Định nghĩa súc vật là gì văn bản pháp lý năm 2024

Định nghĩa súc vật là gì văn bản pháp lý năm 2024

VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA

Câu 3.1: Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?

Trả lời:

Quy định của BLDS có sử dụng thuật ngữ súc vật là quy định lại(tại) Điều 603 BLDS

2015:

“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người

chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng

súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người

khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có

lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm

hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng

súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới

bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó

phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Câu 3.2: BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?

Trả lời:

BLDS chưa cho biết “súc vật” cụ thể là gì, bên cạnh đó Nghị quyết số 03/2006/NQ-

HĐTP ngày 08/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng cũng không có định nghĩa về súc vật. Theo Từ điển Tiếng Việt

phổ thông thì “súc vật là thú vật nuôi trong nhà, được thuần dưỡng, huấn luyện, được

thuần hóa hoàn toàn hoặc thuần hóa một phần và sử dụng trong công nghiệp, nông

nghiệp, giải trí, thể thao, bầu bạn và các công việc khác. Theo một số tác giả bình luận

BLDS năm 2005 thì súc vật được hiểu là “những con vật đã được thuần hóa và chưa

được thuần hóa như trâu, bò, hươu,nai…”. Các định nghĩa có lúc cũng chỉ mang tính chất

tương đối, bởi lẽ, nếu căn cứ vào những định nghĩa nêu trên thì rất khó có thể khẳng định

ong nuôi trong vườn hay gà nuôi trong nhà có phải là súc vật hay không? Bên cạnh đó,

nếu trâu, bò thuộc sở hữu cá nhân nhưng lại được thả trong rừng thì liệu có thuộc phạm vi

điều chỉnh của điều luật này hay không? Với nhiều quan điểm khác nhau như vậy, trong

Việc động vật nói chung hay gia súc, súc vật gây thiệt hại trong thực tế không phải trường hợp hiếm gặp. Vậy khi động vật gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu sẽ như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Thông qua việc nghiên cứu, nêu ra những đặc điểm cụ thể, tập trung vào những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành liên quan đến các quy định pháp luật hiện hành.

Theo quy định của BLDS năm 2015, 2 loại động vật được đề cập khi nói về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra đó là súc vật và thú dữ. Nội dung dưới đây sẽ phân tích và bình luận cụ thể về súc vật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi súc vật gây ra

Theo đó, súc vật là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình ”.

Súc vật dịch sang tiếng Anh là: Beast; brute; animal.

2. Quy định pháp lý về trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng có thể thuộc về chủ sở hữu, về người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật, về người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật hoặc người thứ ba có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác.

2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật:

Căn cứ vào từng trường hợp súc vật gây thiệt hại mà TNBTTH và mức BTTH của CSH lại được xác định khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, trong trường chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng súc vật mà súc vật gây thiệt hại thì CSH phải chịu TNBT, bất kể CSH có lỗi trong việc quản lý súc vật hay không . Điều này được thể hiện cụ thể trong quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS 2015. CSH là súc vật người được thực hiện các quyền năng đối với súc vật, trong đó có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức mà súc vật mang lại. Do đó, theo lẽ công bằng, thì khi súc vật gây ra thiệt hại, CSH phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp. Như vậy, TNBTTH của CSH súc vật cũng xuất phát từ việc Chủ sở hữu được quyền khai thác công dụng và hưởng hưởng lợi ích mà súc vật mang lại. Trong trường hợp này, CSH phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra đối với người bị thiệt hại, trừ trường hợp giữa CSH với người bị thiệt hại có thỏa thuận khác về mức bồi thường.

Thứ hai, trong trường hợp súc vật gây thiệt hại khi không thuộc sự quản lý của CSH thì CSH vẫn phải BTTH trong các trường hợp sau đây:

Súc vật gây thiệt hại khi súc vật đang do người được CSH chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng (người thuê, người mượn súc vật, người trông giữ súc vật theo hợp đồng với Chủ sở hữu). Trong trường hợp này, về nguyên tắc thì TNBT thuộc về người được giao quản lý, sử dụng súc vật. Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận thì TNBT lại thuộc về Chủ sở hữu . Đ ây là trường hợp CSH phải B TTH khi đang không thực hiện việc khai thác, sử dụng súc vật (súc vật có thể do người thuê, người mượn đang khai thác công dụng). Nhưng điều này không có nghĩa là không có sự công bằng đối với Chủ sở hữu. Trong trường hợp này, lẽ công bằng thể hiện ở việc C và người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật toàn quyền thỏa thuận để xác định chủ thể chịu TNBTTH do súc vật gây ra. Ngoài ra, giữa C và người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật cũng có quyền thỏa thuận về việc TNBT thuộc về một bên hay cả hai bên. Trong trường hợp TNBT chỉ thuộc về CSH theo sự thỏa thuận của các bên, thì mức bồi thường cũng có thể phụ thuộc vào sự thỏa thuận với người bị thiệt hại. Nếu không có sự thỏa thuận thì CSH phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại . Trong trường hợp này, TNBTTH của CSH phát sinh khi CSH có lỗi trong việc quản lý súc vật. Chính vì CSH quản lý không tốt nên súc vật mới bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây ra thiệt hại TN T trong trường hợp này không xuất phát từ việc C được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức do súc vật mang lại, mà phát sinh từ sự vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản của CSH. Chính việc CSH không quản lý tốt súc vật cũng là một trong nhữngâyếu tố gián tiếp tác động làm cho súc vật gây thiệt hại.

Đối với trường hợp này, CSH súc vật chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình, nhưng phương thức B TTH trong trường hợp này lại là liên đới bồi thường. Việc liên đới BTTH giữa CSH với NCH, sử dụng trái pháp luật hoàn toàn do pháp luật quy định và các bên không được thỏa thuận thực hiện việc bồi thường riêng rẽ. Mức bồi thường của mỗi bên sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong trường này, nếu CSH chứng minh được mình không có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì không phải liên đới bồi thường.

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán. Khoản 4 Điều 625 BLDS năm 2005 và khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định:

“Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì CSH súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” .

2.2. Trách nhiệm bồi thường của các chủ thể khác

Khoản 1 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải BTTH trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Đây là quy định mới bổ sung vào BLDS năm 2015. Quy định này là hoàn toàn phù hợp và đã khắc phục hạn chế của BLDS năm 2005. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trong quy định này được hiểu là những người được chủ sở hữu súc vật chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch, ví dụ như người thuê, người mượn súc vật, người trông giữ súc vật, … Theo đó, họ có quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật để phục vụ cho các nhu cầu của mình (lấy sức kéo, lấy trứng, sữa,…), hoặc họ sẽ được hưởng một khoản tiền công từ việc quản lý gia súc thay cho CSH, hoặc họ sẽ là người có quyền quản lý, giám sát hoạt động của súc vật mà CSH chuyển giao. Do đó, khi súc vật gây thiệt hại thì họ phải chịu TNBTTH.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015, nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng với NCH, sử dụng trái pháp luật. Đây cũng là quy định mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 . Đối với trường hợp này, cơ sở TNBT của NCH, sử dụng súc vật chính là lỗi của họ trong việc quản lý súc vật. Việc họ được quản lý, sử dụng súc vật do CSH chuyển giao không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ. Do họ quản lý không tốt dẫn đến súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì họ phải BTTH là điều đương nhiên. Có thể thấy, quy định này nhằm nâng cao ý thức của NCH, sử dụng súc vật, đồng thời cũng góp phần bảo đảm cho TN T được thực thi một cách tốt nhất khi có nhiều chủ thể cùng phải bồi thường. Thứ hai, trách nhiệm của NCH, sử dụng trái pháp luật:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 625 BLDS năm 2005 và khoản 3 Điều 603 BLDS năm 2015: “Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì NCH, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường” . Đây không phải là quy định mới trong BLDS năm 2015, mà đó là sự kế thừa quy định trong BLDS năm 2005 . Theo đó, người nào chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật của người khác, mà súc vật gây ra thiệt hại cho người thứ ba, thì NCH, sử dụng trái pháp luật sẽ phải BTTH cho người thứ ba.

NCH, sử dụng trái pháp luật có thể được hiểu là những NCH, sử dụng súc vật của người khác mà không dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về chiếm hữu, cũng như về sử dụng. Tức là họ không phải là được chiếm hữu có căn cứ pháp luật theo một trong các trường hợp được quy định tại Điều 183 BLDS năm 2005, và cũng không thuộc một trong các chủ thể có quyền sử dụng tài sản theo quy định tại Điều 193 và 194 BLDS năm 2005. Ngay khi họ thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng súc vật của người khác thì đã bị coi là trái pháp luật, và đương nhiên trách nhiệm dân sự của họ đã phát sinh từ thời điểm thực hiện hành vi, kể cả súc vật chưa gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, nếu súc vật chưa gây ra thiệt hại thì trách nhiệm của họ với CSH, NCH hợp pháp không phải là TNBT, mà có thể là trách nhiệm hoàn trả súc vật và hoa lợi, lợi tức.

Trong trường hợp súc vật gây thiệt hại cho người thứ ba thì NCH, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thậm chí họ có thể quản lý chặt chẽ súc vật đó. TNBTTH không phải là trách nhiệm với CSH, NCH hợp pháp súc vật mà với người bị thiệt hại. Hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, nhưng hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật có thể coi là đã tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để súc vật gây ra thiệt hại Do đó, c sở chịu TNBTTH của NCH, sử dụng trái pháp luật súc vật chính là hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật mà họ đã thực hiện.

Về trách nhiệm của người thứ ba, khoản 2 Điều 625 BLDS năm 2005 và khoản 2 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hạị cho người khác thì người thứ ba phải BTTH; nếu người thứ ba và CSH cùng có lỗi thì phảị liên đới BTTH” . Người thứ ba được nhắc đến trong quy định này không phải là CSH, NCH, sử dụng súc vật, cũng không phải là NCH, sử dụng trái pháp luật súc vật. Tại thời điểm súc vật gây thiệt hại, người thứ ba không được xác định là người đang quản lý, sử dụng súc vật mà họ là người thực hiện hành vi tác động, kích động súc vật khiến cho súc vật gây thiệt hại.

Trong trường hợp này, súc vật không tự nhiên gây ra thiệt hại mà do có tác động của người thứ ba dẫn đến súc vật gây thiệt hại, nên việc súc vật gây ra thiệt hại là hoàn toàn bị động. Chúng không chủ động tấn công người và tài sản, mà chỉ đơn giản là đang thực hiện một hành động tự vệ hoặc chạy trốn khỏi sự tác động của người thứ ba, nên sự tác động, kích động của người thứ ba được coi là nguyên nhân dẫn đến việc súc vật gây thiệt hại cho người khác. Về bản chất, đây là BTTH do hành vi của người thứ ba tác động đến súc vật gây ra, chứ không chỉ đon thuần là do súc vật tự gây ra . Do đó, cơ sở của TNBTTH của người thứ ba chính là hành vi trái pháp luật mà họ thực hiện.

3. Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra

Trên thực tế, súc vật gây thiệt hại xảy ra rất nhiều, nhưng các bên thường thỏa thuận được về mức bồi thường và phương thức bồi thường nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, số lượng các vụ tranh chấp về BTTH do súc vật gây ra được giải quyết tại Tòa án không nhiều. Mặt khác, các vụ việc có liên quan đến BTTH do súc vật gây ra thường không có nhiều tình tiết phức tạp, nên các phán quyết mà Hội đồng xét xử đưa ra hầu như đều có cơ sở pháp lý rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu một số vụ án điển hình về BTTH do súc vật gây ra, tác giả nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp như sau:

Thứ nhất, việc xác định gia cầm là súc vật và xác định cả “lỗi của súc vật” là không chính xác. Trong một vụ án cụ thể, Tòa án đã xác định con ngỗng là súc vật và áp dụng các quy định của pháp luật về súc vật gây thiệt hại trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc xác định con ngỗng là súc vật là không chính xác bởi vì mặc dù trong Bộ luật dân sự cũng như trong các văn bản pháp luật có liên quan không đưa ra khái niệm súc vật cũng như không xác những loại động vật nào là súc vật. Tuy nhiên, thuật ngữ súc vật hay gia súc, gia cầm … không phải là những thuật ngữ mới trong Tiếng Việt, nên với trình độ Tiếng Việt phổ thông đã có thể xác định được con ngỗng không phải là súc vật mà là gia cầm . Hơn nữa, trong Từ điển Tiếng Việt cũng có đưa ra định nghĩa súc vật, nên Hội đồng hoàn toàn có thể dựa vào đó để xác định đúng loại động vật đã gây thiệt hại là gì. Mặc dù việc xác định khái niệm súc vật không chính xác trong trường hợp này không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc, nhưng lại thể hiện cơ quan xét xử đã vận dụng cơ sở pháp lý không chính xác. Trong vụ án này, Tòa án phúc thẩm cũng nhắc đến cụm từ “lỗi của súc vật” là không chính xác . Bởi lẽ, súc vật hay các loại động vật đều được xác định là một trong các loại tài sản. Hoạt động của động vật nói chung chỉ là những hoạt động theo bản năng mà không có ý thức, và nó không được coi là hành vi có ý thức của con người. Hơn nữa, lỗi chỉ được xác định trên cơ sở hành vi có ý thức của con người.

Thứ hai, một số trường hợp còn nhầm lẫn giữa trường hợp súc vật gây thiệt hại với hành vi gây thiệt hại có liên quan đến súc vật, dẫn đến việc xác định chủ thể chịu TNBT là không chính xác. Để áp dụng quy định về BTTH do súc vật gây ra, thì phải xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do hoạt động tự thân của súc vật gây ra thiệt hại. Nếu do hành vi sử dụng hoặc tác động của con người khiến cho súc vật gây thiệt hại thì khi giải quyết phải áp dụng các quy định về BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra.

Thứ ba, còn tồn tại mâu thuẫn giữa các cấp Tòa trong việc xác định chủ th ể chịu TNBT, cũng như mức bồi thường. Việc xét xử các tranh chấp về BTTH nói chung, BTTH do súc vật gây ra nói riêng, việc xác định chính xác chủ thể chịu TNBT, cũng như mức bồi thường có vai trò quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chịu TNBT cũng như người có liên quan. Nhiều vụ việc về BTTH do súc vật g ây ra có thể thấy một số trường hợp giữa Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm còn có mâu thuẫn trong việc xác định chủ thể và mức bồi thường.