De thi tiếng Anh đầu vào thạc sĩ

Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 là văn bản mới nhất quy định quy chế đào tạo thạc sỹ mới nhất. Theo quy chế đào tạo thạc sỹ năm 2021 thì chuẩn đầu ra ngoại ngữ thạc sỹ của Bộ Giáo dục là chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 [chứng chỉ tiếng Anh B2] theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.  Như vậy để đủ điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ thì học viên sau đại học cần phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B2 hay bằng B2 tiếng Anh của Bộ Giáo dục.

Ngoài ra, học viên có thể minh chứng trình độ tiếng Anh B2 bằng một trong các chứng chỉ sau: -    Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ nức ngoài -    Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác nhưng học bằng tiếng nước ngoài

-    Có một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam như trong bảng phía dưới.

Theo thông tư Số: 15 /2014/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, học viên được miễn thi Tiếng Anh đầu vào cao học nếu có chứng chỉ trình Tiếng Anh B1 do các đơn vị được Bộ GDDT cấp phép hoặc B1 châu Âu [tương đương PET].

TiengAnhB1.com khai giảng lớp ôn thi B1 ngày 8 tháng 7, kết giảng vào ngày 3 tháng 8. Học viên dự kiến thi chứng chỉ vào ngày 9 tháng 8. Đề biết thêm chi tiết, vui lòng xem thông tin

 Đăng ký luyện thi  

Phụ lục II

BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ

TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ 3/6 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

[Kèm theo Thông tư số: 15 /2014/TT-BGDĐT ngày  15 tháng 5 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo] 

Tiếng Anh

Khung năng lực ngoại ngữ VN  IELTS TOEFL TOEIC Cambridge Exam BEC BULATS  CEFR
Cấp độ 3 4.5 450   ITP133   CBT      45 iBT 450      PET Preliminary 40  B1

Làm thế nào để vượt qua đầu vào Cao học Tiếng Anh? Làm thế nào để đối mặt với môn điều kiện này?

Dường như những than phiền, lo lắng về môn Tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào cao học Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương không còn xa lạ nữa, nhất là đối với những học viên lớn tuổi đã nhiều năm không tiếp xúc với sách vở, thì Tiếng Anh lại càng trở nên hóc búa vô cùng.

Mình cũng đã từng học tiếng anh kém, mình vô cùng lo sợ đến mức mất ăn mất ngủ khi phải đối diện với một kỳ thi Tiếng Anh. Nhưng nhờ sự kiên trì và nỗ lực và có một kế hoạch học tập chu đáo thì giờ đây, mình đã nhẹ nhàng hơn khi kỳ thi Tiếng Anh đến. Mình sẽ chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm ôn thi Tiếng Anh đầu vào cao học của mình. Mong rằng mọi người, có thể ôn tập tốt Tiếng Anh. Đặc biệt là có thể giúp ích cho các bạn thi cao học 4 trường NEU, FTU, UEB, BA.

Tham khảo: Học viên Ngoại thương chia sẻ kinh nghiệm ôn thi cao học

Thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu

Đầu tiên: bạn phải định hướng rõ ràng trường mà bạn dự định thi cao học. Hầu như các trường kinh tế đều yêu cầu môn Tiếng Anh là môn điều kiện để kiểm tra bạn có đỗ cao học hay không, và điều kiện bắt buộc để xét đỗ là bạn phải đạt 50% điểm trên tổng số điểm tối đa. Vậy nên, mục tiêu của bạn là tối thiểu 50/100 điểm hoặc 5/10 tùy theo hệ số.

Thứ hai: Xác định rõ dạng đề

Khi bạn đã xác định được trường học, ngành học mình chuẩn bị thi, bạn hãy sưu tầm đề thi của các năm trước và tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi, các dạng đề thi hay được đưa ra ở các năm. Cẩn thận hơn bạn hãy thống kê lại, ghi lại các dạng đề đó theo cách thức mà bạn dễ nhớ nhất. Bạn nên chú trọng đến cách thức ra đề các năm gần đây để có kế hoạch ôn thi rõ ràng.

Thi Cao học các trường khối kinh tế như Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Học viện ngân hàng, hoặc ĐHKT-ĐHQGHN thường là tương đương với trình độ B và đề thi Tiếng Anh ra dưới dạng thi viết [ngữ pháp, đọc hiểu, dịch]. Cấu trúc đề thi thường gồm có các bài:

Part 1: Chọn một đáp án đúng nhất A B C D

Part 2: Từ/cụm từ gạch dưới chân A B C D cần thay đổi để câu đúng nghĩa

Part 3: Đọc hiểu đoạn văn và trả lời câu hỏi hoặc điền từ

Part 4: Tự luận

Thứ ba: Tập trung ôn thi những nội dung cần thiết

Điều quan trọng nhất bây giờ là tập trung học những thứ đề thi yêu cầu, vì đơn giản chúng ta không giỏi Tiếng Anh, và học để đảm bảo vượt cho kỳ thi cao học, nên hãy dành hết tâm sức vào việc học để thi. Mỗi trường thì có một dạng đề thi đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung không thể thoát khỏi ngữ pháp.

Nên học Ngữ Pháp

 Một đề thi thì ngữ pháp phải chiếm ít nhất là 50% tổng số điểm thi. Nếu có thời gian dài ôn thi tầm 3 tháng trở lên thì các bạn nên xem lại các dạng ngữ pháp cơ bản và áp dụng làm bài thi thử luôn. Còn nếu có ít thời gian ôn luyện các bạn nên học các mẹo làm bài.

Chi tiết hơn, một số trường đề thi dạng như Toiec [những trường này thì không quá khó để lấy 50% số phải thi cả phần luận như Đại học Ngoại Thương là 50% số điểm cho bài viết điểm], các bạn có thể tham gia học một khóa học Toiec cấp tốc để biết mẹo làm bài hoặc luyện thêm các bài thi Toiec để lấy kinh nghiệm. Vấn đề ngữ pháp các bạn hay quên hoặc không nắm vững các bạn nên thống kê lại và ghi lại cẩn thận, sau đó khi làm bài xong, các bạn nên xem lại các vấn đề đó. Có trường thì bạn phải thi cả phận tự luận như Đại học Ngoại thương [chiếm 50% tổng điểm], đề thi ra 1 chủ đề bằng tiếng anh do đó chắc ngữ pháp các thí sinh sẽ có nhiều lợi thế. Vậy nên, nếu ngữ pháp bạn không giỏi thì đây là phần bạn cũng cần lấy điểm.

Từ vựng thì sao?

 Hoàn toàn không nên lấy từ điển ra học nhồi nhét nhé. Nếu bạn có nhiều thời gian, có thể học và luyện tập các cuốn Vocabulary phù hợp với trình độ [thường là trình độ Pre-inter, hoặc Inter là vừa với đề thi]. Các cuốn này có ưu điểm là có tranh ảnh đi kèm với giải thích dễ hiểu, giúp mình dễ áp dụng và ghi nhớ.
Nhưng nếu bạn chỉ còn ít thời gian thì mình nghĩ bạn sẽ không nhồi nhét được những quyển này đâu. Cách sau sẽ hiệu quả hơn cho những người nước đến cổ mới nhảy: học từ vựng từ chính những bài, những câu, những đoạn văn mà trong quá trình ngữ pháp mình đã làm bài, đã gặp.

 


Nếu bạn tự học, phải tự kiểm tra lại mình xuôi và ngược, tập viết mỗi từ 2 dòng càng tốt. Nếu học với giáo viên, người dạy nên kiểm tra hằng ngày, ngày hôm sau gối 1 ít kiến thức ngày hôm trước, cứ thế quấn chiếu thì học viên sẽ nhớ tốt hơn.

Tham khảo: 10 Bí quyết giúp ôn thi đầu vào Cao học cực hiệu quả

Kinh nghiệm rút ra: Qua các phân tích ở trên có thể thấy mấu chốt để đảm bảo chắc chắn 100% qua môn điều kiện Tiếng Anh Cao học là tập trung vào ôn luyện từ vựng và Ngữ pháp.

Chúc các bạn vượt qua kỳ thi Tiếng Anh cao học và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

ĐỐI TƯỢNG: THÍ SINH THI ĐẦU VÀO SAU ĐẠI HỌC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  • ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
  • ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
  • ĐẠI HỌC KINH TẾ 
  • ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
  • KHOA LUẬT - ĐHQGHN
  • KHOA QTKD - ĐHQGHN
  • KHOA SAU ĐẠI HỌC - ĐHQGHN

THÔNG TIN KHÓA HỌC
♛ Địa điểm học: P201  Tầng 2 - số 1 Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội
[Có chỗ để xe riêng, để cả được ô tô nhé!]
♛ Khai giảng ngày: 04/08/2015
♛ Thời gian học: 18h00 các ngày thứ 3 -5  hoặc 2-4-6 trong tuần [Có giải lao Tea-break]
♛ Thời lượng học: 12 buổi ~ 1.5 tháng.
♛ Hotline: 0976676467

HỌC PHÍ CAM KẾT RẺ NHẤT NỘI
Chỉ 2.500.000 vnđ đã bao gồm:
Tài liệu học + Tea break + Thẻ học lại MIỄN PHÍ tới khi thi đạt.
Ưu đãi:
- Học thử 01 buổi MIỄN PHÍ
- GIẢM 5% cho học viên chuyển khoản trước.
- GIẢM 5% học phí ~100K cho nhóm từ 5 người đăng ký trở lên
- Giảm 10% học phí Khóa ôn thi Chuẩn đầu ra B1 của ĐHQG HN

GIẢNG VIÊN
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
Giảng viên tiếng Anh, Khoa Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Giảng viên Tiếng Anh - Đại học FPT
Giảng viên Tiếng Anh - Khoa Quốc tế - ĐHQGHN
BẰNG CẤP VÀ CHỨNG CHỈ

  • Cử nhân ngành Sư Phạm Tiếng Anh
  • Hệ đào tạo Chất lượng cao
  • Chứng chỉ Giáo dục học Đại học
  • Chứng chỉ Lý luận và Phương pháp Giáo dục học Đại học 
  • Thạc sĩ: ngành Phương pháp Giảng dạy tiếng Anh

DẠNG THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
Môn thi Ngoại ngữ: Tiếng Anh
I. THÔNG TIN CHUNG 

  •  Bài thi dùng cho thi tuyển ở cả hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ 
  • Thời gian làm bài: 90 phút 
  • Số lượng câu hỏi: 100 
  • Hình thức trả lời: Trắc nghiệm
II. CẤU TRÚCI THI 
Bài thi gồm hai phần:                                                                                                    
  • Phần I [30 phút]: kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng của thí sinh. Phần này gồm 50 câu, được chia thành hai mục. 
  1. Mục 1. Hoàn thành câu. Mục này gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi là một câu chưa hoàn chỉnh, dưới mỗi câu là 4 phương án hoàn thành câu được đánh dấu A, B, C, D trong đó có 1 phương án đúng. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn 1 phương án đúng ở mỗi câu. 
  2. Mục 2. Xác định lỗi [ngữ pháp và từ vựng]. Mục này bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi là một câu hoàn chỉnh với 4 phần gạch dưới được đánh dấu A, B, C, D trong đó có 1 lỗi ngữ pháp hoặc từ vựng. Nhiệm vụ của thí sinh là đọc và chọn 1 phương án sai ở mỗi câu. 
  • Phần II [60 phút]: kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của thí sinh. Phần này gồm 50 câu hỏi với khoảng 5 – 8 đoạn văn liên quan đến các chủ đề phổ thông về khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội… Dưới mỗi đoạn là một số câu hỏi với 4 phương án trả lời được đánh dấu A, B, C, D cho mỗi câu, trong đó có 1 phương án đúng. Thí sinh đọc và căn cứ vào nội dung bài đọc chọn 1 phương án đúng cho mỗi câu. 
III. HÌNH THỨC BÀI THI 
  • Bài thi gồm 2 phần riêng biệt: ĐỀ THI [TEST PAPER] và TỜ TRẢ LỜI [ANSWER SHEET]. 
  • Thí sinh làm bài trên TỜ TRẢ LỜI. Cách trả lời được hướng dẫn trên ĐỀ THI. 
IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM 
Tổng số điểm của bài thi là 100. Mức điểm đủ điều kiện xét tuyển đối với thí sinh dự tuyển bậc thạc sĩ là 50 điểm, bậc tiến sĩ là 65 điểm./.

Video liên quan

Chủ Đề