Di tích thành cổ loa thuộc tỉnh nào

Với mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn không ai là không biết tới Thành Cổ Loa. Một trong những địa danh lịch sử gắn liền với nhiều giai thoại về thần Kim Quy cũng chiếc nỏ thần trong truyền thuyết. Chiếc nỏ một lần có thể phóng ra hàng ngàn mũi tên giết chết hàng vạn quân địch. Cùng với tình yêu đẫm nước mắt của Mỵ Châu, Trọng Thủy. Câu chuyện vẫn còn nguyên giá trị về truyền thống giữ nước và đánh giặc ngoại xâm của ông cha ta

1. Thành cổ Loa ở đâu?

Khu di tích thành Cổ Loa chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 24km nên từ lâu đã là điểm đến lý tưởng của nhiều gia đình vào mỗi dịp cuối tuần. Bạn có thể di chuyển theo hướng quốc lộ 1A rồi tiếp tục di chuyển theo hướng cầu Đuống sẽ đến được Thị Trấn Yên Viên.

Thành Cổ Loa ngày nay

Tại đây bạn sẽ trái rồi chạy theo hướng quốc lộ 3 khoảng chừng 5 cây số nữa là sẽ đến lối rẽ vào Đền Cổ Loa. Chỉ dẫn nghe có vẻ phức tạp nhưng nếu điện thoại của bạn có định vị thì có thể chủ động di chuyển bằng ô tô, xe máy sẽ thuận tiện hơn

Ngoài ra, nếu bạn không có các phương tiện cá nhân có thể chọn hình thức di chuyển công cộng là xe Bus. Bạn bắt tuyến xe 46 tại bến xe Mỹ đình hoặc chọn tuyến 15, 17 ở bên xe Long Biên cũng có thể tới nơi được nhé

2. Lịch sử ra đời thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được các chuyên gia địa lý đánh giá là nằm ở vị trí vàng tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ngôi thành nằm trên Sông Hoành là nơi hội tụ của Sông Cầu và Sông Hồng. Thời xưa nhờ lợi thế địa lý của mình nên ngôi thành là điểm giao thương tấp nập của người dân quanh khu vực.

Ngôi thành mang giá trị lịch sử hết sức to lớn và hiếm có ngôi thành nào tại Việt Nam có kiến trúc tương tự.

Sơ đồ thành Cổ Loa

Ngôi thành Cổ Loa được xây từ thời Vua Ngô Quyền thế kỷ thứ 3 TCN. Hiện thành Cổ Loa đã được nhà nước công nhận là 21 khu du lịch quốc gia cần được bảo tồn.

Nằm trong thành Cổ Loa cũng có rất nhiều công trình lịch sử khác như Đền Cổ Loa, Đền thờ An Dương Vương… Mỗi ngày ước tính có hàng trăm lượt du khách ở trong và ngoài nước tới thăm quan và thắp hương tưởng nhớ các vị thánh nhân tại Đền

3. Kiến trúc tại Thành Cổ Loa

Dựa trên những bằng chứng lịch sử, những di vật còn sót lại mà các nhà sử học cùng các nhà nghiên cứu đã phần nào khái quát được quá trình phát triển của nhà nước Việt Nam thủa ban đầu. Nổi bật trong số đó có lẽ phải kể tới Văn hóa Đông Sơn

Hình ảnh thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa có hình dạng gì? Thành Cổ Loa được thiết kế theo dạng vòng xoáy trôn ốc nên nhiều người còn gọi với cái tên Loa Thành. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại thì ngôi thành có tới 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện tại chỉ còn 3 vòng.

Thành có hình dáng tương đối khúc khuỷu cùng rất nhiều công trình có giá trị lịch sử như Giếng Ngọc, Bãi Mèn, Chùa Mạch Tràng…

4. Lễ Hội cổ Loa

Thời điểm đẹp nhất để tới thăm quan thành Cổ Loa là vào 6/1 hàng năm. Đây là thời điểm khai hội nên thu hút rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng và thăm quan.

Hội thành được bắt đầu từ khá sớm với nhiều nghi thức tế lễ cùng các trò chơi truyền thống như : kéo co, thi thổi cơm, cắm hoa… tất cả đều rất nhộn nhịp và sôi nổi.

Vào dịp lễ hội do có rất nhiều người nên quý du khách nên chủ động chuẩn bị nước, đồ ăn cũng như chủ động bảo vệ tài sản của mình. Tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc

Hội thành kéo tài trong khoảng 10 ngày và sẽ kết thúc vào 16/1

5. Một số địa điểm tham quan tại khu di tích thành Cổ Loa

Thành cổ Loa tồn tại đến ngày nay không phải là 1 di tích mà nó là một quần thể di tích lịch sử. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây

Đền thờ An Dương Vương

Đền Cổ Loa [Đền Thượng] là nơi thờ Vua An Dương với mới được tu bổ và xây dựng đầu thế kỷ 20, trong đền có tượng thờ An Dương Vương.

Ở phía trước ngôi đền là Giếng Ngọc hay còn gọi là Ngọc Tỉnh, là nơi người đời biết đến với sự tích Trọng Thủy đã gieo mình tự tử. Dân gian cũng lưu truyền nếu sử dụng nước nay mà rửa ngọc trai thì viên ngọc sẽ sáng lóa vô cùng

Đình Cổ Loa

Theo truyền thuyết thì Đình Cổ trước trên nền đất này là điện ngự triều. Là nới các vị quan trong triều vua Thục Phán hội họp và đưa ra các sách lược quan trọng.

Ở giữa đình có cửa võng chặm khắc hình tứ linh tinh xảo cùng tứ quý [đào, cúc, trúc , mai]. Đình được thiết kế vô cùng vững chắc cũng như đang lưu giữ hàng ngàn cổ vật có giá trị nên đại cao

Am Bà Chúa

Tương truyền đây là ngôi mộ chôn cất Mị Châu, được đặt ngay dưới gốc đa đã có tuổi đời >1000 năm. Giúp tỏa bóng mát cả một khoảng sân và rẻ thành 2 nhánh men theo lối vào am. Trên các bậc cao niên trong làng kể lại thì khi Mỵ Châu qua đời đã biến thành một tảng đá lớn rồi trôi về phía đông thành Cổ Loa.

Người dân trong làng cùng nhau buộc đá đem về, khi đi tới gốc đa không hiểu sao đá bị đứt dây và rơi xuống. Biết đó là điềm nên người dân đã bàn nhau lập nên am thờ

Đền thờ Cao Lỗ

Theo sử sách ghi chép thì Cao Lỗ là một viên tướng dũng mãnh và tài ba dưới thời vua An Dương Vương. Cũng chính ông là người đã nghĩ ra chiếc nỏ Liên Châu, để có được thành cổ Loa như ngày hôm nay ông đã liên tục chỉ huy và động viên anh em tướng sĩ tích cực xây dựng. Người đời sau này tưởng nhớ đến công lao của ông nên đã tạc tượng và dựng nên ngôi đền thờ

Ngôi đền tuy nhỏ nhưng rất linh thiêng bên trọng có đặt bức tượng Cao Lỗ cầm nỏ giữa ao nước trước đền. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy rất nhiều các mũi tên đồng còn sót lại thời bấy giờ

Di tích lịch sử Thành Cổ Loa mặc dù đã bị xuống cấp khá nhiều. Tuy nhiên hiện đang được trùng tu và tôn tạo hết sức khẩn trương. Ngôi thành không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng hào hùng của mỗi người dân Việt trong việc dựng và giữ nước. Quý vị còn chần chừ gì nữa mà không nhanh chóng sắp xếp thời gian, tạm gác các công việc để một lần tới đây thăm quan và hiểu hơn về văn hóa cội nguồn của dân tộc

Utchcmc: Hiện nay, thành Cổ Loa nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Vào năm 1962, thành Cổ Loa được đưa vào danh sách di sản văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Cổ Loa là một di tích lịch sử tồn tại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương [ở thế kỉ thứ III TCN] và của nước Đại Việt ta thời Ngô Quyền [thế kỷ X].
Đây là công trình được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Thành cổ loa được xây dựng ở đâu?

Theo nguồn sử liệu, tư liệu khai quật khảo cổ học, người Việt Cổ tiên phong trong việc khai phá vùng đồng bằng để sinh sống đã dừng chân bên các dòng sông, trong đó có đôi bờ Hoàng Giang.
Họ đã tiến hành khơi sông, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, biển,…để chặn đứng quá trình thành tự nhiên của vùng châu thổ. Từ đó để lại những vùng trũng mà người dân ở Cổ Loa hiện nay thường gọi là dộc [khu đất thấp như ở 3 làng Quậy, phía đông bắc Cổ Loa].

Quá trình chiếm lĩnh đồng bằng ở đất Cổ Loa của người Việt Cổ còn để lại ngày nay ở hệ thống các di chỉ khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Những cư đến khai phá vùng đất Cổ Loa đâu tiên đã định cư trên các bãi Đồng Vông, Bãi Mèn, Tiên Hội, Xuân Kiều.

Bước qua giai đoạn Đông Sơn, địa bàn cư trú được mở rộng ở cả nội và ngoại thành Cổ Loa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bằng chứng như chiếc Trống đồng Cổ Loa I [ở Mã Tre], gốm Cổ Loa, mũi tên 3 cạnh, [ở Đền Thượng].
Đây được xem là di tích đầu tiên, gắn trực tiếp với việc An Dương Vương lập nước Âu Lạc, đóng đô và đắp thành ở khu vực Cổ Loa. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn phát hiện nhiều di tích như Đường Mây, Cầu Vực, Đình Tràng là các làng cổ Đông Sơn.
Thành Cổ Loa đã được xây dựng ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội [địa danh hiện tại] và tồn tại cho đến ngày nay.

Đôi nét về lịch sử thành Cổ loa

Nhắc đến thành cổ Cổ Loa, hẵn trong chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến truyền thuyết về vua An Dương Vương được thần Kim Quy về bày cho cách xây dựng thành, chiếc nỏ thần được làm từ móng rùa, chuyện tình bi thương của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện tâm linh ấy, thế hệ con cháu mai sau còn được khám phá rất nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của thành Cổ Loa.
Thời vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa để làm kinh đô nhà nước Âu Lạc. Người dân nước Việt đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây dựng thành Cổ Loa dưới sự chỉ đạo của vua.
Sở dĩ có tên là thành Cổ Loa là vì do kiến trúc của thành. Tương truyền, thành Cổ Loa khi xâ dựng gồm có 9 vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu tích còn lại thì các nhà khoa học chỉ thấy có 3 vòng, trong đó, vòng nội rất có thể được xây dựng về sau dưới thời Ngô Quyền.
Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu thì khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó với chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, và diện tích trung tâm lên tới 2km².

Ảnh minh họa: Đền thượng thành cổ loa, đền thờ An Dương Vương

Tuy giai đoạn trị vì của An Dương Vương chỉ tồn tại khoảng 30-50 năm, nhưng đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình của dân tộc Việt cổ. Địa hình sinh sống và canh tác chuyển từ vùng núi trập trùng sang đồng bằng bằng phẳng với nhiều ngành nghề khác nhau như trồng lúa, thủ công nghiệp, đánh bắt cám,… Không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế, mà nền văn hóa Đông Sơn cũng phát triển rất rực rỡ trong giai đoạn này.
Dưới thời Ngô Quyền, nước ta đổi tên thành Đại Việt và Ngô Quyền cho đóng đô ở thành Cổ Loa. Nhà vua đã cho tiến hành nhiều cải cách khác nhau, trong đó có tu sửa lại thành Cổ Loa làm trung tâm về quân sự, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Ảnh minh họa: Giếng cổ phía trước đền thờ An Dương Vương

Trong 6 năm trị vì, Ngô Quyền đã cho tu sửa và xây dựng thêm trên cơ sở tòa thành cũ của An Dương Vương – theo nghiên cứu của các chuyên gia. Thành lúc này được chia thành 3 vòng chính là thành nội, thành trung và thành ngoại.
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp hài hòa giữa sông, hào và tường thành không có sự thống nhất với nhau đã tạo nên một thành Cổ Loa giống như một “mê cung”.
Đây được xem là khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công, vừa rất tốt cho phòng thủ.Tại đây, thuyền bè có thể đi lại dễ dàng trên ba vòng hào, tỏa đi khắp nơi và đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng. Theo truyền thuyết,Thục Phán An Dương Vương thường sử dụng thuyền đi khắp các hào, rồi ra sông Hồng.

Hiện nay, thành Cổ Loa được xếp hạng là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Ngày 27/9/2012, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Trong những năm gần đây, thành Cổ Loa bắt đầu khoác lên mình một diện mạo mới hơn.

Chính quyền đã xúc tiến thực hiện các dự án quy hoạch, tu sửa thành Cổ Loa phát triển thêm. Một số dự án tu bổ có sự tôn trọng trong thành Cổ Loa có thể kể đến như Am Mỵ Châu,đình-chùa Mạch Tràng, Giếng Ngọc, khảo cổ học Mắt Rồng, đình Ngự triều di quy, đền An Dương Vương, khảo cổ học Mắt Rồng, Bãi Mèn, Đồng Vông,…Bên cạnh đó, một số công trình giao thông đã được hoàn thành như cầu qua sông Hoàng, bãi để xe, đường vào cửa Tây,…

Theo Bình An

Video liên quan

Chủ Đề