ trợ, trao đổi công tác ra đề,giải đề cùng giáo viên đứng tuyển.Đề tài này là do bản thân học hỏi, đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy,nên chắc chắn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong cácđồng nghiệp tham khảo và góp ý chân thành để bản thân tôi rút kinh nghiệm vàgiảng dạy tốt hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!15XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊYên Định, ngày 14 tháng 04 năm 2019Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Người viếtNguyễn Thị Thu16PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNHTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ ĐÌNH KIÊNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀI:MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNGHỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9Người thực hiện: Nguyễn Thị ThuChức vụ : Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Lê ĐìnhKiênSKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ vănYÊN ĐỊNH, NĂM 20191718

Chủ Đề