Đánh giá các giai đoạn phát triển của văn học trung đại


I/ Sự ra đời
- Từ thế kỉ thứ X đén trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian. Đầu thế kỉ thứ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam.
- Văn học còn được gọi là:
+ văn học trung đại
+ văn học phong kiến
+ văn học cổ

- Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền tảng văn học Trung Quốc, Ấn Độ và các nước lân cận.
+ Trung Quốc:
.Văn tự: Chọn chữ Hán làm công cụ sáng tác văn học
Chữ Hán văn ngông, đọc âm Hán Việt, trường từ ngữ và lối phát âm khong phụ thuộc
Sáng tạo chữ Nôm ghi âm tiếng Việt
.Thể loại: Các thể văn hành chính: chiếu, cáo, hịch, biểu,… lễ nghi: văn tế, câu đối…
Văn học nghệ thuật: Việt hóa phú và thơ Đường, từ đó sáng tạo lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói; Văn xuôi biến đổi về ND, diễn đạt
.Cách biểu hiện: Hệ thống điển tích điển cố, thi liệu, văn liệu
+ Ấn Độ: Hệ tư tưởng Phật giáo

III/ Qúa trình phát triển
1.Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
a] Lịch sử
Giai cấp phong kiến Việt Nam rất thịnh trị, đoàn kết dân tộc, liên tiếp đánh bại quân xâm lược của phong kiến phương Bắc : năm 938, năm 988,thế kỉ X, thế kỉ XIII, thế kỉ XV.
b] Văn học
- Chủ đề tập trung của giai đoạn này là nâu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần quyết chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
2. Từ đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
a] Lịch sử
Xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng , các cuộc nội chiến nổ ra tranh giành quyền lực, người dân lầm than khổ cực
b] Văn học
- Tập trung phản ánh và phê phán xã hội
- Tác giả tiêu biểu :
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Nguyễn Dữ
3. Từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
a] Lịch sử
- Giai cấp phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi, điển hình là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đứng đầu là ba anh em Nguyễn Huệ.
b] Văn học
-Tập trung phê phán xã hội, khẳng định quyền sống của con người.
- Tác giả tiêu biểu:
+ Hồ Xuân Hương
+ Nguyễn Du
+ Bà huyện Thanh Quan
+ Đoàn Thị Điểm
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
- Pháp xâm lược nước ta, chính quyến đang từng bước dâng nước cho Pháp [1884]
- Nhiều cuộc kháng chiến nổi lên chống Pháp
* Văn học
- văn học hướng hẳn vào phê phán những thói hư dởm đời .
- Bên cạnh đó, văn học còn hướng tới cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả tiêu biểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu
+ Nguyễn Khuyến
+ Trần Tế Xương


***Các chi tiết hơn về VHTĐ:

1. Chặng 1: [TK X - hết TK XIV]

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.
Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu [Lí Công Uẩn], Quốc tộ [Đỗ Pháp Thuận], Nam quốc sơn hà [Lí Thường Kiệt], Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn] Tụng giá hoàn kinh sư [Trần Quang Khải], Thuật hoài [Phạm Ngũ Lão], Bạnh Đằng giang kí [Trương Hán Siêu]
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận [chiếu, hịch], văn xuôi lịch sử [Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu] và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.

2. Chặng 2: [TK XV - hết TK XVII]

Triều Trần suy vong, Hồ Quý Li tiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ [1400-1407]. Triều Minh lấy có phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta. Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm [1418-1427]. Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê [1428-1789]. Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực thịnh vào TK XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Đặc biệt là sau cái chết của Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau. Mạc Đăng Dung do có công dẹp loạn mà có nhiều quyền bính trong tay, thậm chí lấn át cả vua. Đến năm 1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến. Cuộc chiến Lê Mạc, Trịnh Nguyễn phần nào cũng cản trở quá trình phát triển của đất nước.
TK XV văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học Việt Nam chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo [Nguyễn Trãi], thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ].
Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự [Truyền kì mạn lục]. Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...
3. Chặng 3: [đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX]

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội manh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế [1802-1945].
Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Vũ trung tùy bút [Phạm Đình Hổ], Thường kinh kí sự [Lê Hữu Trác], thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều [Nguyễn Du]. Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.

4. Chặng 4: [cuối TK XIX]

Sau một thời gian nắm quyền, nhà Nguyễn dừng việc cho quân Pháp tự do buôn bán tại của biển Sơn Trà và chém đầu tất cả những người truyền đạo thiên chúa giáo ở Việt Nam. Và đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến và văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.
Cảm hứng xuyên suốt của văn học cuối TK XIX là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc... của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền...Đặc biệt trong thời kì này có sự xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ.

Chủ Đề