Gdp của nhật bản năm 2023

Kinh tế Nhật Bản tăng 0,5% so với quý trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các mức tăng trưởng tương ứng theo dự báo của thị trường là 0,6% và 2,5%.

Gdp của nhật bản năm 2023

Người dân mua thực phẩm tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nguyên nhân chủ yếu giúp nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng dương là do Nhật Bản đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về dịch COVID-19, từ đó giúp chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, tăng 1,1% trong quý vừa qua. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Nhật Bản cũng hồi phục mạnh. Chỉ riêng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 20,4% lên 8.580 tỷ yen. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp xuất khẩu của nước này tăng. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đà tăng trưởng của Nhật Bản có thể sẽ giảm tốc do lạm phát cao, đồng yen mất giá so với USD và môi trường bên ngoài đang xấu đi.

Đáng chú ý, trong tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản tăng 2,2%, cao nhất trong hơn 7 năm, chủ yếu do tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung và sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng. Đây là quý thứ ba liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản cao hơn so với mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tái bùng phát mạnh mẽ ở Nhật Bản từ cuối tháng 6, với số ca mắc mới vào giữa tháng 8 có lúc đã vượt ngưỡng 250.000 ca/ngày, có thể sẽ tác động tiêu cực tới chi tiêu tiêu dùng cá nhân.

Trước đó, hôm 26/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2022 xuống còn 1,7%, thấp hơn nhiều so với con số 2,4% đưa ra hồi tháng 4.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ thực hiện hàng loạt các biện pháp mới nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới nền kinh tế, đồng thời tăng cường chi tiêu công để kích cầu

Nguồn: TSQT 15/8/2022

Thứ năm, 08/09/2022 18:39 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Ngày 8/9, Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố số liệu cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã đạt mức tăng thực tế 3,5% trong quý II/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Con số thống kê cao hơn so với mức tăng 2,2% được công bố trước đó hồi tháng 8.

Theo số liệu thống kê, tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản đã tăng 1,2% trong quý II/2022, sau khi Chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với các hoạt động kinh tế.

Bên cạnh đó, chi tiêu vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong quý II cũng đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu trong giai đoạn này cũng tăng 0,9%, trong khi nhập khẩu được điều chỉnh giảm xuống 0,6% so với ước tính trước đó.

Tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản trong quý II cũng cao hơn so với dự báo mức tăng trung bình của thị trường là 2,9%. Như vậy, quý II là quý thứ 3 liên tiếp GDP của Nhật Bản tăng trưởng, đưa nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này trở về quy mô như thời điểm trước đại dịch COVID-19. 

Ông Saisuke Sakai, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Công ty Nghiên cứu và Công nghệ Mizuho (MRT) cho rằng, sự phục hồi trong tiêu dùng sau khi các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 dần được gỡ bỏ đã thúc đẩy tăng trưởng quý II. Điểm chú ý khác là đầu tư của doanh nghiệp trong quý II cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau thời gian bị trì hoãn.

Tuy nhiên, đối với quý III, giới phân tích lo ngại nền kinh tế Nhật Bản đối mặt với rủi ro ngày càng tăng, bao gồm rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu và số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại gần đây.

Ông Saisuke Sakai đánh giá, tốc độ phục hồi của Nhật Bản sẽ chậm hơn trong quý III/2022 bởi các hộ gia đình có thể trở nên thận trọng hơn trước nguy cơ dịch COVID bùng phát do biến chủng mới, cùng với các yếu tố rủi ro khác như lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại./.

H.Hà (Theo Reuters, ICIS)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chính phủ Nhật Bản ước tính gói kích thích kinh tế mới có thể giúp tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này thêm 4,6%.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 28/10, Nội các Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế mới có tổng trị giá lên tới 71.600 tỷ yen (hơn 490 tỷ USD) nhằm giảm bớt tác động của tình trạng giá cả hàng hóa leo thang tới các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho đà phục hồi vốn còn mong manh của nền kinh tế nước này.

Chính phủ Nhật Bản ước tính gói kích thích kinh tế mới có thể giúp tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này thêm 4,6%.

Trong gói kích thích kinh tế nói trên, tổng chi tiêu công, bao gồm đầu tư công và cho vay cũng như các khoản chi của các chính quyền địa phương, lên tới 39.000 tỷ yen. Phần còn lại là các khoản chi của khu vực tư nhân.

Cụ thể, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến sẽ hỗ trợ 7 yen/KWh điện tiêu thụ cho các hộ gia đình và 3,5 yen/KWh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ 30 yen/m3 khí đốt tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng, bình quân một hộ gia đình ở Nhật Bản sẽ được hỗ trợ khoảng 2.800 yen tiền điện và khoảng 900 yen tiền khí đốt.

Mặt khác, Chính phủ Nhật Bản sẽ gia hạn chương trình trợ cấp cho các nhà nhập khẩu và bán buôn nhiên liệu nhằm giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước sang năm 2023. Tuy nhiên, mức trợ cấp sẽ giảm từ tháng 6 năm tới.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng lương cho người lao động. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và hiện thực hóa chính sách tái phân phối của cải của Thủ tướng Kishida.

Các biện pháp quan trọng khác của gói kích thích kinh tế này gồm: trợ cấp 100.000 yen/người cho các phụ nữ đang mang thai; hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ngũ cốc, phân bón và thức ăn gia súc để tăng sản lượng trong bối cảnh nguồn cung các mặt hàng này đang trở nên khan hiếm do xung đột quân sự Nga-Ukraine (U-crai-na).

Để tài trợ cho gói kích thích trên, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung có tổng trị giá 29.100 tỷ yen (gần 200 tỷ USD) lên Quốc hội để xem xét và thông qua trong kỳ họp bất thường hiện nay. Đây là dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai được xây dựng trong tài khóa 2022 (kết thúc vào cuối tháng 3/2023).

Trong quý II/2022, GDP thực tế của Nhật Bản tăng 0,9% so với quý trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ ba liên tiếp nền kinh tế này tăng trưởng dương. Đáng chú ý, GDP thực tế của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt qua mức trước đại dịch. Tuy nhiên, sự mất giá của đồng yen và sự tăng tốc của lạm phát đang đe dọa đà phục hồi vẫn còn mong manh của nền kinh tế nước này.

Trong báo cáo công bố hôm 25/10, Văn phòng Nội các Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm cho rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phục hồi một cách vừa phải nhờ sự gia tăng trở lại của nhu cầu trong nước sau khi dỡ bỏ các biện pháp khống chế dịch COVID-19, nhưng vẫn tỏ ra cảnh giác trước sự biến động trên thị trường tài chính sau khi đồng yên giảm giá nhanh chóng.