Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

18 Tháng Sáu, 2020

Ghi nhận doanh thu là một trong những bước quan trọng giúp người làm kinh doanh xác định được kết quả kinh doanh một cách rõ ràng. Với nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời điểm ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán mà nhà nước đã quy định, tùy thuộc từng lĩnh vực mà có những nguyên tắc khác nhau, cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
  • Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
  • Doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
  • Doanh nghiệp đã hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
  • Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm lập báo cáo;
  • Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch cũng như chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Doanh thu từ hợp đồng kinh tế

Đây là trường hợp ghi nhận doanh thu phức tạp hơn vì hợp đồng kinh tế có thể sẽ bao gồm nhiều giao dịch, do đó việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu. Một số ví dụ phổ biến như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ sau bán hàng [ngoài điều khoản bảo hành thông thường], doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ;
  • Trường hợp 2: Nếu hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì khi đó, doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong;
  • Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hay chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà kế toán sẽ phải linh động để ghi nhận doanh thu cho đúng với các quy định của nhà nước.

Doanh thu từ việc bán bất động sản

Với lĩnh vực Bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Bất động sản đã được hoàn thành toàn bộ cũng như bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hay quyền kiểm soát bất động sản;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
  • Doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản;
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản

Khi đủ các điều kiện nay, thì các doanh nghiệp lĩnh vực Bất động sản mới ghi nhận doanh thu của mình.

Ngoài những trường hợp trên thì trong một số trường hợp khác việc ghi nhận doanh thu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ như sau:

  • Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu của doanh nghiệp chính là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
  • Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp là phí ủy thác đơn vị được hưởng.
  • Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hóa, doanh thu của doanh nghiệp là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.
  • Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo giá bán trả tiền ngay.

Như vậy, có sự khác nhau về điều kiện ghi nhận doanh thu giữa các lĩnh vực, kế toán cần lưu ý kỹ để thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Có thể bạn quan tâm: Kiến thức: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

2. Thời điểm ghi nhận doanh thu

Thời điểm ghi nhận doanh thu có khác nhau ở một số trường hợp khác nhau, cụ thể những trường hợp phổ biến như sau:

Trường hợp 1 - Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

Thời điểm xác định doanh thu chịu thuế là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm viết hóa đơn dịch vụ. [Nếu thời điểm viết hóa đơn xảy ra trước thì lấy thời điểm viết hóa đơn, trừ dịch vụ vận tải hàng không].

Trường hợp 2 - Doanh thu hoạt động thương mại

Thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Trường hợp 3 - Doanh thu bán bất động sản

Khi bàn giao BĐS thì ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN, quyết toán lại thuế và ghi nhận chi phí liên quan hoạt động bán BĐS được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao BĐS.

Trường hợp 4 - Doanh thu trong hoạt động xây lắp

Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT của hoạt động xây lắp là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền chính.

3. Thời điểm xuất hóa đơn, thời điểm ghi nhận thuế GTGT

Thời điểm xuất hóa đơn và thời điểm ghi nhận thuế GTGT cũng được chia ra các trường hợp cụ thể như sau:

Đối với hàng hoá

Đó là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung ứng dịch vụ:

  • Thời điểm để xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. [Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.]
  • Đối với dịch vụ viễn thông thì thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch

Thời điểm xác định thuế GTGT là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với hàng hoá nhập khẩu.

Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Lưu ý:

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm để được khấu trừ thuế GTGT là thời điểm nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước.
  • Việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
  • Thời điểm xác định thuế GTGT chưa chắc là thời điểm lập hóa đơn GTGT cũng như thời điểm ghi nhận doanh thu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thời điểm ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp mà kế toán cần lưu ý để hoàn thành tốt công việc của mình. Ngoài việc nắm vững những quy định của nhà nước thì sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán hiện nay giúp cho mọi thông tin, số liệu được kiểm soát chính xác, từ đó giúp công việc của kế toán viên ngày càng hiệu quả hơn.

Một trong những khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính mà người đọc quan tâm trước nhất có lẽ là khoản mục doanh thu. Để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chuẩn mực Kế toán và các quy định hiện hành, thời điểm ghi nhận là yếu tố quan trọng cần xác định đầu tiên. 

Hình 1: Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là yếu tố quan trọng cần xác định đầu tiên

Bài viết trình bày với bạn đọc cách xác định thời điểm ghi nhận ghi nhận doanh thu kế toán của từng loại hình doanh thu, đồng thời, so sánh thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán với thời điểm ghi nhận doanh thu cho các mục đích khác liên quan: 

Hình 2: Nội dung chính

Căn cứ pháp lý: 

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 về doanh thu và thu nhập khác [VAS 14]

Thông tư 200/2014/TT-BTC [TT200]

Thông tư 39/2014/TT-BTC 

Thông tư 219/2013/TT-BTC 

Thông tư 119/2014/TT-BTC 

Thông tư 78/2014/TT-BTC 

Thông tư 96/2015/TT-BTC

1. Doanh thu và nhận biết giao dịch

1.1. Doanh thu

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

[Điểm 03 VAS 14]

Doanh nghiệp không ghi nhận vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với các khoản thu dưới đây:

Khoản thu không được ghi nhận vào doanh thu Lý do Nơi ghi nhận khoản thu 
Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến Chưa được xác định là đã bán Ghi Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi Ghi nhận vào doanh thu khi nhận được bảng kê hóa đơn bán ra từ bên nhận đại lý, ký gửi
Các khoản thu hộ bên thứ ba Không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu Khoản nợ phải trả
Tiền khách hàng trả trước

Tiền nhận đặt cọc từ khách hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sản xuất thử Không phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường Ghi nhận vào TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản góp vốn từ cổ đông hoặc chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu tài chính
Các khoản thu nhập khác Thu nhập khác

>> Xem thêm: Doanh thu là gì? Các nhầm lẫn nghiêm trọng thường gặp về khái niệm doanh thu

1.2. Nhận biết giao dịch

Các giao dịch cần được nhận biết theo đúng bản chất để ghi nhận doanh thu phù hợp với chuẩn mực kế toán. Các tiêu chuẩn nhận biết cần được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. 

Một giao dịch mua-bán có thể được cấu thành từ nhiều bộ phận giao dịch đơn lẻ. Trong các trường hợp này, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch khi bản chất của các bộ phận giao dịch đơn lẻ là khác nhau. 

Ví dụ, trong hợp đồng quy định việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng [ngoài điều khoản bảo hành thông thường], doanh nghiệp cần phân tách rõ ràng nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ cung cấp dịch vụ. Theo đó, khoản doanh thu từ việc bán hàng sẽ được ghi nhận khi bàn giao hàng hóa cho bên mua, còn khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại ghi nh khi hoàn thành dịch vụ. 

Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch không thể tách rời, khi đó, phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong trường hợp này cần được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại. 

Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận.

2. Quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng

Hình 3: Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

[Điểm 10 VAS 14]

[a] Phân tích các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Điều kiện [i]&[ii]

Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua. 

Trường hợp doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch bán hàng được coi là hoàn thành và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ: doanh nghiệp nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán. Hay khi bán bất động sản trong trường hợp phân lô bán nền, doanh thu được ghi nhận tại thời điểm bàn giao bất động sản cho người mua mà không cần đợi tới khi hoàn thiện thủ tục pháp lý về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  

Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch bán hàng được coi là chưa hoàn thành và doanh thu chưa được ghi nhận. Điều này được thể hiện trong những trường hợp như: 

  • Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo tài sản hoạt động bình thường, điều này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.
  • Hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và trách nhiệm lắp đặt là một phần quan trọng được nêu rõ trong hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành.
  • Người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng theo những điều kiện cụ thể trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không. 

Văn bản làm cơ sở để xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thường là biên bản nghiệm thu, bàn giao được bên bán và mua xác nhận. Trường hợp có bên thứ ba phụ trách vận chuyển hàng hóa, bên bán hàng và bên mua hàng cần xác định rõ rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về trách nhiệm bên nào để ghi nhận doanh thu đúng thời điểm. 

Điều kiện [iii] 

Nếu trong hợp đồng mua bán có quy định các điều kiện cụ thể mà theo đó người mua được quyền trả lại hàng hóa đã mua thì doanh thu chỉ được ghi nhận khi không còn tồn tại những điều kiện cụ thể này và người mua không được quyền trả lại [trừ trường hợp trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa khác]. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định tương đối chắc chắn giá trị doanh thu phát sinh, cũng chính là giá trị khoản phải thu, đảm bảo không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. 

Điều kiện [iv] 

Chỉ khi đảm bảo nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, là khi đã xử lý xong các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng tới việc thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch, doanh nghiệp mới được ghi nhận doanh thu. Ví dụ khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không thì doanh thu bán hàng chưa được ghi nhận.

Các điều kiện ghi nhận doanh thu [i], [ii], [iii] và [iv] cho thấy phương pháp kế toán doanh thu đảm bảo nguyên tắc kế toán thận trọng. 

Điều kiện [v] 

Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời, đảm bảo nguyên tắc kế toán phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng, ví dụ chi phí bảo hành, thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn.

[b] So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng với các thời điểm liên quan

Với giao dịch bán hàng trong nước, thời điểm lập hóa đơn bán hàng, thời điểm xác định doanh thu tính thuế GTGT, thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN được quy định lần lượt trong các TT39/2014/TT-BTC, TT219/2013/TT-BTC và TT 95/2015/TT-BTC đều là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Thời điểm này trùng với thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán. 

Trên thực tế, đối với các giao dịch bán hàng tới các tỉnh xa, thời điểm lập hóa đơn bán hàng có thể là ngày hàng xuất ra khỏi kho bên bán, bàn giao cho bên vận chuyển. Nên thời điểm lập hóa đơn có thể xảy ra trước thời điểm hàng hóa được bàn giao cho bên mua. Trong trường hợp này, bên bán và bên mua cần nêu rõ trong hợp đồng về việc bên nào sẽ chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển nếu hàng hóa bị hỏng hóc, mất mát, giảm chất lượng. 

Chỉ trong trường hợp bán hàng ra nước ngoài, tùy thuộc vào điều khoản giao hàng Incoterms của từng đơn hàng, các thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán có thể khác với thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT, TNDN [chi tiết trình bày ở mục 2.2.3].

3. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng trong một số trường hợp thường gặp

3.1. Doanh thu bán bất động sản của doanh nghiệp là chủ đầu tư

[*] Đối với công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư [có thể vừa tự thi công]: 

  • Không áp dụng chuẩn mực kế toán Hợp đồng xây dựng
  • Không ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ
  • Doanh thu bán bất động sản được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. Trong đó, điều kiện [i] được bổ sung điều kiện: Bất động sản đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua. 
Hình 4: Điều kiện ghi nhận doanh thu bán bất động sản
  • So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu bán bất động sản với các thời điểm liên quan:
Thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán Thời điểm xuất hóa đơn doanh thu dịch vụ Thời điểm xác định doanh thu tính thuế GTGT Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN
Căn cứ pháp lý Điểm 10 VAS 14

TT200

Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC
Thời điểm ghi nhận doanh thu Đồng thời thỏa mãn 05 điều kiện ghi nhận như trên Là thời điểm thu tiền nếu có thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Là thời điểm bàn giao BĐS cho người mua, không phụ thuộc việc người mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

*Nếu có thu tiền ứng trước theo tiến độ: thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của người mua

Như vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán khác 03 thời điểm còn lại nếu doanh nghiệp thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc thu tiền theo tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. 

>> Xem thêm:  Các khái niệm và quy định trong kế toán bất động sản về vấn đề doanh thu

Lưu ý: Trong trường hợp thu tiền của khách hàng theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp cần lưu ý về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] tạm nộp:  

Hình 5: Lưu ý về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp

[*] Đối với công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư [có thể vừa tự thi công] mà  người mua có quyền hoàn thiện nội thất của bất động sản và chủ đầu tư thực hiện thêm việc hoàn thiện nội thất theo đúng thiết kế, mẫu mã, yêu cầu của khách hàng:

Doanh nghiệp cần tách biệt nghiệp vụ bán bất động sản và nghiệp vụ cung cấp dịch vụ hoàn thiện nội thất. Theo đó, cần có hợp đồng bán bất động sản riêng, hợp đồng thiết kế nội thất riêng với các quy định rõ ràng về yêu cầu thiết kế, mẫu mã, hình thức hoàn thiện nội thất. Doanh thu từng nghiệp vụ được ghi nhận tại hai thời điểm khác nhau: 

Hình 6: Lưu ý đối với công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư

[*] Đối với bất động sản phân lô bán nền, nếu đã chuyển giao đất nền cho khách hàng và hợp đồng không hủy ngang, doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu đối với đất nền đã bán khi thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chí ghi nhận doanh thu bán hàng [i], [iii],[iv], [v]. 

>> Xem thêm: Một số sai sót về doanh thu chuyển nhượng bất động sản 

Hình 7: Lưu ý đối với bất động sản lô bán nền

3.2. Bán hàng qua đại lý, ký 

Tại thời điểm xuất hàng cho đại lý hay cho đơn vị nhận ký gửi, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chưa được xác định là đã bán nên doanh thu chưa thể ghi nhận. Giá trị hàng gửi bán được ghi nhận trên tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán. 

Doanh thu bán hàng qua đại lý, ký gửi chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận được bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm đại lý đã tiêu thụ trong tháng. Đây là cơ sở thể hiện số hàng đã được bán, căn cứ vào đó, doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT cho hàng bán ra và ghi sổ doanh thu.

3.3. Doanh thu bán hàng xuất khẩu 

Đối với nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu, khi xem xét 05 điều kiện ghi nhận, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới điều kiện [i] chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa. 

Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu là thời điểm chuyển giao mọi rủi ro, chịu trách nhiệm về hàng hóa từ người bán [xuất khẩu] sang người mua [nhập khấu], được xác định tùy thuộc vào từng điều kiện cơ sở giao hàng được quy định trong các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms. 

Hình 8: Điều kiện về rủi ro trong cơ sở giao hàng theo Incoterms

*Thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu có thể khác nhau cho mục đích kế toán và cho mục đích thuế.

Thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán Thời điểm xuất hóa đơn Thời điểm xác định doanh thu tính thuế GTGT, TNDN 
Căn cứ pháp lý Điểm 10 VAS 14

TT 200

TT39/2014/TT-BTC Khoản 7 Điều 3 TT119/2014/TT-BTC

Công văn 1605/GSQL-GQ1 

Công văn 5476/BTC-CST

Khoản 7 Điều 3 TT119/2014/TT-BTC

Thời điểm ghi nhận doanh thu  Đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng  Doanh nghiệp tự xác định phù hợp với thỏa thuận với người mua Là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan [được hiểu là ngày thông quan trên tờ khai hải quan]
Sự khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu kế toándoanh thu tính thuế có thể tiếp tục tạo ra khoản chênh lệch do khác biệt về tỉ giá ghi nhận doanh thu giữa ngày hoàn tất thủ tục hải quanngày phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua

>> Xem thêm: Tổng hợp quy định và cách hạch toán kế toán xuất nhập khẩu

Với điều khoản giao hàng FCA, CPT, CIP và FAS, thời điểm thông quan trùng với thời điểm chuyển giao rủi ro liên quan tới quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang cho người mua, nên, thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán và thời điểm ghi nhận doanh thu cho mục đích thuế là giống nhau.  

Với các phương thức giao hàng còn lại, thời điểm thông quan không trùng với thời điểm chuyển giao rủi ro liên quan tới quyền sở hữu hàng hóa từ người bán cho người mua, đồng nghĩa với việc, thời điểm ghi nhận ghi nhận doanh thu kế toán khác với thời điểm ghi nhận doanh thu cho mục đích thuế GTGT, thuế TNDN. 

Phần I của bài viết MISA AMIS hy vọng giúp các bạn xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và lưu ý trong một số trường hợp đặc biệt. Các bạn cũng đừng quên phân biệt đúng thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán với thời điểm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu tính thuế nhé. 

MISA AMIS sẽ tiếp tục giới thiệu phần II về cách xác định thời điểm ghi nhận doanh cung cấp dịch vụ và các thời điểm ghi nhận doanh thu trong chương trình khách hàng truyền thống. 

Có thể thấy doanh thu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng tại doanh nghiệp. Với chỉ tiêu quan trọng như vậy, chủ doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện theo dõi thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng nên tiến hành phân tách được doanh thu của doanh nghiệp theo từng mặt hàng, thị trường, nhân viên kinh doanh… Bởi lẽ, khi theo dõi thường xuyên, liên tục và theo dõi một cách chi tiết doanh thu theo từng khía cạnh sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định được đâu là mặt hàng đang có kết quả tốt, thị trường nào đang kinh doanh tốt, nhân viên kinh doanh nào có doanh số tốt…. để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời.

Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm công nghệ ví dụ như phần mềm kế toán online MISA AMIS. AMIS Kế toán – giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới có nhiều tính năng nổi bật, nhất là các tính năng về doanh thu như:

  • Doanh thu: Cho phép theo dõi doanh số bán hàng theo chi nhánh/ văn phòng, theo thời gian, theo mặt hàng/ nhóm hàng, theo thị trường
  • Chỉ tiêu tài chính: Xem tổng quan tình hình sức khỏe của doanh nghiệp như khả năng hoạt động, khả năng sinh lời…
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn!

Tác giả tổng hợp: NHY

 2,757 

Video liên quan

Chủ Đề