Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân là gì năm 2024

Cúng ông Công, ông Táo hay lễ cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một phong tục có từ lâu đời của người Việt.

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo

Theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc thờ Táo quân.

Theo tập quán thờ “Ngũ tự” [thờ 5 vị thần trong gia đình], người ta thờ thần Bếp [Táo quân], thần Giếng [Tĩnh thần], thần Cửa [Môn thần], thần Nhà [Hộ thần], thần Cửa sổ [Trung lưu thần].

Lại có thuyết nói ngũ tự là 5 vị thần Bếp [Táo quân], thần Đất [Thổ công], Tổ nghề [Tiên sư], thần cửa [Môn gia hộ úy], thần bảo hộ sức khỏe con người và vật nuôi [nhân súc Y thần]. Trong đó Táo quân, Thổ địa và Môn thần được thờ cúng phổ biến nhất. Táo quân [Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân] là vị chủ quản về phúc đức trong gia đình.

Sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi cũng có sự tích ba ông đầu rau, nói về nguồn gốc “vua bếp hai ông một bà” gồm người vợ là Thị Nhi [Nhi nghĩa là nhừ, chín nhừ], người chồng trước là Trọng Cao [Cao nghĩa là tinh bột, ám chỉ gạo] và người chồng sau là Phạm Lang [Còn đọc là Canh - món canh].

Khi “cơm không lành, canh không ngọt”, ba người gặp nạn biến thành ba ông đầu rau.

Người Việt rất chăm chút cho lễ cúng ông Công, ông Táo. [Ảnh: Tố Linh].

Lại có truyền thuyết cho rằng, Táo quân là em Ngọc hoàng, được Ngọc hoàng phái xuống nhân gian làm Vua bếp, nắm bắt tình hình, những việc tốt - xấu trong gia đình. Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Vua bếp về trời tấu Ngọc hoàng để quyết định phúc - họa đối với gia đình đó.

Ngoài việc tạ ơn, cầu phúc, tập quán thờ Táo quân có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Chủ nhà khi cúng Táo quân phải thành tâm điểm lại những sai lầm, việc xấu đã phạm phải trong năm, đã xảy ra trong gia đình; kiểm điểm, sám hối, hứa quyết tâm sửa chữa lỗi lầm và cầu xin Táo quân chỉ tấu báo những điều tốt đẹp, mong Ngọc hoàng ban phúc cho gia đình.

Trước đây, nhiều gia đình khi cúng Táo quân còn gọi con cháu đến nghe lời khấn, để cùng kiểm điểm với bố mẹ, cùng sám hối và phấn đấu, tu dưỡng trong năm mới. Trong bữa cơm sau lễ cúng Táo quân, ông bà, cha mẹ kể lại sự tích Táo quân và căn dặn con cháu phải ăn ở phúc đức, trung thực, không làm việc xấu.

Cúng ông Công, ông Táo ngày nào, giờ đẹp?

Lễ cúng Táo quân [có nơi gọi là Tết Táo quân] thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, cũng có nơi, người dân tổ chức lễ Táo quân vào ba ngày khác nhau: Vua quan cúng ngày 23, thứ dân cúng ngày 24 và những người làm nghề chài lưới, ngư dân cúng vào ngày 25.

Tết ông Công, ông Táo năm 2023 rơi vào ngày thứ Bảy 14/1 dương lịch [ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần]. Nhiều gia đình thường có tâm lý chọn ngày, cúng giờ cúng đẹp với tâm lý cầu được nhiều tài lộc, may mắn.

Trước băn khoăn này, nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải cho rằng, có thể cúng Táo quân trong các ngày từ 17 - 23 tháng Chạp; không cần chọn giờ, chỉ cần cúng xong trước 23h là được.

Nghi thức trong lễ cúng Táo quân thực hiện như các nghi thức cúng tế thần linh khác, quyết định ở sự thành thật, lòng biết ơn trong tâm niệm và thái độ trang nghiêm của người cúng lễ", ông Hải cho hay.

Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực. Mặc dù các gia đình cúng ông Công ông Táo theo truyền thống nhưng nhiều người thực sự không rõ ông Công ông Táo là ai? Tại sao lại cúng ông Công ông Táo? Và tại sao cúng ông Công ông Táo lại là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm?

TÁO QUÂN LÀ AI?

Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

SỰ TÍCH TÁO QUÂN CỦA NGƯỜI VIỆT

Sự tích ba vị Thổ Công, Thổ Kỳ, Thổ Địa được Việt Hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - nhưng vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể [thuyết Ba ngôi] khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo ngày xưa. Chuyện rằng:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Như vậy Táo Quân, theo truyền thuyết, là vua bếp, gồm táo bà và hai táo ông. Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.

CÁ CHÉP HÓA RỒNG

Lễ vật cúng Táo Quân của người Việt gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Trong ngày cúng ông Táo, người dân còn chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước. Sau khi cúng sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Tục cúng cá chép chỉ người miền Bắc hay làm. Vậy tại sao dân gian lại cúng cá chép để ông Táo cưỡi về trời mà không phải một loài vật khác?

Theo tài liệu cổ ghi lại, đời Tống [Trung Quốc], người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá [không nói rõ cá gì], một thủ lợn ninh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

Tại Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại năm 1915 cho biết, người Việt Nam cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” cho Táo lên trời.

Truyền thuyết có kể, vào một năm, trời hạn hán, vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thủy Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.

Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại.

Đến lượt con cá chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá chép ta trải qua bao gian nan khổ ải, trầy vi tróc vảy, mệt mỏi đau đớn, tưởng chừng không thể vượt qua. Cuối cùng, với quyết tâm phi thường, khổ tận cam lai, Cá chép vượt được Vũ môn, hóa Rồng, lập tức vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng oai linh, liền phun gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng, sự sống hồi sinh. Bởi vậy, cá chép tượng trưng cho sự nỗ lực không ngừng, công thành danh toại, phú quý vinh hoa.

VĂN CÚNG ÔNG TÁO

Muôn ngàn kính lễ Trời Đất!

Muôn ngàn kính lễ Trời Đất, Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần, Đương Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Đại Vương, Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, Long Mạch Địa Mạch Tài Mạch cùng các vị Thần Linh cai quản xứ này.

Thời gian thấm thoắt, nay đã hết năm, hôm nay nhân dịp ông Táo chuẩn bị chầu trời, gia đình chúng con là [tên – tuổi – địa chỉ] kính mời các ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Thổ Ngũ Phương Phúc Đức Chính Thần, Long Mạch Địa Mạch Tài Mạch cùng các vị Tôn Thần hiển linh giáng phó đàn tràng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật hoa tươi quả tốt, chén nước cơi trầu, kim ngân y phục, chay mặn lòng thành, dâng lên trước án.

Gia chủ chúng con phận dày phúc mỏng, được sinh sống như ngày hôm nay là nhờ ơn trên che chở, tiên tổ độ trì mới được như vậy. Thể theo đạo lý, uống nước nhớ nguồn, chúng con vô cùng cảm tạ trời đất thần linh, cúi xin các vị Táo Quân hướng dẫn chỉ bảo cho sáng mắt sáng lòng, ngày càng tiến bộ. Trong năm gia đình còn điều gì chưa phải, cúi xin rộng lượng bỏ qua, các ngài về với Ngọc Hoàng xin lưu phước ban ân cho tín chủ.

Kính chúc Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Táo Quân cùng chư vị ân trên minh đức viễn quang, phù trì cho thiên hạ sang năm mới thái bình, hạnh phúc, hộ quốc an dân, gia đình chúng con được mạnh khỏe, cát tường, bình an, hỉ lạc, gia đạo hanh thông, công danh tài lộc.

Chủ Đề