F0 ăn tỏi đen có tốt không

Tỏi tên khoa học là Allium sativum Linn, thuộc họ hành, có nguồn gốc ở Trung châu Á và được gây trồng ở nhiều nước ôn đới.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, cho biết tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, dùng tăng nhiệt cho cơ thể. Từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ Olympic đều ăn tỏi trước khi thi đấu, thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.

Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin tác dụng ức chế các vi khuẩn gram [+] và gram [-] [vi khuẩn đường ruột] và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, tỏi giúp nâng cao hệ miễn dịch song chưa nghiên cứu khoa học nào cho thấy tác dụng diệt virus, bất kể loại virus gì, đặc biệt là nCoV. Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng tỏi khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đều là kinh nghiệm dân gian. Nhiều người chia sẻ cách giã tỏi pha với nước sôi để nguội ở nồng độ vừa phải để nhỏ mũi, chữa trị triệu chứng cúm. Tuy nhiên đây cũng là cách "không có cơ sở khoa học".

Ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm thuộc Đại học Bách Khoa, tỏi là thực phẩm gia vị bổ dưỡng, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, không gây phản ứng phụ cho cơ thể, song: "Sai lầm khi nghĩ ăn nhiều tỏi hoặc sử dụng tỏi để diệt nCoV".

Tỏi không có tác dụng diệt nCoV, song nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nên sử dụng thường xuyên trong bữa ăn. Ảnh: Time Sofindia

Tiến sĩ Lê Anh Phương, Đại học Quốc gia Singapore, khẳng định chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi ngừa dịch bệnh do Covid -19. Allicin trong tỏi là một hoạt chất sinh học có nhiều tác dụng. Chiết xuất tỏi cũng được nghiên cứu nhiều trong việc sát khuẩn và ngăn ngừa virus. "Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ dừng lại trên cấp độ tế bào trong phòng thí nghiệm. Về mặt lâm sàng, những nghiên cứu về việc sử dụng tỏi hay dầu tràm trong việc phòng ngừa cảm mạo, cảm cúm vẫn có nhiều kết quả trái ngược".

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch, không nên áp dụng những thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Một trong những cách phòng ngừa bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng được các chuyên gia khuyến cáo là vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng nước ấm và xà phòng.

Theo số liệu của CDC Mỹ, rửa tay bằng nước và xà phòng có thể giảm tới 30% các bệnh về đường tiêu hóa và 20% bệnh về đường hô hấp. Trong quá trình rửa tay, xà phòng và nước sẽ "kéo" đi các virus bám trên bề mặt tay [đối với vi khuẩn, xà phòng có thể phá hủy màng tế bào của vi khuẩn]. Do đó, sử dụng một bánh xà phòng hay dung dịch rửa tay thông thường đều có ích, không nhất thiết phải là thành phần nào. Quan trọng là cách chúng ta rửa tay, thời gian rửa tối thiểu là 20 giây để đảm bảo hiệu quả nhất.

Ngoài ra, nên rửa tay thường xuyên, súc miệng, súc họng bằng các dung dịch có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus trước khi chúng xâm nhập vào phổi.

[YTVN] Dịch bệnh viêm phổi do virus corona nCoV 2019 chủng mới rất nghiêm trọng, nhưng lại chưa có thuốc đặc trị đối với virus, không có vacxin phòng ngừa. Do vậy, cách phòng chống tốt nhất là cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ này ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể cũng như khi đã gây bệnh.

Thành phần công hiệu của tỏi

Theo Y học cổ truyền, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B [B1, B2, B3, B6], sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.


Virus corona 2019

Theo tin y tế cập nhật, đối với các trường hợp bệnh viêm phổi cấp gây ra do virus corona mới có các triệu chứng ban đầu giống như cúm. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể trong trường hợp đối với bệnh gây ra do virus corona – nCoV 2019 chủng mới, tuy nhiên việc dùng tỏi để nâng cao sức đề kháng như một món ăn bài thuốc tốt cho đường hô hấp, nên sử dụng hàng ngày, phòng cúm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là hợp lý. 

 Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách giúp phòng chống dịch bệnh

  • Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.
  • Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.
  • Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.
  • Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
  • Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.


Tỏi cần được sơ chế đúng cách

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona - nCoV 2019: 19003228.

Chủ Đề