De thi học sinh giỏi GDCD 12 trắc nghiệm

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 70 câu ôn thi hsg GDCD 12, tài liệu bao gồm 6 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn GDCD sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ ÔN TẬP HSG SỐ 13

Môn: GDCD 12

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng về quyền học tập của công dân?

A. Khi đi học bất kì ai cũng phải đóng học phí.

B. Phải đủ tuổi mới được thực hiện quyền học tập.

C. Các dân tộc khác nhau đều có quyền học tập.

D. Chỉ những người dân tộc Kinh mới được theo học.

Câu 2: Chủ trương kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số của nhà nước là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển

A. Loại hình dịch vụ y tế.                               B. Loại hình dịch vụ kinh tế.

C. Các hình thức bảo hiểm.                            D. Các lĩnh vực xã hội.

Câu 3: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi là

A. Tỉ lệ trao đổi.           B. Tỉ giá trao đổi.         C. Tỉ giá hối đoái.        D. Tỉ lệ quy đổi.

Câu 4: Đối với người khiếu nại thì mục đích của khiếu nại là nhằm

A. Bảo vệ Nhà nước và pháp luật                    B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp .

C. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.               D. Khôi phục lợi ích của Nhà nước.

Câu 5: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm.              B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.

C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.               D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?

A. Tiếp cận các giá trị văn hóa.                      B. Giữ gìn an ninh trật tự.

C. Giữ gìn bí mật quốc gia.                            D. Chấp hành quy tắc công cộng.

Câu 7: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khai thác tài nguyên trái phép.

B. Vay tiền không trả đúng thời hạn hợp đồng.

C. Lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ.

D. Tổ chức gây rối phiên tòa.

Câu 8: Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

A. Tìm kiếm việc làm.                                    B. Lựa chọn việc làm.

C. Quyền làm việc.                                        D. Lựa chọn, ngành nghề.

Câu 9: Người tố cáo là

A. Cơ quan,tổ chức và cá nhân.                       B. Các tổ chức.

C. Các cá nhân.                                                D. Người trên 18 tuổi.

Câu 10: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc

A. Công khai tỉ lệ lạm phát.                             B. Chăm sóc sức khỏe ban đầu.

C. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo.                  D. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 11: Ông A xây nhà, đổ vật liệu trên hè phố làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông nên đã bị thanh tra giao thông xử phạt. Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật

A. Hành chính.            B. Kỷ luật.                   C. Dân sự.                   D. Hình sự.

Câu 12: Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

A. Bị thu hồi đất ở chưa thỏa đáng.                B. Phát hiện đường dây khai thác gỗ lậu.

C. Bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.            D. Phát hiện người sử dụng ma túy.

Câu 13: Để giao kết hợp đồng lao động với công ty B, anh L cần dựa vào nguyên tắc nào?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.                     B. Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.

C. Tích cực, chủ động, hội nhập.                    D. Dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 14: Hành vi, đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là mặt hạn chế của

A. Lưu thông hàng hóa.                                  B. Thị trường.

C. Sản xuất hàng hóa.                                    D. Cạnh tranh.

Câu 15: Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Đang thi hành án phạt tù.                          B. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

C. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.          D. Đang điều trị ở bệnh viện.

Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị

A. Đặc trưng.               B. Hàng hóa.               C. Sử dụng.                 D. Tiêu dùng.

Câu 17: Khi đốt nương để làm rẫy, do bất cẩn nên ông H đã làm cháy 15ha rừng đặc dụng. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với ông H là?

A. Kỉ luật.                   B. Hành chính .            C. Dân sự.                   D. Hình sự .

Câu1: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.                B. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

C. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.               D. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.

Câu 19: Sau khi kết hôn, anh A buộc vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. Nhân thân.              B. Tài sản riêng.           C. Việc làm.                D. Tình cảm.

Câu 20 : Vì ghen gét Lan học giỏi hơn mình nên Loan đã tung tin xấu về Lan liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp trên facebook. Trong trường hợp này Loan đã xâm phạm tới

A. Tính mạng, sức khỏe của Lan.                    B. Sức khỏe, trí tuệ của Lan.

C. Nhân phẩm, danh dự của Lan.                    D. Vật chất, tinh thần của Lan.

Câu 21: Quyền học tập của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Học vượt cấp, trước tuổi.                        B. Cấp học bổng toàn phần.

C. Hưởng trợ cấp xã hội.                             D. Học không hạn chế.

Câu 22: Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. Thi hành pháp luật.                                    B. Sử dụng pháp luật.  

C. Áp dụng pháp luật.                                    D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật

A. Thông tư liên ngành.                                  B. Di sản quốc gia.

C. An sinh xã hội.                                          D. Thư tín, điện tín.

Câu 24: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

A. Áp dụng pháp luật.                                    B. Thực hiện pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                    D. Sử dụng pháp luật.

Câu 25: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây?

A. Quyền học không hạn chế.                        B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Quyền học tập thường xuyên.                    D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 26: Nhà nước áp dụng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là tạo điều kiện để các em hưởng quyền được

A. Giám định.              B. Tham vấn.               C. Phát triển.               D. Tự quyết.

Câu 27: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.                                    B. Áp dụng pháp luật.  

C. Sử dụng pháp luật.                                    D. Thi hành pháp luật.

Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế

A. Dân kiểm tra.          B. Dân biết.                 C. Dân bàn.                 D. Dân quản lí.

Câu 29: Trên thị trường khi cầu tăng lên, sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ

A. Tăng gấp đôi.          B. Tăng lên.                 C. Không đổi.              D. Giảm xuống.

Câu 30: Do bị chồng là anh P không cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài nên chị M bỏ về sinh sống cùng mẹ đẻ là bà G. Nghe bà G xúi giục, chị M đã giấu anh P rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mua vàng giữ làm tài sản riêng. Chị M và bà G cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Chiếm hữu và định đoạt.                           B. Tài chính và việc làm.

C. Hôn nhân và gia đình.                               D. Lao động và công vụ.

Câu 31: Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông A được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Hình sự và dân sự.                                    B. Kỉ luật và dân sự.

C. Dân sự và hành chính.                              D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 32: Cơ quan chức năng phát hiện bà C giám đốc doanh nghiệp X chưa lắp đặt hệ thống xử lí rác thải theo quy định và thường xuyên sử dụng chất cấm trong sản xuất hàng hóa. Bà C không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.    B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật.    D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 33: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hình sự và dân sự.                                    B. Kỉ luật và dân sự.

C. Hành chính và hình sự.                             D. Hình sự và kỉ luật.

Câ 34: H thuê anh T và anh N sao chép công thức chiết xuất tinh dầu của anh A rồi tự mình nghiên cứu tạo ra sản phẩm. Thấy nhu cầu sử dụng tinh dầu rất lớn, anh N đề nghị và được chị H đồng ý mở xưởng sản xuất cùng. Sợ bị phát hiện việc sản xuất không có giấy phép, chị H đã hối lộ ông Q năm mươi triệu đồng để bỏ qua cho mình. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh ?

A. Chị H, anh T và anh N.                             B. Chị H và anh N.

C. Chị H, anh N và ông Q.                             D. Chị H và anh T.

Câu 35: Sau khi biết ông N được cấp chứng nhận bản quyền sáng chế máy bóc tách vỏ lạc, anh M đã bí mật sao chép, tự nhận mình là người tạo nên mẫu thiết kế và sản xuất ra máy đó rồi bán cho người tiêu dùng. Anh M đã vi phạm quyền sáng tạo cùa công dân ở nội dung nào sau đây?

A. Quyền tác giả.                                          B. Chuyển giao kĩ thuật.

C. Nâng cấp sản phẩm.                                 D. ứng dụng công nghệ.

Câu 36: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, ông H chủ tịch xã đã yêu cầu anh H công an viên và bảo vệ ủy ban nhân dân bắt và đưa ông ra khỏi trụ sở Ủy ban. Những ai dưới đây đã sử dụng đúng pháp luật?

A. Ông B.                   B. Công an viên.         C. Ông H.                   D. Bảo vệ.

Câu 37: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A là anh H phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây đã tuân thủ pháp luật?

A. Ông B.                   B. Ông T.                   C. Anh H  .                 D. Ông A.

Câu 38: Ông K tổ trưởng tổ dân phố phân công anh P đến nhà anh G để yêu cầu anh thực hiện nghĩa vụ cử tri đúng thời hạn. Tại đây, thấy hai bên xảy ra xô xát, đông đảo bà con hàng xóm đến can ngăn. Vì bị chị H vợ anh G bịa đặt về đời tư của mình nên anh P tuyên bố nhà anh G không đủ tư cách “ Gia đình văn hóa " và gỡ biển chứng nhận danh hiệu đó mang về. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân của công dân ?

A. Anh G và chị H .                                      B. Ông K, chị H và anh P.

C. Anh P, anh G và chị H.                             D. Chị H và anh P.

Câu 39: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã thực hiện sai quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.                B. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.

C. Bố anh H, phóng viên và anh P.                    D. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên.

Câu 40: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?

A. Bà S, ông M và chị T.                               B. Bà S và chị T.

C. Chị P và chị T.                                         D. Bà S, chị T và bà N.    

Câu 41: Khái niệm chất của triết học dùng để chỉ

   A. Trình độ của sự vật và hiện tượng.

   B. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật và hiện tượng.

   C. Những thuộc tính cơ bản, vốn có và tiêu biểu của sự vật và hiện tượng.

   D. Quy mô của sự vật và hiện tượng.

Câu 42: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

   A. Thế giới quan duy vật thống nhất phương pháp luận biện chứng.

   B. Thế giới quan duy tâm có được phương pháp biện chứng.

   C. Thế giới duy tâm và duy vật luôn đối kháng nhau.

   D. Thế giới quan duy vật không xây dựng phương pháp biện chứng.

Câu 43: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng luôn

   A. Thống nhất hữu cơ với nhau.                        B. Bài trừ nhau.

   C. Tồn tại bên cạnh nhau.                                 D. Tách rời nhau.

Câu 44: Ph. Ăng ghen chia vận động thành mấy hình thức cơ bản?

   A. 8 hình thức.           B. 7 hình thức.               C. 5 hình thức.              D. 6 hình thức.

Câu 45: Xem xét sự vật, hiện tượng như thế nào mới phù hợp với phương pháp biện chứng?

   A. Sự vật và hiện tượng luôn luôn phát triển không ngừng.

   B. Sự vật và hiện tượng không vận động, không phát triển.

   C. Sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển không ngừng.

   D. Sự vật và hiện tượng phiến diện, tồn tại độc lập.

Câu 46: Theo Ph. Ăngghen, hình thức vận động nào sau đây là thấp nhất?

   A. Xã hội.                  B. Sinh học.                   C. Cơ học.                    D. Hóa học.

Câu 47: Luận điểm nào sau đây là của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

   A. Vận động và đứng im là hai trạng thái độc lập, không liên quan gì với nhau.

   B. Vận động bao hàm đứng im, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động.

   C. Vận động không tự có, nó có nguyên nhân từ bên ngoài.

   D. Vận động chỉ diễn ra ở thế giới các sự vật, hiện tượng, không có trong tư duy.

Câu 48: Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là

   A. Cách thức phát triển.                                    B. Là sự hoàn thiện.

   C. Thuộc tính vốn có.                                        D. Là phương thức tồn tại.

Câu 49. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi là

   A. Không mâu thuẫn.                                           B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

   C. Mâu thuẫn.                                                      D. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

Câu 50: Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển?

   A. Tư duy trong quá trình học tập.                   

   B. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó.

   C. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm.   

   D. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B

Câu 51: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?

   A. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.

   B. Vận động là phương thức tồn tại của sinh vật.

   C. Vận động bao gồm cả vận động cơ học và vận động sinh học.

   D. Vận động chỉ là vận động cơ giới.

Câu 52: Những hành động nào sau đây phù hợp với quy luật của sự phát triển?

   A. Thiếu kiên trì, nhẫn nại.                              B. Nôn nóng, nửa vời.

   C. Chần chừ, do dự.                                        D. Kiên trì, vượt khó.

Câu 53: Đâu là lượng của những sự vật, hiện tượng sau?

   A. Ớt có màu đỏ, hình trụ.                                  B. Lan luôn là học sinh giỏi.

   C. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.     D. Lớp 10 C2 có 45 học sinh.

Câu 54: Vấn đề cơ bản của triết học là

   A. Quan hệ giữa vật chất và ý thức.                     B. Quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình.

   C. Quan hệ giữa vật chất và vận động.                D. Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Câu 55: Một hòn đá lăn từ độ cao 20m trên mặt phẳng nghiêng là thuộc hình thức vận động cơ bản nào sau đây của thế giới vật chất?

Sinh học

   A. Cơ học.                 B. Hóa học.                   C. Xã hội.                     D. Vật lí.

Câu 56: Luận điểm nào sau đây đúng?

   A. Chất của sự vật biểu hiện thông qua các thuộc tính.

   B. Thuộc tính của sự vật thay đổi khiến chất của sự vật thay đổi.

   C. Chất không quyết định sự tồn tại của sự vật.

   D. Chất tồn tại do phương pháp quan sát sự vật của con người quyết định.

Câu 57: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải

   A. Tích lũy dần về chất.                                      B. Tàm cho chất mới ra đời.

   C. Tạo ra sự biến đổi về lượng.                         D. Tạo ra chất mới tương ứng.

Câu 58: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là gì?

   A. Độ.                       B. Vi phạm.                   C. Điểm giới hạn.          D. Điểm nút.

Câu 59: Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng?

   A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.                           B. Môi hở răng lạnh.

   C. Có thực mới vực được đạo.                         D. Rút dây động rừng.

Câu 60: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì?

   A. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.

   B. Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập.

   C. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

   D. Sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái cũ.

Câu 61: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách nào?

   A. Tìm bạn ấy để cãi nhau cho bỏ tức.         B. Tránh không gặp mặt bạn ấy.

   C. Im lặng là vàng.                                       D. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn.

Câu 62: Chất là?

   A. Những tính chất cơ bản của sự vật và hiện tượng.

   B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng.

   C. Những đặc điểm cơ bản của sự vật và hiện tượng.

   D. Những đặc trưng vốn có của sự vật và hiện tượng.

Câu 63: Sự vận động của thế giới vật chất là

   A. Do thượng đế quy định.                                B. Quá trình mang tính khách quan.

   C. Do một thế lực thần bí quy định.                   D. Quá trình mang tính chủ quan.

Câu 64: Vai trò của triết học là?

   A. Nghiên cứu thế giới.                                   B. Tìm hiểu thế giới.

   C. Quan sát thế giới.                                       D. Thế giới quan.

Câu 65: Luận điểm nào sau đây là sai về lượng?

   A. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật.  B. Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật.

   C. Lượng đồng nhất với sự vật.                        D. Lượng là thuộc tính khách quan gắn liền với sự vật.

Câu 66. . Tết năm nay anh Q định mua ô tô con, nhưng chị H vợ anh lại quyết định chờ năm sau cho giá xe hơi sẽ xuống thấp hơn nữa mới mua. Chị H đã vận dụng một cách phù hợp nội dung nào dưới đây của quan hệ cung-cầu? 

     A. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. B. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

     C. Tác động của quan hệ cung - cầu. D. Cung nhỏ hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị.

Câu 67: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K và  anh M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S, sau đó đưa lên facebook. U chia sẻ bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể do nhiều người phản đối chị S. Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?  

A. Chị K và M.  B. Chị K , N, U và G.           C. Chị K, M, N và G.       D. Chị K , N, G, U.

Câu 68: Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 6 giờ, doanh nghiệp N là 5,5 giờ, doanh nghiệp Q là 6,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị?

A. Doanh nghiệp M.                                                             B. Cả 3 doanh nghiệp M, N, Q.

C. Doanh nghiệp N, M.                                                      D. Doanh nghiệp N.

Câu 69: Thấy cửa hàng bán quần áo của mình ít khách nên chị F đã nhờ chị M đăng lên Facebook để quảng cáo. Chị P giúp chị F chia sẻ bài viết cho nhiều người. Anh K cũng buôn bán quần áo thấy vậy nên đã nhờ bạn hàng là chị R và chị Y viết bài tung tin chị F bán sản phẩm kém chất lượng. Những ai dưới đây cạnh tranh không lành mạnh?

A. Anh K, chị F, chị P .                                          B. Anh K, chị R, chị Y, chị M.   

C. Chị R, chị Y, chị P, chị M.                       D. Anh K, chị R, chị Y.

Câu 70: Giả sử: Điều tra sơ bộ trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ về cầu lượng bánh trong dịp tết Trung thu năm 201730 nghìn cái bánh. Trong đó: Công ty Bibica cung cấp 7,5 nghìn cái bánh, công ty Hữu Nghị cung cấp 6,1 nghìn cái bánh, Siêu thị Hoa Ba đã cung cấp 3,8 nghìn và chuẩn bị đưa tiếp ra thị trường 1 nghìn cái bánh, các công ty bánh khác cung cấp 13,6 nghìn cái bánh. Số lượng bánh nào dưới đây phản ánh cung?

A. 32 nghìn cái bánh. B. 31 nghìn cái bánh.   C. 30 nghìn cái bánh.   D. 62 nghìn cái bánh.

Video liên quan

Chủ Đề