Đánh giá về họp quoc hoi năm 2024

Tại phiên họp thứ 7, Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ cho ý kiến và biểu quyết về biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV; cho ý kiến và biểu quyết Nghị quyết công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đánh giá về họp quoc hoi năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 7, Hội đồng Bầu cử quốc gia. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Sáng 10.6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia chủ trì Phiên họp thứ 7, Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 23.5 vừa qua diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và đã thành công rất tốt đẹp, thực sự là ngày hội non sông và ngày hội lớn của toàn dân.

Tại Phiên họp này, Hội đồng Bầu cử quốc gia cho ý kiến về dự thảo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia tập trung cho ý kiến đánh giá về công tác chuẩn bị trên 11 lĩnh vực.

Cụ thể gồm: Công tác lãnh đạo và chỉ đạo cuộc bầu cử; việc thành lập và hoạt động của Hội đồng Bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử; công tác nhân sự, hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu lấy ý kiến cử tri về người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; việc tổ chức vận động bầu cử, nhất là trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ 4 nhanh hơn, mạnh hơn với chủng mới động lực nguy hiểm hơn, từ đó đánh giá thêm quá trình tổ chức ngày bầu cử, những kinh nghiệm nào có thể không chỉ áp dụng trong điều kiện dịch bệnh, mà còn áp dụng cho trường hợp bình thường khác.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các đại biểu tập trung đánh giá, cho ý kiến về công tác thông tin tuyên truyền; công tác kiểm tra, giám sát về bầu cử; công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình chuẩn bị tổ chức vận động bầu cử và ngày bầu cử. Các đại biểu đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, về công tác bầu cử sớm, công tác tham mưu phục vụ bầu cử, công tác tài chính và các điều kiện bảo đảm khác cho cuộc bầu cử.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đề nghị các đại biểu tập trung phân tích báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp về số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trúng cử. Thành viên Hội đồng cho ý kiến đánh giá chung về kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, những bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung cho cuộc bầu cử lần sau.

Tại phiên họp này, Hội đồng Bầu cử quốc gia cho ý kiến và biểu quyết về biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV; cho ý kiến và biểu quyết Nghị quyết công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Hội đồng Bầu cử quốc gia có trách nhiệm tổ chức bầu cử Quốc hội, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thuộc trách nhiệm của địa phương. Hội đồng Bầu cử quốc gia có trách nhiệm công bố kết quả bầu cử và kết quả xác nhận tư cách đại biểu trúng cử của Quốc hội lần này.

Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, đến thời điểm này có thể khẳng định, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thành công. Với định hướng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kỳ họp đã hoàn thành khối lượng lớn công việc với chất lượng cao ở từng nội dung trình Quốc hội. Các hoạt động tại kỳ họp được tiến hành chặt chẽ, linh hoạt bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển cho biết, điều đại biểu ấn tượng là tại kỳ họp này, các nội dung được chuẩn bị khá tốt; ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại hội trường hay các phiên họp tổ được tổng hợp đầy đủ, tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ đưa ra phương án tối ưu để tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

“Việc bố trí một tuần tạm nghỉ giữa hai đợt họp cũng tạo điều kiện để các cơ quan có thêm thời gian chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua nên đều nhận được sự đồng thuận rất cao. Các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và chất vấn tiếp tục là điểm nhấn của kỳ họp, tập trung làm rõ những bất cập, điểm nghẽn với nhiều giải pháp được cam kết từ phía các Bộ, cơ quan và thu hút được sự quan tâm của Nhân dân, cử tri cả nước. Trong đó, nội dung về kiểm soát chất lượng các thông tư sẽ là một trong những nội dung mà tôi sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát”, đại biểu Đỗ Đức Hiển nêu.

Đánh giá về họp quoc hoi năm 2024
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình) đánh giá kỳ họp thứ 5 có nhiều đổi mới trong tổ chức kỳ họp.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình): Nhiều đổi mới trong tổ chức kỳ họp

Theo đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV là một kỳ họp có rất nhiều dự án luật và các nghị quyết được cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp.

Việc bố trí, sắp xếp lịch họp, thời gian họp cũng tương đối phù hợp, đảm bảo cho việc các cơ quan của Quốc hội và các bộ, ngành tiếp thu, giải trình và điều chỉnh các ý kiến trong các dự án luật cũng như các nghị quyết.

Cùng với đó, Quốc hội kỳ này đã có rất nhiều đổi mới trong việc tổ chức kỳ họp, nội dung các phiên thảo luận hội trường cũng như thảo luận ở tổ. Các đại biểu Quốc hội cũng rất là trách nhiệm, tâm huyết, dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và có những ý kiến phát biểu rất sâu sắc, tâm huyết và đa chiều với nhiều lĩnh vực. Tại các phiên thảo luận tổ cũng như thảo luận hội trường các ý kiến phát biểu rất nhiều và số lượng đại biểu đăng ký tham gia phát biểu với số lượng đại biểu đăng ký tham gia rất lớn. Điều này cho thấy là đại biểu ngày càng nâng cao về chất lượng và dành thời gian, tâm huyết trong đóng góp ý kiến tại kỳ họp.

“Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội bố trí, sắp xếp thành hai đợt họp. Điều này cho thấy sự linh hoạt, thích nghi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì với số lượng các dự thảo luật và lượng ý kiến của các đại biểu đều rất nhiều và rất đa chiều, phản ánh ở mọi góc cạnh. Cho nên việc tiếp thu, chỉnh lý cũng cần có thời gian và việc Quốc hội dành một tuần cách quãng giữa kỳ họp đã giúp cho Quốc hội, Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành có điều kiện tốt hơn để đầu tư cũng như dành thời gian để chuẩn bị các nội dung tiếp thu, giải trình được chặt chẽ, đầy đủ hơn”, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho hay.

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, nhiều nội dung tại kỳ họp, kể cả nội dung liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, nhiều vấn đề được đưa ra để mổ xẻ, phân tích, đánh giá và từ đó có các giải pháp để giúp cho Quốc hội ban hành các văn bản sát thực tiễn hơn. Đặc biệt là từ các nghị quyết cũng như các dự thảo luật đó thì Chính phủ, trên cơ sở đó thì cũng có triển khai thực hiện, sẽ hiệu quả.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2023 rất khó khăn nhưng theo đại biểu, với sự quyết tâm, nỗ lực của Quốc hội cũng như là Chính phủ và đặc biệt là các địa phương thì việc thực hiện các nhiệm vụ từ nay đến cuối năm sẽ đảm bảo.

Đánh giá về 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành đã trách nhiệm, cầu thị, các nội dung được chuẩn bị tương đối chu đáo và tương đối sát với thực tiễn đang đòi hỏi.

“Những nội dung chất vấn cũng hết sức thẳng thắn, nhưng cùng với đó là sự điều hành rất linh hoạt của đồng chí Chủ tịch Quốc hội. Có những nội dung đồng chí Chủ tịch Quốc hội còn nắm nắm kỹ từng vấn đề để định hướng cho các vị Bộ trưởng để làm sao trả lời đi thẳng vào vấn đề, trúng, đúng và ngắn gọn để đảm bảo thời gian nhưng vẫn trả lời được tất cả những vấn đề mà các vị đại biểu Quốc hội chuyển đến cho các vị trưởng ngành”, đại biểu Đặng Bích Ngọc đánh giá.

Đại biểu cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa Chính phủ, Quốc hội đã rất ăn ý, để tất cả những nội dung trình kỳ họp thì Quốc hội được chuẩn bị một cách chu đáo và giúp cho đại biểu có cơ sở phát biểu, tham gia các nội dung kỳ họp đạt chất lượng, hiệu quả.

Đánh giá về họp quoc hoi năm 2024
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đánh giá kỳ họp có nhiều "kỷ lục".

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Kỳ họp có nhiều "kỷ lục"

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, ấn tượng đầu tiên của đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV là công tác tổ chức có sự đổi mới đáng kể khi được chia ra làm hai đợt khác nhau. Về tinh thần làm việc của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đánh giá, chưa có kỳ họp nào tinh thần làm việc của Quốc hội lại nghiêm túc, say mê và hăng hái như kỳ họp này và đại biểu tin rằng những kỳ họp sau tinh thần này tiếp tục được phát huy.

"Bằng chứng là trong tất cả các buổi thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường thì luôn luôn đặt con số kỷ lục về các ý kiến tham gia đăng ký phát biểu, tranh luận. Ví dụ như ngày thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) có đến gần 160 đại biểu đăng ký thì đây cũng là một con số kỷ lục từ trước tới nay của Quốc hội. Hay tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn thì có đến 120 đại biểu đăng ký chất vấn. Đây là một con số rất ấn tượng. Các ý kiến kiến nghị của đại biểu chất vấn hay có ý kiến phát biểu tại hội trường vào các dự án luật cũng như các báo cáo của Chính phủ, của các cơ quan liên quan có nhiều ý kiến có chất lượng, thể hiện trí tuệ cũng như tâm huyết của các đại biểu Quốc hội", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu.

Cũng theo đại biểu, tại kỳ họp thứ 5, công tác tư pháp của Quốc hội với nội dung khá nhiều, xem xét và cho ý kiến vào 20 dự án luật, nghị quyết. Đây cũng là con số kỷ lục từ trước tới nay trong 1 kỳ họp. Những nội dung được xem xét luật được thông qua tại kỳ họp này đều là những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

"Trong giai đoạn hiện tại, có những dự án luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 xây dựng cho năm 2023 chưa có. Tuy nhiên lại được điều chỉnh để kịp thời đưa vào kỳ họp thứ 5 này. Bởi lẽ nếu như chúng ta không xem xét sửa đổi thì sẽ có rất nhiều vướng mắc trong thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính bởi vậy, cho nên tôi cũng rất kỳ vọng, Quốc hội đã rất nỗ lực làm việc để ban hành nghị quyết cũng như thông qua các dự án luật thì những điểm nghẽn, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội sẽ kịp thời được tháo gỡ khi nghị quyết, luật có hiệu lực đi vào cuộc sống. Chúng ta sẽ dần dần khắc phục được mọi khó khăn để chúng ta tiếp tục thực hiện tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2023 cũng như trong cả nhiệm kỳ", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga kỳ vọng.