Định nghĩa cơ quan nhà nước là gì

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm nhiều loại cơ quan, được hình thành bằng cách thức khác nhau, và được trao những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau để thực hiện chức năng riêng phù hợp với chức năng chung của Nhà nước. Vậy cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.

Cơ quan nhà nước là gì

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Thông thường, kết quả hoạt động của cơ quan nhà nước là các quyết định có tính bắt buộc thi hành đối với những người có liên quan. Trường hợp quyết định không được thi hành, hoặc thi hành không đầy đủ, người có trách nhiệm thi hành phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, xã hội. Quyền lực của mỗi cơ quan Nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó trong hệ thống cơ quan nhà nước và được thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong pháp luật. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất, nhiệm vụ, chức năng của nó, nhưng đều theo những nguyên tắc chung, thống nhất.

Do đó, cơ quan nhà nước được định nghĩa: “là một bộ phận [cơ quan] cấu thành bộ máy nhà nước [bao gồm cán bộ, công chức và những công cụ, phương tiện hoạt động…] có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.

Đặc điểm của cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định;
  • Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định;
  • Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam.

Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:

  • Các cơ quan quyền lực nhà nước [Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương];
  • Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
  • Các cơ quan xét xử [Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định];
  • Các cơ quan kiểm sát [Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương].
  • Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.

Ngoài ra, Hiến pháp 2013 còn lần đầu tiên hiến định hai cơ quan là Hội đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất các nhiệm vụ được giao, nhưng đều theo nguyên tắc chung thống nhất như sau:

  • Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
  • Nguyên tắc nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nòng cốt là công nhân, nông dân và trí thức;
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân công chức năng;
  • Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp, pháp luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu cơ quan nhà nước là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Khái niệm cơ quan nhà nước là gì? Quy định tại đâu?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm các thiết chế tập thể hoặc cá nhân được giao những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.

Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước

_Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với các tổ chức nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước theo quy định của pháp luật.

_Chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền lực nhà nước và thực hiện quyền của nhân dân, giải quyết các vấn đề quan hệ công dân, mỗi cơ quan nhà nước đều do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền hạn và nghĩa vụ mang tính quyền lực- pháp lí mà nhà nước trao để thực hiện nhiệm vụ, chức năng nhà nước.

_Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động và phụ thuộc vào địa vị pháp lí của nó trong bộ máy nhà nước.

_Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức, phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

_Các loại cơ quan nhà nước ở nước ta gồm:

+Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

+Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

+Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TAND địa phương, TA quân sự, TA đặc biệt, TA khác do luật định.

+Các cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao, VKSND quân sự, VKSND địa phương.

+Chủ tịch nước: là 1 chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của quyền lực, hoạt động thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Có liên quan

Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta cần nhớ và trình bày được định nghĩa cơ quan hành chính nhà nước, phân tích được những đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước, phân loại cơ quan hành chính nhà nước và xác định chính xác các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.

Chúng ta còn phải phân tích được chức năng, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành người học phải lý giải được sự kết hợp giữa phương thức lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể với phương thức lãnh đạo cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định.

1. Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp [quản lý hành chính nhà nước]. Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước sẽ là chủ thể quản lý hành chính nhà nước tức là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay là đối tượng quản lý hành chính nhà nước tức chủ thể không mang quyền lực hành chính. Tuy nhiên, dù ở tư cách nào thì cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất trong quan hệ pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước:

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức [có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập]… Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,…

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm riêng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này và có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục bán thanh lý tài sản công của cơ quan Nhà nước

3. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước:

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành [đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật] nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ương đến địa phương. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…; các đơn vị quân đội, công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…

Xem thêm: Cơ quan quản lý nhà nước là gì? Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước?

4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước địa phương đó.

– Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có phương thức lãnh đạo kết hợp giữa lãnh đạo tập thể với lãnh đạo thủ trưởng cá nhân đứng đầu. Ví dụ: Chính phủ quản lý hành chính nhà nước theo phương thức lãnh đạo kết hợp sự lãnh đạo chung của Chính phủ với lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.

– Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo.

Kết luận: 

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Xem thêm: Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đối tượng quản lý

Video liên quan

Chủ Đề