Đường trong trái cây là đường gì

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohidrat ở dạng tinh thể. Những loại đường thường gặp có thể kể tới là đường glucose [đường nho], fructose [đường trái cây], saccarozơ [thường gọi tắt là đường, đường kính, đường cát, đường phèn,…], maltose [đường mạch nha], lactose [đường sữa]. Ngoài ra còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polime như tinh bột, xenlulozo.

Mặc dù đường được chia thành nhiều loại như vậy nhưng chung quy lại thì các chất làm ngọt này đều đi vào cơ thể như nhau. Và chung quy lại, nó là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, có thể nạp vào qua thực đơn ăn uống hàng ngày.

Các loại đường? Glucose hoặc Fructose – Liệu nó có vấn đề?

Mặc dù các loại đường này rất phổ biến và thường được tìm thấy cùng nhau nhưng chúng lại có tác dụng rất khác nhau đối với cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi gần như mọi tế bào trong cơ thể, trong khi fructose được chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan [Theo US National Library of Medicine National Institutes of Health]. “Sucrose bị phân hủy thành fructose và glucose trước khi được hấp thụ vào máu và khiến mức đường huyết gia tăng. Mức đường huyết cao có thể làm hỏng mạch máu của bạn. Mặt khác, fructose không đi vào máu như glucose. Nó đi đến gan và được sử dụng hoàn toàn nên không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng khi bạn tiêu thụ thừa calo và fructose, nó có thể chuyển thành chất béo trung tính, thứ mà có khi còn tồi tệ hơn glucose” – Pierre nói.

Cũng theo Pierre, không có loại đường nào là quá tốt, quan trọng là chúng ta cần ăn đúng mức cho phép. “Ăn quá nhiều đường dạng sucrose, glucose hay fructose đều có thể dẫn đến vấn đề. Những tác động của chúng lên cơ thể phụ thuộc vào việc bạn ăn chúng nhiều đến mức nào”.

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm chúng ta ăn vào bao gồm trái cây, rau củ. Ví dụ, khi bạn ăn một trái táo, nó sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng cho cơ thể, cụ thể với 100gr táo sẽ cho bạn 10.4gr đường [Nguồn: USDA National Nutrient Database]

Loại đường này được cung cấp kèm theo các loại chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Do đó, đường bổ sung thường là thành phần chính trong kẹo và trong nhiều loại thực phẩm chế biến như nước ngọt và bánh. Phổ biến nhất là đường thường [sucrose] và siro ngô fructose. Muốn tối ưu hóa sức khỏe và giảm cân cần tránh các loại thực phẩm chứa loại đường này.

Trên thực tế hầu hết mọi người hiện đại đều có sử dụng đường bổ sung không nhiều thì ít. Bởi vì không kể tới nền ẩm thực quá xa xưa khi chưa xuất hiện đường bổ sung, thì ẩm thực hiện nay có nhiều món ăn cần được gia tăng hương vị, các món bánh ngọt, rồi phải kể đến việc dùng đường để cất giữ thực phẩm suốt năm như ủ, lên men,…

Bài sau các bạn hãy cùng Foodmap tìm hiểu cụ thể hơn về các loại đường bổ sung, lợi hay hại đối với sức khỏe nhé!

07/04/2018 16:45 PM | Sống

Chúng ta thường xuyên nghe các tổ chức và chuyên gia y tế khuyên nên ăn ít đường. Nhưng chúng ta cũng được khuyên là nên ăn nhiều hoa quả.

Vậy tại sao lại có nghịch lý này?

Các loại đường trong thực phẩm

Đường trong đồ ăn và đồ uống có nhiều dạng.

Hoa quả chứa nhiều đường tự nhiên, là hỗn hợp của sucrose, fructose và glucose. Nhiều người biết rằng đường không tốt, và nghĩ rằng điều đó đúng cả trong trường hợp các loại trái cây. Nhưng fructose chỉ có hại khi tiêu thụ với số lượng quá lớn, và không hề có hại khi xuất phát từ hoa quả. Sẽ cực kỳ khó cho một người nạp vào quá nhiều fructose bằng cách ăn hoa quả.

Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đường trong đồ uống và đồ ăn có chứa "đường tự do" lại rất dễ dàng.

Đường tự do cũng gồm chính những loại đường này [fructose, glucose, sucrose], nhưng chúng đã bị loại bỏ khỏi nguồn phát sinh tự nhiên. Chúng còn gồm đường được đưa vào thức ăn và đồ uống bởi các công ty thực phẩm, đầu bếp hoặc người tiêu dùng.

Nguy cơ về sức khỏe đến từ đường tự do chứ không phải hoa quả

Bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học cho thấy những nguy cơ đối với sức khỏe từ đường [như sâu răng và béo phì] đều liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường tự do trong chế độ ăn, chứ không phải từ việc tiêu thụ đường ở dạng tự nhiên trong hoa quả hoặc sữa.

Vì thế mỗi người cần kiểm soát để không quá 10% lượng calory mỗi ngày đến từ các loại đường tự do. Với người trưởng thành, tỉ lệ này tương đương 50g hoặc chỉ nhiều hơn một chút so với lượng đường trong một lon nước ngọt.

Đồ ăn và đồ uống chứa nhiều đường tự do như nước quả, nước ngọt, bánh quy và kẹo thường chứa nhiều calory và ít có các giá trị dinh dưỡng khác. Vì thế việc chúng ta tiêu thụ thực phẩm dạng này dễ dàng hơn nhiều so với ăn trái cây tươi và chúng có thể thay thế các đồ ăn nhiều dinh dưỡng khác trong bữa ăn. Ví dụ với một chai nước cam – bạn sẽ phải ăn 6 quả cam nguyên quả để có lượng đường tương tự.

Ăn nhiều hoa quả sấy khô cũng không phải là một ý hay nếu bạn muốn hạn chế lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Vì trong quá trình loại nước khỏi hoa quả, các dưỡng chất được cô đặc, lượng đường trong cùng một khối lượng cũng tăng lên, chẳng hạn mơ sấy khô chứa lượng đường [40g đường trên mỗi 100g trọng lượng] gấp 6 lần so với mơ tươi [6g/100g].

Chúng ta cần ăn hoa quả

Không như các loại thực phẩm chứa nhiều đường tự do, hoa quả có nhiều dưỡng chất mang lại cho chúng ta một chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe.

Trước hết, hoa quả là nguồn chất xơ tuyệt vời. Một quả chuối trung bình sẽ cung cấp 20-25% [6g] lượng chất xơ cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. Có đủ chất xơ trong bữa ăn là rất quan trọng nếu muốn chống ung thư đường ruột.

Chất xơ trong hoa quả [vốn không có ở nhiều loại đồ ăn và đồ uống chứa nhiều đường tự do], cũng giúp bạn có cảm giác no, nghĩa là bạn có thể ăn ít đi trong một bữa, lý do có thể là vì lượng thức ăn [đặc biệt khi so với chất lỏng] và hoạt động nhai.

Hoa quả cũng là một nguồn đa dạng các dưỡng chất khác như kali [giúp giảm huyết áp], và flavonoid – làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy ăn hoa quả nguyên quả [hoặc ăn cùng với rau] làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư, béo phì và bệnh tim.

Về các nguồn cung cấp đường khác, bạn hãy cố chọn các loại đồ ăn không hoặc chứa ít đường [xem danh sách các thành phần], và uống nước thay vì các loại đồ uống có đường khi khát.

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! //ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=T%E1%BA%A1i+sao+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+kh%C3%B4ng+t%E1%BB%91t+cho+s%E1%BB%A9c+kh%E1%BB%8Fe%2C+nh%C6%B0ng+ta+v%E1%BA%ABn+c%E1%BA%A7n+%C4%83n+nhi%E1%BB%81u+hoa+qu%E1%BA%A3%3F

Chủ Đề