Đẻ có can thiệp là gì

Đẻ chỉ huy là gì? Vì sao lại có phương pháp đẻ chỉ huy? Hàng loạt câu hỏi sẽ hiện ra trong dầu của mẹ trong khoảng thời gian gần sinh. Để giải đáp những thắc mắc đó, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm nhé!

1. Đẻ chỉ huy có nghĩa là gì? Khái niệm về đẻ chỉ huy

Hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết được khái niệm đẻ chỉ huy là gì? Do đó, dưới đây sẽ giải thích rõ cho mẹ về phương pháp đẻ này.

Đẻ chỉ huy hay còn được gọi là đẻ chủ động là phương pháp áp dụng cho mẹ bầu để mẹ có thể sinh thường một cách dễ dàng hơn. Chúng thường được bác sĩ sản khoa chỉ định, khởi động và điều khiển các cơn đau của tử cung.

Khái niệm về đẻ chỉ huy

Trong đó bao gồm các quá trình mà bác sĩ hướng dẫn, chẳng hạn như:

  • Khởi phát chuyển dạ: Được kích thích để tử cung xuất hiện những cơn co
  • Tăng cường chuyển dạ: Kích thích tử cung trong lúc chuyển dạ nhằm để cơn co mạnh dần và tăng dần theo thời gian

Cơn đau chuyển dạ sẽ thực sự xảy ra khi có đến 3 cơn co trong vòng 10 phút. Bên cạnh đó, những cơn co ấy sẽ mạnh dần theo thời gian.

Mẹ có thể xem thêm: Sinh lý chuyển dạ – Mọi kiến thức mẹ bầu cần phải biết

2. Khi nào mẹ cần đẻ chỉ huy?

Qua trên, mẹ cũng đã biết thêm được khái niệm của việc đẻ chủ động. Vậy, khi nào mẹ cần phải đẻ chủ động? Chúng thường áp dụng cho những mẹ bầu nào? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp.

Những trường hợp cần được bác sĩ áp dụng để đẻ chỉ huy gồm:

2.1. Nước ối bị vỡ non, vỡ sớm

Nước ối bị vỡ non, vỡ sớm

Khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà nước ối đã vỡ hoặc nước ối đã vỡ rồi mà cổ tử cung của mẹ chưa mở hết. Thì đương nhiên bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp này.

Trường hợp vỡ ối quá sớm rất nguy hiểm với cả mẹ và bé. Bởi lẽ chỉ tầm vài tiếng nữa, có thể nước ối sẽ bị nhiễm trùng trong buồng tử cung của mẹ. Mẹ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn sau sinh nặng nề. Do đó cần phải có sự can thiệp của bác sĩ và nhân viên y tế để lấy thai nhi ra ngoài.

2.2. Mẹ bầu không có cơn co tử cung hoặc cơn co yếu

Cơn co tử cung là dấu hiệu quan trọng trong quá trình chuyển dạ. Chúng co thắt liên tục nhằm đẩy em bé nhanh ra ngoài hết sức có thể, tránh để em bé ngộp thở trong bụng mẹ. Nếu mẹ không có cảm giác đau của cơn co hoặc cơn co không xuất hiện. Mẹ sẽ không thể sinh được, do đó, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách kích thích cho tử cung co bóp.

Mẹ bầu không có cơn co tử cung hoặc cơn co yếu

2.3. Thai bị quá ngày sinh

Thai trong bụng mẹ bị già tuổi hoặc đã qua ngày sinh dự tính thì mẹ nên nhờ đến bác sĩ. Để bác sĩ có thể áp dụng phương pháp đẻ chỉ huy dành cho mẹ và bé. Bởi lẽ, nếu em bé ở trong bụng mẹ quá lâu sẽ dễ nguy hiểm cả cho mẹ và bé. Chất dinh dưỡng được dự trữ trong bụng mẹ không còn nhiều sẽ gây ra tình trạng tổn thương, dẫn đến việc suy thai.

Thai bị quá ngày sinh

2.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số các nguyên nhân khác mẹ cần phải dùng phương pháp đẻ này như: Các bệnh lý sẵn có của mẹ, yếu tố cơ học, thai chậm phát triển trong tử cung,…

Các nguyên nhân khác

3. Các bước đẻ chỉ huy

Sau đây là các bước đẻ chỉ huy mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ. Mẹ cần phải biết trước những thông tin này để chuẩn bị tinh thần:

  • Bấm ối: Khi cổ tử tử của mẹ đã dần hé mở ra thì bác sĩ cần bấm ối. Nhằm để đầu thai nhi tì xuống tử cung
  • Sau khi bấm ối: Bác sĩ sẽ nghe lại nhịp tim thai nhi và sau cơn co tử cung. Nhịp tim nếu bất thường sẽ bị nghi ngờ là suy thai. Bác sĩ cần phải cho kháng sinh dự phòng cho sản phụ, giúp giảm khuẩn cho trẻ sơ sinh sau khi ra đời.
  • Truyền oxytocin: Truyền oxytocin 5 đơn vị trong 500ml dung dịch Glucose 5%, tốc độ 10 gọt mỗi phút cho mẹ.Tăng tốc độ truyền cho đến khi cơn co đạt hiệu quả và duy trì tốc độ này.
  • Theo dõi và xử trí của bác sĩ: Bác sĩ sẽ theo dõi sản phụ như huyết áp, tim mạch, độ xóa mở cổ tử cung,..Ghi lại các quan sát trên biểu đồ chuyển dạ, theo dõi 15 phút một lần. Đảm bảo cho mẹ bầu sau sinh nằm nghiêng bên trái,…
Các bước đẻ chỉ huy

3.1. Lưu ý những biến chứng có thể xảy ra

Có một số hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này. Do đó, mẹ nên cân nhắc để chăm sóc thai nhi tốt hơn trong những tháng thai kỳ cuối:

  • Có thể gây ra vỡ tử cung nếu truyền oxytocin
  • Khi truyền oxytocin có thể khiến sản phụ dễ đau đớn nhiều hơn
  • Tai biến có thể gặp là dẫn đến thai suy do can thiệp muộn
  • Dễ khiến cho dây rốn quấn quanh cổ thai nhi do chọc dò màng ối khi bắt đầu chuyển dạ. Tạo sức ép ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến bé qua dây rốn khi giải phóng ra mang nước ối.
Có một số hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể hiểu rõ hơn về phương pháp đẻ chỉ huy. Cũng như nắm bắt rõ những thông tin về phương pháp này. Sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể chào đón bé yêu ra đời.

Nguồn tham khảo:

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/nao-la-khoi-phat-chuyen-da/

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/cac-phuong-phap-gay-chuyen-da-trong-san-khoa/

Đọc thêm:

Cơn co chuyển dạ và dấu hiệu thực sự

Cách rặn khi chuyển dạ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng hơn

Khi chuyển dạ nên ăn gì để vượt cạn nhẹ nhàng, nhanh chóng

Mặc dù tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong trong mổ lấy thai thấp, song vẫn cao gấp nhiều lần so với sinh đường âm đạo; do đó, chỉ nên thực hiện việc mổ lấy thai khi an toàn hơn đối với người phụ nữ hoặc thai nhi so với sinh đường âm đạo.

Các chỉ dẫn cụ thể thông thường nhất để mổ lấy thai là

Nhiều phụ nữ quan tâm đến việc sinh mổ tự chọn theo nhu cầu. Lý do cơ bản bao gồm việc tránh làm tổn thương vùng sàn chậu [và sau đó tiểu không kiểm soát được] và các biến chứng nghiêm trọng của thai trong tử cung. Tuy nhiên, cách thức này là gây tranh cãi, có số liệu hỗ trợ hạn chế, và đòi hỏi sự thảo luận giữa người phụ nữ và bác sĩ của họ; thảo luận cần bao gồm những rủi ro tức thời và kế hoạch sinh sản dài hạn [ví dụ, phụ nữ dự định có bao nhiêu con].

Nhiều ca sinh mổ lấy thai được thực hiện ở phụ nữ đẻ mổ trước đó bởi vì đối với họ, việc sinh đường âm đạo làm tăng nguy cơ vỡ tử cung; tuy nhiên, nguy cơ vỡ khi đẻ bằng đường âm đạo chỉ khoảng 1% tổng thể [nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ đã được mổ lấy thai nhiều lần hoặc rạch dọc, đặc biệt nếu nó kéo dài qua phần cơ dày của tử cung].

Sinh đẻ đường âm đạo thành công ở khoảng 60-80% phụ nữ đã từng sinh mổ một lần trước đó và nên được áp dụng cho những người đã từng được mổ lấy thai trước đó bằng đường mổ thấp ngang tử cung. Thành công của sinh con đường âm đạo sau mổ - VBAC phụ thuộc vào chỉ định của lần sinh mổ đầu tiên. VBAC nên được thực hiện trong một cơ sở mà ở đó một nhóm bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê, và phẫu thuật viên sẵn sàng can thiệp lập tức, khi VBAC không thực hiện được trong một số trường hợp.

Video liên quan

Chủ Đề