Nên học hệ thống thông tin ở trường nào

Last Updated on 28/10/2022 by Giang Chu

Ngành Hệ thống thông tin là một ngành học chủ yếu về cơ sở dữ liệu. Bản thân mình học công nghệ thông tin, không phải hệ thống thông tin, tuy nhiên, mình làm việc cùng một anh làm hệ thống nên có hiểu một chút về ngành này.

Lên trên mạng thì đều là những bài viết rất chung chung, không có giá trị gì cho các bạn sắp bước vào ngưỡng cửa đại học hay các bạn chuẩn bị phân ngành cả.

Chính vì vậy, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những điều mình biết với các bạn nhé.

  • Giới thiệu chung về ngành
  • Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin
  • Các khối thi ngành Hệ thống thông tin
  • Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin
  • Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp
  • Mức lương ngành Hệ thống thông tin

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Hệ thống thông tin là gì?

Ngành Hệ thống thông tin [Information Systems – IS] là một chuyên ngành học thuộc lĩnh vực ngành công nghệ thông tin. Trong đó, các bạn sinh viên sẽ được học mọi thứ về hệ thống cơ sở dữ liệu, từ quy trình thu thập thông tin, đánh giá, phân phối trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Học Hệ thống thông tin là học về nghiên cứu các phần cứng, phần mềm bổ sung mà các cá nhân, tổ chức sử dụng để thu thập, lọc, xử lý, tạo ra và phân phối dữ liệu.

Các hệ thống thông tin là sự kết hợp từ mạng lưới phần cứng, phần mềm, mạng viễn thông mà mọi người xây dựng, sử dụng để thu thập, tạo và phân phối dữ liệu hữu ích, đặc biệt được sử dụng trong cài đặt mạng lưới tổ chức.

Chương trình học ngành Hệ thống thông tin trang bị cho người học những kiến thức quan trọng về cơ sở các hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, khai phá dữ liệu, phát triển ứng dụng web, quản lý dự án hệ thống thông tin, dự án khoa học/công nghệ, thiết kế và phân tích thực nghiệm, kỹ thuật và công nghệ dữ liệu lớn, mật mã và an toàn thông tin, kiến trúc hướng dịch vụ, xây dựng các hệ thống thương mại điện tử…

Các bạn cần phân biệt rõ ngành Hệ thống thông tin và Hệ thống thông tin quản lý. Về cơ bản, đây là 2 ngành học khác nhau, với 2 mã ngành riêng biệt và thuộc 2 nhóm ngành khác nhau hoàn toàn..

Ngành Hệ thống thông tin có mã ngành là 7480104.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin

Việc nên học trường nào cũng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, từ vị trí của bạn tới những yếu tố cao hơn như khả năng tài chính, khả năng học tập của mỗi người.

Nếu như bạn học tốt một chút, mình khuyên nên lựa chọn những trường đại học công lập ở top cao, chất lượng đào tạo tốt và được hỗ trợ học phí từ nhà nước nên học phí sẽ không quá cao. Nếu như bạn có điều kiện hơn thì có thể học ở các trường quốc tế, chi phí khá “chát” nhưng chắc chắn chất lượng đào tạo không chê vào đâu được.

Hiện nay đa phần các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin đều sẽ có chuyên ngành Hệ thống thông tin. Dưới đây là một số trường tốt để bạn lựa chọn khi muốn theo học ngành Hệ thống thông tin nhé.

Các trường tuyển sinh ngành/chuyên ngành Hệ thống thông tin năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Tên trường Điểm chuẩn 2022
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội 25
Đại học Công nghiệp Hà Nội 25.15
Đại học Thủy Lợi 25.55
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên 17
Đại học Nội Vụ Hà Nội 19.75
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 15
Đại học FPT
Đại học Sư phạm Huế 15
Đại học Duy Tân
Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM 27.2
Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP Hồ Chí Minh 26.7
Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 26
Đại học Cần Thơ 24.75
Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh 21.5
Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM 28
Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ 24.9

Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27.2 điểm [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Hệ thống thông tin

Các tổ hợp môn bạn có thể sử dụng để xét ngành Hệ thống thông tin là gì? Chi tiết mình cũng đã tổng hợp trong bảng dưới đây.

Ngành Hệ thống thông tin có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C01 [Toán, Văn, Lý]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếng Anh B1
Tiếng Anh B2
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KIẾN THỨC CHUNG THEO LĨNH VỰC
Đại số
Giải tích 1
Giải tích 2
Vật lý đại cương 1
Vật lý đại cương 2
Giới thiệu về Công nghệ thông tin
Nhập môn lập trình
II. KIẾN THỨC CHUNG CHO KHỐI NGÀNH
Tín hiệu và hệ thống
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Lựa chọn 1 trong 2 học phần:
Toán trong công nghệ
Xác suất thống kê
IV. KIẾN THỨC CHUNG CỦA NHÓM NGÀNH
Lập trình nâng cao
Toán học rời rạc
Kiến trúc máy tính
Nguyên lý hệ điều hành
Cơ sở dữ liệu
Mạng máy tính
Công nghệ phần mềm
Lập trình hướng đối tượng
V. KIẾN THỨC NGÀNH
Các học phần bắt buộc:
Cơ sở các hệ thống thông tin
Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Khai phá dữ liệu
Phát triển ứng dụng web
Thông minh kinh doanh
Quản lý dự án HTTT
Thực tập doanh nghiệp
Chọn 1 trong 2 học phần:
Dự án khoa học
Dự án công nghệ
Các học phần tự chọn:
Định hướng chuyên sâu về Tích hợp dịch vụ và quản lý dữ liệu lớn:
Tích hợp dịch vụ
Thiết kế và phân tích thực nghiệm
Kỹ thuật và công nghệ dữ liệu lớn
Mật mã và An toàn thông tin
Công nghệ Blockchain
Kiến trúc hướng dịch vụ
Các hệ thống thương mại điện tử
Định hướng chuyên sâu về Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh:
Trí tuệ nhân tạo
Khoa học dịch vụ
Phân tích kinh doanh
Khai phá dữ liệu hướng lĩnh vực
Phân tích dữ liệu dự báo
Phân tích mạng phương tiện xã hội trong kinh doanh
Phát triển ứng dụng doanh nghiệp
Các học phần bổ trợ:
Các học phần bổ trợ bắt buộc:
Kỹ năng khởi nghiệp
Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong CNTT
Các học phần bổ trợ tự chọn:
Phương pháp tính
Tối ưu hóa
Tiếng Anh bổ trợ
Các học phần thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông:
Xử lý tín hiệu số
Linh kiện điện tử
Kỹ thuật điện
Điện tử tương tự
Điện tử số
Các học phần thuộc khối ngành Kinh tế
Kinh tế vi mô
Nguyên lý quản trị kinh doanh
Nguyên lý Marketing
Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
Các học phần thuộc khối ngành Kinh trế
Lý luận về nhà nước và pháp luật
Lịch sử nhà nước và pháp luật
Luật hiến pháp
Luật hành chính
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Chi tiết công việc cho ngành học này các bạn cần phải đi làm thực tế mới có thể hiểu được bởi vì diễn giải ra cũng rất khó hiểu.

Đơn giản mà nói thì ngành hệ thống thông tin sẽ làm các công việc liên quan tới quản lý máy chủ [server] công ty, quản lý và cấp phát các thông tin trong doanh nghiệp.

Nhà quản lý hệ thống thông tin nghe oai phết

Các vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin sẽ tăng dần theo thời gian với các công việc như sau:

  • Người phân tích hệ thống [Systems Analyst], tích hợp hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu và phân tích hệ thống thông tin
  • Quản trị viên hệ thống thông tin tại các cơ quan và xí nghiệp
  • Các lập trình viên quản lý cơ sở dữ liệu
  • Người quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo công ty
  • Người đào tạo và hướng dẫn người thuộc bộ phận khác trong công ty sử dụng thông tin và hệ thống
  • Cao hơn có thể là giám đốc thông tin [CIO]
  • Cao hơn thế là các cán bộ quản lý dự án như giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử hay hệ thống thông tin địa lý…

Mức lương ngành Hệ thống thông tin

Mức lương bình quân của nhân sự ngành Hệ thống thông tin là từ 10 – 15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm hay là chuyên viên phân tích. Mức lương sẽ tăng dần theo kinh nghiệm tích lũy và vị trí công việc mà các bạn phấn đấu để đạt được.

Trên đây là những thông tin phần nào giúp bạn hiểu được về ngành Hệ thống thông tin dù có thể không được đầy đủ và chi tiết hoàn toàn.

Nếu như các bạn cần tư vấn thêm thông tin gì vui lòng đặt câu hỏi và gửi về fanpage cho chúng mình nhé.

Chủ Đề