Điều hòa đường huyết là gì

Điều hòa đường huyết là một cơ chế quan trọng trong cơ thể người. Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…Còn nếu quá cao thì mọi phản ứng sinh học lại bị xáo trộn.

Điều hòa đường huyết là gì

Tổng quan về cơ chế điều hòa đường huyết trong cơ thể

Hãy cùng Khỏe Plus tìm hiểu cơ chế hoạt động của điều hòa đường huyết và hãy nhớ giữ chế độ ăn uống hợp lý để phòng tránh nhiều bệnh như đái tháo đường, xơ vữa động mạch máu hay viêm thận... nhé!

Các tế bào trong cơ thể cần đường để có năng lượng hoạt động. Riêng não bộ cần đến 75% nhu cầu về đường của toàn cơ thể.

Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.

Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.

Tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone quan trọng, trong đó có insulin và glucagon để điều hòa đường huyết. Tỷ lệ đường huyết trung bình chiếm 0,12%. Khi nồng độ đường trong máu tăng lên, tuyến tụy nhận được tín hiệu và tiết ra insulin để làm giảm nồng độ này. Ngược lại, khi đường huyết giảm, tuyến tụy tiết ra glucagon.

Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy, có các tế bào alpha sản xuất ra glucagon, và các tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin.

Phần lớn các tế bào không thể tự hấp thụ glucose từ máu được. Vì vậy, insulin được ví như chiếc chìa khóa cho phép “mở cửa” tế bào để tiếp nhận glucose.

Nếu bạn có nhiều đường trong cơ thể hơn mức cần thiết, insulin giúp dự trữ lượng đường dư thừa này dưới dạng glycogen ở gan và ở cơ. Còn glucagon giúp chuyển hóa glycogen thành glucose và phóng thích vào máu khi nồng độ đường huyết của bạn hạ xuống thấp hoặc khi bạn cần thêm năng lượng, như khi vận động thể chất chẳng hạn.

Tuy nhiên sức chứa của gan và cơ là có giới hạn. Vượt quá giới hạn này, đường sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Một số các cơ quan khác có liên quan đến quá trình điều hòa đường huyết là tuyến thượng thận (tiết cortisol và adrenaline) và tuyến giáp (tiết thyroxine và triiodothyronine).

Tuyến tụy tiết ra insulin và glucagon, cả hai hormone này đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Hai hormone hoạt động trong sự cân bằng. Nếu nồng độ của một trong 2 hormone vượt ra ngoài phạm vi bình thường, lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.

Điều hòa đường huyết là gì
Cơ chế kiểm soát glucose trong máu

Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn, và ngược lại, khi lượng đường trong máu giảm, tuyến tuỵ sẽ phóng thích nhiều glucagon để đưa đường huyết trở lại bình thường.

Lượng đường Glucose biến đổi như thế nào trong cơ thể?

Cơ thể chuyển hóa carbohydrate trong thức ăn thành đường (glucose), cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Lượng đường trong máu thay đổi trong suốt cả ngày, nhưng trong hầu hết các trường hợp, insulin và glucagon giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường.

Lượng đường trong máu lý tưởng như sau:

Trước khi ăn sáng:

  • Đường huyết < 100 mg / dl đối với một người không bị tiểu đường và 70-130 mg / dl đối với một người bị bệnh tiểu đường.
  • Hai giờ sau khi ăn: < 140 mg/dl đối với người bình thường và < 180 mg/dl đối với bệnh nhân tiểu đường.

Insulin và glucagon là những hormon do tế bào đảo trong tuyến tụy tiết ra.

Cả 2 hormone này đều được tiết ra để đáp ứng với sự thay đổi của lượng đường trong máu, nhưng cách thức hoạt động thì đối nghịch nhau.

Điều hòa đường huyết là gì
Insulin và glucagon điều hoà đường Glucose trong máu

Hormone insulin có nhiệm vụ đưa glucose từ máu vào trong các tế bào của cơ thể, do đó làm giảm lượng đường trong máu và cung cấp glucose để tế bào tạo năng lượng.

Còn hormone Glucagon thì được tiết ra khi lượng đường trong máu giảm, nó có tác dụng làm gia tăng đường Glucose trong máu.

Hormone insulin hoạt động như thế nào?

Cơ thể chuyển đổi năng lượng từ carbohydrate thành glucose.

Các tế bào của cơ thể cần glucose để tạo năng lượng, nhưng hầu hết các tế bào không thể sử dụng glucose một cách trực tiếp.

Insulin hoạt động như một chìa khóa cho phép glucose đi vào trong các tế bào.

Insulin gắn vào các thụ thể trên các tế bào trong khắp cơ thể, “ ra lệnh” cho những tế bào mở những kênh cho phép glucose đi vào bên trong.

Insulin luôn lưu hành trong máu với nồng độ thấp tương đối hằng định.

Khi lượng đường trong máu tăng lên ( như sau khi ăn chẳng hạn), insulin cũng sẽ tăng lên.

Đây là tín hiệu để các tế bào hấp thụ glucose, trong đó có tế bào gan, glucose được đưa vào tế bào gan, sau đó nhờ tác dụng của insulin giúp chuyển đổi thành glycogen dự trữ trong gan.

Glucagon hoạt động như thế nào?

Điều hòa đường huyết là gì
Vai trò Glucagon gây tăng đường Glucose máu

Ngược lại, khi lượng đường trong máu quá thấp, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hormone glucagon.

Glucagon tác động lên gan để giải phóng glucose lưu trữ ( glucose lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen), nhờ vậy glucose từ gan sẽ vào máu và nâng đường trong máu tăng lên.

Đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể, để đảm bảo đường huyết trong máu không bị hạ thấp quá mức.

Thế nên, cùng do tế bào đảo tuyến tuỵ tiết ra nhưng insulin và glucagon tác động ngược chiều trong việc điều hoà đường huyết.

Dù vậy, cả 2 hormone này lại hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng để đảm bảo đường huyết trong cơ thể chúng ta không tăng quá cao và cũng không hạ quá thấp.