Dược sĩ đại học hệ chuyên tu là gì năm 2024

Trường ĐH Y dược Huế, nơi đào tạo lượng lớn bác sĩ chuyên tu trong nhiều năm qua cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ đang hạn chế tuyển sinh và khẳng định việc đi đến chấm dứt loại hình đào tạo này là điều hết sức đúng đắn.

Dược sĩ đại học hệ chuyên tu là gì năm 2024
Sinh viên y khoa năm thứ nhất đang học môn giải phẫu. Ảnh: GIANG HUY

Phù hợp với một giai đoạn

Loại hình đào tạo bác sĩ (BS) liên thông chính quy hệ 4 năm (trước đây gọi là BS chuyên tu) là sản phẩm đặc thù của ngành y tế và chỉ có ở VN. Bởi đa số các nước trên thế giới không tồn tại loại hình đào tạo này. Những người đi học BS chuyên tu chủ yếu là những y sĩ ở tuyến y tế cơ sở xã, phường và một số ít ở tuyến huyện. Về nguyên tắc thì sau khi tốt nghiệp, được trường cấp bằng, những BS này sẽ trở về phục vụ tại tuyến y tế cơ sở nơi họ được cử đi học. Tuy nhiên, trên thực tế không hoàn toàn như vậy.

Lai Châu là một tỉnh “điển hình”: Đào tạo 200 BS chuyên tu theo địa chỉ tại chỗ, đã nâng con số BS trên số dân từ 2,4 BS/1 vạn dân năm 1997 lên 7,4 BS/1 vạn dân như hiện nay. BS Nguyễn Công Huấn - GĐ Sở Y tế tỉnh này cũng thừa nhận rằng những người đi học về, công tác ở vị trí BS dự phòng thì rất tốt, bởi trước đó, họ đã có một vài năm kinh nghiệm làm ở cộng đồng; nhưng để khám chữa bệnh trực tiếp, không ít người sẽ “non” tay. Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong nhiều năm qua, để đáp ứng nhu cầu tuyến y tế cơ sở, ĐH Y dược Huế đã đào tạo một số lượng rất lớn BS chuyên tu. Hiện hằng năm, trường vẫn tuyển sinh chừng 25% sinh viên để đào tạo theo diện này. “Để được vào học ở trường, các sinh viên phải trải qua một kỳ thi tuyển theo chương trình đã được bộ duyệt. (Xem tiếp trang 2)

Và 4 năm đào tạo sau đó theo một giáo án ngặt nghèo. Đã có rất nhiều sinh viên học không theo kịp giáo án phải thi đi thi lại rất nhiều lần” - GS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng ĐH Y dược Huế nói.

PGS.TS Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cũng nói rằng: “BS đa khoa sẽ phải thực hành khám chữa bệnh nên cần có đủ tố chất, phải được đào tạo bài bản, có chất lượng đầu ra cao. Với đầu vào của đào tạo liên thông, theo tôi chưa đáp ứng được yêu cầu này. Thiếu nguồn nhân lực ở vùng xa, vùng sâu là câu chuyện của tất cả các ngành/nghề. Tuy nhiên, với ngành y trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe nên dù đào tạo bao nhiêu, thì chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Vì thế, tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương tiến tới xóa bỏ BS liên thông. Trước mắt, để hạn chế BS liên thông tràn lan, chỉ nên đào tạo liên thông cho các vị trí BS cụ thể của địa phương. Họ phải có cam kết, ràng buộc rõ ràng để chắc chắn họ sẽ trở về làm việc”.

“Khai tử” phải gắn với sắp xếp đội ngũ

Nếu ở các vùng xa, vùng sâu cứ bám vào lý do không có BS chính quy, rồi mãi bằng lòng với BS chuyên tu thì sẽ chẳng bao giờ ngăn được dòng bệnh nhân đổ về BV tỉnh, BV tuyến T.Ư như hiện nay. Có lẽ đó là nguyên nhân căn cốt nhất để Bộ trưởng Bộ Y tế mở lời cho một lộ trình dừng đào tạo BS chuyên tu. “Vấn đề là do người dân không có niềm tin vào BS tuyến cơ sở. Hơn nữa, tuyến này chưa đủ mạnh theo nghĩa đủ năng lực về chuyên môn để người dân tin mà tìm đến, để họ không phải tìm lên tuyến cao hơn, dẫn đến quá tải. Nếu tại địa phương đó, có một BS đầy đủ năng lực, người dân tin thì không cớ gì người dân không tìm đến mình trước” - GS. Cao Ngọc Thành nói.

Tuy nhiên, trước câu hỏi lộ trình nào cho việc “khai tử” đào tạo BS chuyên tu, GS Cao Ngọc Thành cho rằng mấu chốt vấn đề ở cách sắp xếp từ khâu đào tạo ở các trường y dược sẽ trả lời được câu hỏi thời điểm chấm dứt loại hình đào tạo BS chuyên tu như hiện nay. “Cần phải sắp xếp từ cách đào tạo chính quy một cách hợp lý sẽ giải quyết được vấn đề. Nhiều nước trên thế giới đã phân định rất rõ, nếu anh thi vào khung này, sau khi ra trường sẽ về phục vụ tại tuyến y tế xã, phường. Số khác thi vào các chuyên khoa, tốt nghiệp sẽ làm việc tại các BV, các TTYT. Đây là những người thật sự giỏi, họ phải trải qua những kỳ thi rất khó khăn” - GS Thành nói.

GS-TS Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế:

Việc dừng đào tạo BS chuyên tu là xu hướng và cần thiết để nâng cao chất lượng chuyên môn của các BS tham gia công tác khám chữa bệnh hiện nay, khi số lượng đã đủ thì phải nghĩ đến chất lượng. Trên thực tế, nếu một BS được đào tạo chính quy mà chỉ làm việc mãi ở tuyến địa phương – nơi không có nhiều bệnh nhân, trang thiết bị hạn chế - sẽ rất lãng phí chất xám. Vì thế, thay vì có một BS “cắm” cố định ở xã, BS tuyến huyện sẽ về trạm y tế mỗi tuần 1 – 2 lần khám chữa bệnh cho người dân. Còn những trường hợp bệnh nhân đột xuất, bệnh nặng họ sẽ được chuyển lên huyện ngay.

Việc này, Bộ Y tế đã thực hiện một vài nay, nhưng chưa rộng rãi. Trong tương lai sẽ là như vậy. Đây không phải là giải pháp ở Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới áp dụng để bù đắp thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ở những vùng khó khăn. Như tại Australia, có những đội “flying doctors - bác sĩ bay”, cứ hàng tuần họ lại bay trực thăng đến khám chữa bệnh cho người dân. Về lộ trình dừng đào tạo BS chuyên tu ở nước ta, sẽ được Bộ Y tế xây dựng, căn cứ vào nhu cầu thực tế và hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể từng nơi. Q.D

GS Cao Ngọc Thành - Hiệu trưởng ĐH Y dược Huế:

Bác sĩ cử tuyển: Loại hình đào tạo lạc hậuHiện nay do đặc thù của khu vực miền Trung – Tây Nguyên nên vẫn còn tồn tại một loại hình đào tạo hết sức lạc hậu, đó là đào tạo BS cử tuyển. Thẳng thắn nhìn nhận là các em theo học diện này không đủ sức để vào học trường y. Điều này khiến cơ sở đào tạo đã phải mất rất nhiều thời gian từ việc dạy kiến thức phổ thông, lẫn trong quá trình học. Ra trường, trình độ chuyên môn của BS cử tuyển rất yếu. Nhưng dù sao, đội ngũ này vẫn là những người hiểu được phong tục, tập quán của người dân bản xứ cũng đã góp một phần không nhỏ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Chính sách hết sức nhân văn cũng đã đến lúc tìm phương án khác thay thế là vận động cho được những BS trẻ dịch chuyển từ miền xuôi lên vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn để nâng dần chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. ĐĂNG KHOA ghi

Ngành dược có bao nhiêu chuyên ngành?

Ngành dược được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm: Dược lâm sàng; Dược liệu và Dược học cổ truyền; Kiểm định chất lượng; Sản xuất và phát triển thuốc; Quản lý cung ứng thuốc.

Được học và dược sĩ khác nhau như thế nào?

Học Dược nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuốc và cơ thể, và mối liên hệ giữa thuốc và điều trị. Sinh viên học ngành Dược ra trường có thể làm việc ở các nhà thuốc, nhà máy hay bệnh viện. Dược sĩ có thể đảm nhiệm các vị trí như bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, nghiên cứu thuốc.

Dược sĩ chuyên khoa cấp 2 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2 là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng. Sau khi trở thành BSCKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII).

Dược sĩ Tống Đức là ai?

Dược sĩ Tống Đức là chàng trai quê Kinh Môn - Hải Dương với niềm đam mê từ nhỏ được giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, anh đã chăm chỉ học tập để có thể chạm đến ước mơ. Năm 2009, anh đã đỗ vào trường Đại học Dược Hà Nội.