Gia đình thuộc diện chính sách là gì năm 2024

Đối tượng chính sách là thuật ngữ rất hay được sử dụng trên các phương tiện truyền thông để nhắc đến các đối tượng được hưởng ưu tiên tại Việt Nam. Vậy đối tượng chính sách là gì? Quy định về đối tượng chính sách xã hội ra sao hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Gia đình thuộc diện chính sách là gì năm 2024

Ở Việt Nam hiện nay có các đối tượng chính sách như sau:

– Người dân tộc thiểu số

– Công dân ưu tú trong sản xuất trực tiếp với 5 năm lao động với 5 năm liên tục và trong đó có 2 năm là chiến sĩ thi đua được tỉnh, thành phố, bộ công nhận và cấp bằng khen.

– Thương binh, bệnh binh, quân nhân, công an nhân dân xuất ngũ được cử đi học hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ từ 12 tháng trở lên, hiện đã xuất ngũ tại khu vực 1.

– Con thương binh, liệt sĩ, con bệnh binh, con bà mẹ Việt Nam anh hùng, con thương binh mất sức lao động trên 81%, con của anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.

– Quân nhân, công an nhân dân được cử đi học hoặc quân nhân, công an đã hoàn thành nghĩa vụ từ trên 24 tháng và nay đã xuất ngũ.

– Hộ nghèo

– Hộ đặc biệt khó khăn

– Hộ gia đình là người dân tộc tiểu số

– Hộ gia đình có người là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

– Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam do chiến tranh để lại.

Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Bạn có thể xem chi tiết tại: Chính sách xã hội là gì?

Gia đình thuộc diện chính sách là gì năm 2024

Thế nào là gia đình chính sách?

Gia đình chính sách là gia đình thuộc các đối tượng được hưởng các chính sách đặc biệt do nhà nước ban hành nhằm cung cấp cho người dân những dịch vụ xã hội tốt nhất, hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn của xã hội.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 quy định như sau:

‘Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:

Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Người có công với cách mạng:

  1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  1. Liệt sĩ;
  1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

  1. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  1. Bệnh binh;
  1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
  1. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
  1. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
  1. Người có công giúp đỡ cách mạng.”

Gia đình thuộc diện chính sách là gì năm 2024

Ngày trước chúng ta có Thông tư 16-TBXH-1977 hướng dẫn thi hành Quyết định 208-CP-1977 về chế độ đãi ngộ đối với những người và gia đình có công với cách mạng do Bộ Thương binh và xã hội ban hành đưa ra khái niệm gia đình có công với các mạng nhưng hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực thi hành:

Những người và gia đình có công với cách mạng là những người và gia đình có công trực tiếp giúp đỡ cách mạng khi chưa giành được chính quyền, hoặc trong vùng bị địch kìm kẹp, khủng bố gắt gao…; sự giúp đỡ này nếu bị lộ sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người giúp đỡ cách mạng về tính mạng, tài sản như bị địch bắt bớ, tù đày, sát hại, triệt phá nhà cửa v.v…

  1. Người có công với cách mạng được hưởng chế độ đãi ngộ là người đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng, được đứng tên trong quyết định khen thưởng.
  1. Gia đình có công với cách mạng là gia đình có chủ gia đình và ít nhất là một người thân nữa trở lên (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con…) cùng sống chung trong gia đình lúc đó đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng.

Trong gia đình có công với cách mạng chỉ người có công chủ yếu được đứng tên trong quyết định khen thưởng và những người đã trực tiếp có công giúp đỡ cách mạng được xác nhận trong hồ sơ khen thưởng, mới được hưởng chế độ đãi ngộ.

Chính sách y tế là các định hướng mang tính chiến lược trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân từ Trung ương đến địa phương với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về y tế một cách công bằng, có hiệu quả và đảm bảo phát triển xã hội bền vững. Để hiểu rõ bạn có thể xem bài viết: Chính sách y tế là gì?

Gia đình thuộc diện chính sách là gì năm 2024

Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý là ai?

Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm:

Người có công với cách mạng.

Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định Người có công với cách mạng gồm:

  1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  1. Liệt sĩ;
  1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

  1. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  1. Bệnh binh;
  1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
  1. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
  1. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
  1. Người có công giúp đỡ cách mạng.

Người thuộc hộ nghèo.

Trẻ em.

Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

  1. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
  1. Người nhiễm chất độc da cam;
  1. Người cao tuổi;
  1. Người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

  1. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
  1. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
  1. Người nhiễm HIV.

Lưu ý, Điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.