Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 12 Bài 25 Học thuyết tiến hoá của Đacuyn ngắn gọn, hay nhất. Tổng hợp toàn bộ Lý thuyết Sinh 12 đầy đủ, chi tiết.

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐACUYN VỀ BIẾN DỊ CÁ THỂ VÀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN

1. Biến dị và di truyền

- Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm [biến dị cá thể].

- Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau và trở thành nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa.

2. Chọn lọc

Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Tính chất

Do con người tiến hành

Vì lợi ích của con người

Diễn ra trong tự nhiên

Vì lợi ích của sinh vật

Cơ sở Dựa trên tính biến dị và di truyền của sinh vật Dựa trên tính biến dị và di truyền của sinh vật
Nội dung Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho mục tiêu sản xuất của con người Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật
Động lực Nhu cầu phức tạp, thị hiếu thay đổi của con người Đấu tranh sinh tồn của sinh vật trong mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường
Kết quả  Vật nuôi,cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người  Các loài sinh vật thích nghi với môi trường
Vai trò

Là nhân tố qui định chiều hướng và tốc độ đột biến của các giống vật nuôi, cây trồng.

Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng luôn thích nghi cao độ với nhu cầu, thị hiếu của con người

Là nhân tố qui định chiều hướng và tốc biến đổi của các loài sinh vật trong tự nhiên

Giải thích vì sao vật nuôi luôn thích nghi cao độ với môi trườn sống của chúng

II. HỌC THUYẾT ĐACUYN

1. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ.

- Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường.

- Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn ở dưới thấp ít dần đi, những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết.

- Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.

2. Nguyên nhân hình thành

Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.

3. Kết quả của học thuyết

Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.

Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.

4. Ưu điểm của học thuyết

Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài. Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể [gọi tắt là biến dị] → nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.

Phân biệt được 2 hình thức biến dị: biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản [di truyền] và biến dị đồng loạt do tác động của ngoại cảnh – thường biến [không di truyền nên ít có giá trị trong tiến hóa].

5. Hạn chế của học thuyết

Chưa giải thích được cơ chế di truyền.

Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.

Nội dung Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn thuộc Chương I: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa môn Sinh Học Lớp 12. Bài học giúp các bạn trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật. Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn : vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức để hiểu sâu các luận điểm trong học thuyết Lamac và Đacuyn. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Lamac [Jean – Baptiste de Lamarck], Nhà Sinh học người Pháp [1744 – 1829] đã công bố học thuyết tiến hoá đầu tiên vào năm 1809. Lamac là một trong những người đầu tiên có được những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải các loài là bất biến. Ông đã giải thích cơ chế tiến hoá làm cho loài này biến đổi thành loài khác như sau:

– Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.

– Cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển, còn cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến.

– Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.

Như vậy, theo Lamac, từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “tập luyện” để thích ứng với các môi trường mới và do vậy hình thành nên những loài khác nhau.

Để minh hoạ, Lamac đã giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn như sau: Khi dưới thấp không còn lá cây [môi trường sống thay đổi], các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy được các lá cây trên cao [thay đổi tập quán hoạt động của cổ]. Do cổ được hoạt động nhiều theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu sẽ dài dần và đặc điểm này được truyền lại cho đời sau. Trong các thế hệ kế tiếp, lá cây dưới thấp ngày một khan hiếm hơn nên các con hươu lại tiếp tục vươn cổ để lấy được các lá ở trên cao hơn và cứ như vậy qua rất nhiều thế hệ, loài hươu có cổ ngắn dần dần thành loài hươu cao cổ.

Câu hỏi 1 bài 25 trang 109 SGK sinh học lớp 12: Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết của Lamac.

Giải:

– Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.

– Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.

– Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.

Đacuyn [Charles Darwin] sinh năm 1809 tại Vương quốc Anh và mất năm 1882. Ngay từ hồi nhỏ, cậu bé Đacuyn đã rất say mê môn Sinh học và thích khám phá những bí ẩn của tự nhiên. Năm 22 tuổi, Đacuyn đã tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới với mong muốn khám phá những bí mật của thế giới sống. Những quan sát thu được từ tự nhiên trong chuyến đi này đã giúp ông rất nhiều trong việc hình thành nên thuyết tiến hoá sau này. Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “Nguồn gốc các loài” giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế CLTN.

Để có thể hình dung Đacuyn đã hình thành học thuyết khoa học của mình như thế nào, Nhà Tiến hoá học nổi tiếng, Ơnxt Mayo [Ernst Mayr] đã tóm tắt những quan sát và các suy luận của Đacuyn như sau:

– Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

– Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.

– Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm [Đacuyn gọi là các biến dị cá thể]. Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau.

Từ các quan sát của mình, Đacuyn suy ra:

– Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn [Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn] và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.

– Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN.

Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi, cây trồng của con người [Đacuyn gọi là quá trình chọn lọc nhân tạo]. Trong quá trình này, con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn. Qua hàng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều loài vật nuôi và cây trồng từ một số ít các loài hoang dại mới được thuần dưỡng ban đầu [hình 25.1].

Hình 25.1. Từ loài mù tạc hoang dại qua chọn lọc nhân tạo đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau

Đacuyn là người đầu tiên đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về sự tiến hoá hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế CLTN. Ông cho rằng, các loài trên Trái Đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung, giống như các cành trên một cây đều bắt nguồn từ một gốc [hình 25.2]. Các nhánh con trên một cành của cây tiến hoá” đều có chung một nhánh [loài tổ tiên gần nhất], nhiều nhánh khác nhau lại có chung nhánh lớn hơn [loài tổ tiên xa hơn]. Bên cạnh những nhánh tươi tốt đại diện cho các loài đang sinh sống, cũng có rất nhiều những cành đã chết tương ứng với các loài bị tuyệt chủng [hiện nay, người ta biết rằng có tới 99% các loài từng tồn tại trên Trái Đất đã bị tuyệt chủng].

Tóm lại, với cơ chế tiến hoá là CLTN, Đacuyn đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất. Thống nhất vì chúng được bắt nguồn từ tổ tiên chung, còn đa dạng hay khác biệt nhau là do các loài đã tích luỹ được các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hoá.

Hình 25.2 Sơ đồ tiến hóa phân nhánh theo thuyết Đacuyn

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn thuộc Chương I: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa môn Sinh Học Lớp 12. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.

Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và chọn lọc nhân tạo.

Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?

A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.

B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen.

C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.

D. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Lý thuyết Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.

– Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau và sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến

– Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.

Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào bị diệt vong

Học thuyết so với thời đại đó là tiến bộ vì ông đã nhìn nhận sinh giới có sự biến đổi chứ không phải bất biến.

– Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.

– Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.

– Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.

Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.

Hình 25.2 Sơ đồ tiến hóa phân nhánh theo thuyết Đacuyn

Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.

Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.

Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.

Phát hiện cơ chế hình thành loài là do CLTN. Khi môi trường thay đổi, CLTN sẽ chọn lọc những dạng thích nghi với môi trường sống.

– Chưa giải thích được cơ chế di truyền.

– Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.

Cơ chế hình thành loài hươu cao cổ theo Lamac và Đacuyn
Sơ đồ tư duy Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Câu 1: Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:

A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.

C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.

D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.

​Câu 2: Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 3: Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:

A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 4: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:

A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.

C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.

D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

Câu 5: Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:

A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.

B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.

C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.

D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.

​Câu 6: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:

A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.

D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

​Câu 7: Theo Đacuyn nguyên nhân tiến hoá là do:

A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Theo Đacuyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. ​

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:

A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.

B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.

C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.

D. những biến dị cá thể.

Câu 10: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:

A. cá thể.

B. quần thể.

​C. giao tử.

D. nhiễm sắc thể.

​Câu 11: Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đacuyn được đo bằng

A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.

B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.

C. sức khoẻ của cá thể đó.

D. mức độ sống lâu của cá thể đó.

Câu 12: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:

A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.

B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.

C. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.

D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.

Ở trên là nội dung Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn thuộc Chương I: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa môn Sinh Học Lớp 12. Trong bài học này, các bạn sẽ được biết các học thuyết như: học thuyết tiến hóa Lamack về quan điểm, nguyên nhân, kết quả, khuyết điểm, học thuyết Đacuyn về quan điểm, nguyên nhân, kết quả, ưu điểm, khuyết điểm. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 12.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề