Dđại diện cho thương nhân hoạt động như thế nào năm 2024

Xin chào, tôi là Ngọc Linh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực thương mại qua các thời kỳ. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định tại Luật Thương mại 1997 thì Nghĩa vụ của bên đại diện cho thương nhân được quy định như thế nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Dđại diện cho thương nhân hoạt động như thế nào năm 2024

Theo quy định tại thì Nghĩa vụ của bên đại diện cho thương nhân được quy định cụ thể như sau:

Người đại diện cho thương nhân có những nghĩa vụ sau đây:

1- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của người được đại diện;

2- Thông báo cho người được đại diện về các cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ nhiệm;

3- Tuân thủ những chỉ dẫn của người được đại diện, trừ trường hợp chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện;

4- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

5- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của người được đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt;

6- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện;

7- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho người được đại diện.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nghĩa vụ của bên đại diện cho thương nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 1997.

https://luattoanlong.vn/tu-van-hop-dong/nhung-dieu-can-luu-y-ve-hop-dong-dai-dien-cho-thuong-nhan-1634.html https://https://i0.wp.com/luattoanlong.vn/uploads/news/2024_04/hopdongdaidienchothuongnhan.jpg

Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhân https://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png

Thứ hai - 15/04/2024 23:28

Trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, doanh nghiệp sẽ thường xuyên thực hiện kí kết các hợp đồng làm ăn với đối tác. Tuy nhiên, việc kí kết các hợp đồng làm ăn đôi khi sẽ diễn ra nhiều khó khăn vì các trở ngại khách quan như thời gian, vị trí,... Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp tìm đến đại diện cho thương nhân để thay họ thực hiện kí kết các hợp đồng.

Dđại diện cho thương nhân hoạt động như thế nào năm 2024
Hình minh họa

1. Đại diện cho thương nhân là gì Theo quy định của pháp luật thương mại tại Điều 141 Luật thương mại 2005 thì đại diện cho thương nhân là việc mà một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại theo chỉ dẫn của thương nhân đó. Bên đại diện có thể hoạt động với danh nghĩa của bên giao đại diện. Bên đại diện sẽ được hưởng thù lao từ bên giao đại diện theo quy định pháp luật và nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng đại diện cho thương nhân Chủ thể của hợp đồng đại diện cho thương nhân Theo khái niệm của đại diện cho thương nhân thì xác định được chủ thể của hợp đồng phải là các thương nhân theo quy định pháp luật Việt Nam. + Lưu ý: Các đơn vị phụ thuộc của thương nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện hay cửa hàng, trung tâm, phòng ban của một doanh nghiệp không thể giao kết hợp đồng đại diện cho thương nhân. Bên đại diện phải là một thương nhân độc lập, hoạt động kinh doanh, thương mại độc lập với bên giao đại diện. Như vậy, việc làm đại diện được xem như là một lĩnh vực kinh doanh của thương nhân làm đại diện và thương nhân đó sẽ được hưởng thù lao từ việc làm đại diện. Thương nhân làm đại diện có thể ký nhiều hợp đồng đại diện với nhiều thương nhân khác nhau miễn rằng phạm vi đại diện không mâu thuẫn không có sự mâu thuẫn giữa các bên. Hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân Hiện nay, pháp luật thương mại có quy định cụ thể về về hình thức của hợp đồng đại diện cho thương nhân. Theo đó, hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương như: điện báo, telex, fax,… Việc kí kết các hợp đồng làm ăn đôi khi sẽ diễn ra nhiều khó khăn vì các trở ngại khách quan như thời gian, vị trí,... Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp tìm đến đại diện cho thương nhân để thay họ thực hiện kí kết các hợp đồng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cho quý khách biết những điều cần lưu ý khi kí kết hợp đồng đại diện cho thương nhân. Nội dung của hợp đồng đại diện cho thương nhân Thứ nhất, Phạm vi đại diện cho thương nhân. Như đã đề cập ở trên thì bên đại diện sẽ thực hiện hoạt động theo chỉ dẫn của bên giao đại diện. Như vậy, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc bên đại diện sẽ được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. Thứ hai, Thời hạn đại diện cho thương nhân. Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam thì các chủ thể trong hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể tự do thỏa thuận thời hạn đại diện. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận cụ thể về thời hạn, thì thời hạn có hiệu lực sẽ được xác định từ sau khi hợp đồng có hiệu lực cho tới khi chấm dứt đại diện. Và theo đó thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng. + Lưu ý: Nếu không có thoả thuận khác mà bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng. Nếu không có thỏa thuận khác mà bên đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác. Thứ ba, Thù lao đại diện. Bên đại diện sẽ có quyền được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh theo tại thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện. + Lưu ý: Nếu không có các thỏa thuận về thù lao đại diện thì xác định thù lao đại diện theo giá của loại dịch vụ đại diện cho thương nhân trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Thứ tư, Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại diện cho thương nhân. Pháp luật thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận miễn không vi phạm điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội. + Lưu ý: Nếu không có thỏa thuận về nghĩa vụ của các bên thì nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại 2005 tại Điều 145 và Điều 146. Thứ năm, Các nội dung khác của hợp đồng đại diện cho thương nhân. Ngoài các nội dung đã đề cập ở trên thì các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về thanh toán chi phí phát sinh, quyền cầm giữ, chế tài do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra,… Như vậy, có thể thấy hợp đồng đại diện cho thương nhân có những nội dung mà các bên chủ thể có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng cũng có nội dung mà các chủ thể cần phải tuân theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Do đó, để có thể đảm bảo về mặt pháp lý cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào hợp đồng đại diện cho thương nhân thì các bên nên nhờ luật sư tư vấn.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: [email protected].

Hoạt động đại diện cho thương nhân là gì?

Theo khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.20 thg 12, 2022nullĐại diện cho thương nhân là gì? Quy định về hoạt động đại diện ...thuvienphapluat.vn › ho-tro-phap-luat › tu-van-phap-luat › dai-dien-cho-t...null

Ai là chủ thể chính của hợp đồng đại diện cho thương nhân?

Thứ nhất, Chủ thể của hợp đồng đại diện cho thương nhân phải là thương nhân. Hợp đồng đại diện cho thương nhân được giao kết giữa hai chủ thể: bên giao đại diện và bên đại diện. Bên giao đại diện là thương nhân, ủy quyền cho thương nhân khác thay mặt và nhân danh mình thực hiện các hoạt động thương mại.nullHợp đồng đại diện cho thương nhân là gì? - Luật Hoàng Anhluathoanganh.vn › hop-dong-dai-dien-cho-thuong-nhan-la-gi-lha6586null

Hợp đồng đại diện cho thương nhân chấm dứt khi nào?

Hợp đồng đại diện cho thương nhân chấm dứt khi: + Thời hạn đại diện cho thương nhân chấm dứt; + Công việc đại diện cho thương nhân đã hoàn thành; + Một trong hai bên tham gia hợp đồng chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, mất tư cách thương nhân (theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015).nullChấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân được quy định như ...luathoanganh.vn › thuong-mai › cham-dut-hop-dong-dai-dien-cho-thuong...null

Đại diện thương mại có nghĩa là gì?

Đại diện thương mại là Người đại diện thương mại là người được ủy thác kinh doanh của một thương nhân trong phạm vi một địa phương (toàn quốc, tỉnh, khu vực) với quyền hạn là được độc lập giao dịch, thương lượng, kí kết hợp đồng mua, bán, thuê tài sản, thuê nhân viên … thay mặt và phục vụ lợi ích của nhà kinh doanh.nullĐại diện thương mại là gì? - LawNet.vnlawnet.vn › thuong-mai › dai-dien-thuong-mai-la-gi-122130null