Giá trị cốt lõi hiện tại của trường đại học mở tp. hồ chí minh:

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Open University viết tắt là HCMCOU) là một trườngđại họccông lập đa ngành có thương hiệu tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[2]

Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
Giá trị cốt lõi hiện tại của trường đại học mở tp. hồ chí minh:
Địa chỉ
Giá trị cốt lõi hiện tại của trường đại học mở tp. hồ chí minh:

35-37 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1; 97 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Quận 3

,

Hồ Chí Minh

,

Giá trị cốt lõi hiện tại của trường đại học mở tp. hồ chí minh:
Việt Nam

Thông tin
LoạiĐại học công lập (từ năm 2006)
Khẩu hiệuCơ hội học tập cho mọi người
Thành lập1990
Hiệu trưởngGS. TS. GVCC. Nguyễn Minh Hà
Websitehttp://www.ou.edu.vn
Thông tin khác
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • TS. GVCC. Lê Xuân Trường
  • TS. Lê Nguyễn Quốc Khang
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
Webometrics(2021)16[1]
Xếp hạng thế giới
Webometrics(2021)4069[1]

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lịch sử hình thành và ý nghĩa tên trường
    • 2.1 Ý nghĩa tên trường
  • 3 Thành tích & khen thưởng
  • 4 Chất lượng giáo dục
  • 5 Cơ sở vật chất
    • 5.1 Nhân sự
    • 5.2 Thư viện
    • 5.3 Phòng thí nghiệm
  • 6 Các khoa và ngành đào tạo
    • 6.1 Chương trình Đào tạo đặc biệt
    • 6.2 Hợp tác quốc tế[18]
  • 7 Tuyển sinh và học phí
  • 8 Đào tạo sau đại học
    • 8.1 Câu lạc bộ đội-nhóm
    • 8.2 Hiệu trưởng qua các thời kì
    • 8.3 Tham khảo
    • 8.4 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm 2006. Đến nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn làlá cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo từ xa khu vực phía Nam và là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam triển khai phương thức đào tạo trực tuyến.[3]

Gần 3 thập kỷ qua, Nhà trường không ngừng cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chất lượng trên thế giới.Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minhhợp tác với nhiều Trường và tổ chức giáo dục danh tiếng như:[3]

- Hội đồng Quốc tế về Đào tạo theo phương thức Mở và hình thức từ xa(ICDE)

- Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á(AAOU)

- Trung tâm đào tạo Mở khu vực trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á(SEAMEO SEAMOLEC, Indonesia)

- Trường HAMK University of Applied Science(Phần Lan)

- Hệ thống Đại học ASEAN (The ASEAN University Network) (AUN) Thái Lan.

Lịch sử hình thành và ý nghĩa tên trườngSửa đổi

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập được 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc Trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay[4].

Với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu học tập của xã hội, ngày 26 tháng 7 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Đào tạo mở rộng TP. Hồ Chí Minh, với chức năng là đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.

[4].Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg chuyển loại hình một số trường đại học và cao đẳng bán công, dân lập [5]. Theo quyết định này, Trường Đại học Mở bán công TPHCM được chuyển sang thành trường đại học công lập và có tên gọi là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.[6]

Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung:

1.Về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.Về tổ chức bộ máy, nhân sự.

3.Về tài chính.

4.Về chính sách học bổng, học phí.

5.Về đầu tư, mua sắm.

6.Về cơ chế giám sát.

7.Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 và các văn bản khác có liên quan.[6]

Thông qua các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, tại chỗ và các điểm vệ tinh thực hiện đào tạo theo các chương trình: Đào tạo sau Đại học (Cao học), Đào tạo đại học (cấp bằng kỹ sư, cử nhân đại học), Cao đẳng (cấp bằng cử nhân cao đẳng), Trung cấp chuyên nghiệp, Bồi dưỡng nâng cao trình độ và đổi mới kiến thức (cấp chứng chỉ). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học – kỹ thuật, truyền bá và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế. Các chương trình, nội dung đào tạo phong phú, đa cấp phù hợp với nhu cầu xã hội: người học có thể lấy văn bằng đại học - sau đại học, văn bằng nghề hoặc chứng chỉ cập nhật kiến thức. Phương châm gắn nhà trường với xã hội; học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trường áp dụng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạo cơ hội rút ngắn quá trình học tập cho sinh viên.

Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015–2017.[7]

Ý nghĩa tên trườngSửa đổi

Có người bảo cái tên "Mở" bắt nguồn từ lịch sử hình thành trường. Lúc đó, khi chỉ mới có các trường truyền thống "công lập" thì ngành Giáo dục quyết định thử nghiệm xây dựng trường đại học đào tạo mở, tự hạch toán.

Có sinh viên chia sẻ: "Mở" là do trường đào tạo đa ngành nghề và có tính chất "mở" đối với hoạt động sinh viên cũng như liên kết quốc tế.

Có người lại nói rằng Đại học Mở TPHCM là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, là một trong những trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Vì vậy, nó có tên là "Mở". "Mở" ý là không gian học tập được rộng mở, bạn có thể theo học chương trình của trường bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.

Thành tích & khen thưởngSửa đổi

  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2019.
  • Huân chương Lao động hạng Ba cho nhà trường vào năm 2011.
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhà trường vào năm 2011.
  • Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà trường năm 2019.

Chất lượng giáo dụcSửa đổi

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [8], và công văn số 5901/BGDĐT-KHTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai năm học 2014-2015 [9], Trường Đại học Mở TP.HCM báo cáo thực hiện quy chế công khai như sau:

Đội ngũ giảng viên Năm 2020, trường có 499 giảng viên. Trong đó có 06 Giáo sư, 24phó giáo sư, 136tiến sĩ, 301 thạc sĩvà 32 giảng viên có trình độđại học.[10]

Điều kiện vật chất

  • Hội trường, giảng đường, phòng học các loại: 28.564,10 m²
  • Thư viện, trung tâm học liệu: 3.055,20 m²
  • Phòng thí nghiệm, phòng thực hành: 3.668,79 m²[10]

Kiểm định chất lượng giáo dục

Ngày 18 tháng 9, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục cho Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.[11]

Trường Đại học Mở TP.HCM sau khi hoàn thiện báo cáo tự đánh giá (năm 2017) đã đăng ký với Trung tâm Kiểm địnhchất lượng giáo dục – ĐHQG TPHCM để tiến hành việc tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của Trường. Từ ngày 16 tháng 5 năm 2017 đến 20 tháng 5 năm 2017, Trường đón Đoàn đánh giá ngoài đến kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

Kết quả đánh giá của đoàn đánh giá với nhà trường cho kết quả đạt 52/61 tiêu chí (85.25%). Vì vậy, tháng 8 năm 2017, Trung tâm Kiểm địnhđã tổ chức Hội đồng thẩm định và đề nghị công nhận chất lượng giáo dục cho nhà trường.[12]

Chất lượng đầu ra thực tế

Khảo sát 1114 sinh viên tốt nghiệp đúng hạn năm 2014 về việc làm của sinh viên Đại học Mở TP.HCM:

Tình hình việc làm của sinh viên
Tình hình việc làm của sinh viên Số lượng sinh viên Tỷ lệ
Có việc làm 1036 93.00%
Chưa có việc làm 78 7.00%
Tổng cộng 1114 100.00%
Thời gian tìm được việc làm Số lượng sinh viên Tỷ lệ
Có việc làm trước khi tốt nghiệp 361 34.85%
Trong vòng 1 tháng 188 18.15%
Từ 2 đến 3 tháng 200 19.31%
Từ 3 đến 6 tháng 144 13.90%
Trên 6 tháng 143 13.80%
Tổng cộng 1036 100.00%
Mức thu nhập bình quân/tháng Số lượng sinh viên Tỷ lệ
Dưới 5 triệu 211 20.37%
Từ 5 đến 7 triệu 578 55.79%
Từ 8 đến 10 triệu 189 18.24%
Từ 11 đến 15 triệu 43 4.15%
Trên 15 triệu 15 1.45%
Tổng cộng 1036 100.00%

*Theo khảo sát của nhà trường được công bố vào năm 2016.

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Phần lớn nguồn học phí thu từ người học được dùng vào xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập:phòng học khang trang, toàn bộ các phòng học đều được gắn máy lạnh,đầu tư các trang thiết bị dạy học tiên tiến cho sinh viên, sốlượng sinh viên mỗi lớp học phù hợp với môn học/ngành học… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh việc đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự: nhân viên thân thiện, giảng viên có chuyên môn chuyên sâu, phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại,... Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tậplà một trong những mục tiêu chính yếu được nhà trường chú trọng.

Đại học Mở có cơ sở chính nằm tại địa chỉ 97 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3; với diện tích 2.436 m2.[4]. Nơi này chủ yếu được dùng để đặt các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm của trường. Các lớp cao học và chương trình đào tạo đặc biệt (chất lượng cao). Ngoài ra trường còn có các cơ sở khác trong và ngoài thành phố.

Cơ sở Long Bình Tân tại Phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; với diện tích 32,5 ha; đây là công trình xây dựng trường đại học hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sở Bình Dương tại 68 Lê Thị Trung, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; với diện tích 13.121,6 m2; dành riêng cho khoa Công nghệ Sinh Học với đầy đủ các lớp học và các phòng thí nghiệm.

Cơ sở Nguyễn Kiệm ở địa chỉ 371 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh đã được nhà trường đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2015 – 2016, với tổng số 50 phòng học, trong đó có hội trường với sức chứa 300 chỗ. Dành ngành Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin quản lý, CNKT công trình Xây dựng, Quản lý xây dựng, Kế toán, Kinh tế, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á. Toàn bộ các phòng học được đầu tư trang thiết bị hiện đại, hoàn toàn mới với hệ thống máy lạnh được trang bị cho phòng học, phòng thí nghiệm và hệ thống wifi phủ sóng toàn bộ khuôn viên trường.[13]

Bên cạnh đó, Trường cũng có các cơ sở liên kết. Cơ sở Mai Thị Lựu thuộc Trường Trung học nghề Võ Trường Toản tại 02 Mai Thị Lựu,Quận 1; dành cho khoa quản trị kinh doanh, khoa kinh tế và quản lý công.

Ngày 15/06/2016 nhà trường đưa vào sử dụng Cơ sở mới khang trang, hiện đại đặt tại Quận 1, quận trung tâm của thành phố, số 35-37, Đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1. Đây là một trong những bước tiến quan trọng khác làm nền tảng để phát triển Trường Đại học Mở Tp.HCM thành một Trường đại học trọng điểm, định hướng nghiên cứu kết hợp với ứng dụng, đáp ứng chuẩn đầu ra của doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong nền kinh tế tri thức, hội nhập. Để Trường hoàn thành mục tiêu là Trường Đại học công lập đào tạo ra những người chủ tương lai của đất nước.[13]

Trường có nhiều cơ sở nhưng sinh viên chỉ học tại một cơ sở duy nhất tương ứng với ngành học của mình trong suốt quá trình học.

Nhân sựSửa đổi

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, đa ngành, được đào tạo từ nhiều trường, viện trong nước và các nước trên thế giới. Tính đến năm 2010, nhà trường có hơn 200 giảng viên,[14]. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 31,5%. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên trong tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 83.94%.

Thư việnSửa đổi

Thư viện được mở rộng gồm 1 phòng đọc tại Lầu 5 và 1 phòng đọc tại Lầu 6 với diện tích là 500m2, 200 chỗ ngồi. Ngoài Thư viện tại cơ sở 97 Võ Văn Tần, Thư viện còn có 2 chi nhánh là tại cơ sở số 442 Đào Duy Anh và tại Cơ sở 3 của trường 68 Lê Thị Trung, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Thư viện tổ chức theo lối kho mở và sử dụng khung Phân loại Thập phân Dewey (DDC) để phân loại và xếp giá tài liệu. Mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn ISBD và AACR2; sử dụng Sear List of Subject Heading và đề mục của LC để biên mục tài liệu[15]. Thư viện trường là thành viên của Liên Chi Hội Thư viện các trường ĐH Phía Nam[15]. Thư viện tổ chức theo dạng mở hơn 500 chỗ, có mạng máy tính giúp sinh viên tra cứu tài liệu. Trong thư viện hiện có 40.000 bản sách giáo trình các ngành đào tạo, sách tham khảo, tạp chí và các luận văn đại học và cao học xuất sắc…

Hệ thống thư viện trường với các sách tham khảo chuyên ngành và đại cương phong phú. Hệ thống máy vi tính nối mạng internet giúp sinh viên có thể tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, Khoa Công nghệ Sinh Học còn có một phòng thư viện riêng tại cơ sở Bình Dương, phục vụ các sách chuyên khảo[15].

Phòng thí nghiệmSửa đổi

Hàng năm Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh dành trung bình 10% đến 15% kinh phí để trang bị các phòng thí nghiệm, đầu tư cho thư viện. Hiện nay hệ thống phòng thí nghiệm của trường đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm thực tập của sinh viên theo chương trình đào tạo. Hiện nay, Khoa Công nghệ Sinh học có 08 phòng thí nghiệm và một trại thực nghiệm tại cơ sở Bình Dương, bao gồm: PTN Sinh học phân tử, PTN Công nghệ vi sinh, PTN Vi sinh thực phẩm, PTN Công nghệ thực phẩm, PTN Nuôi cấy mô, PTN Công nghệ tế bào, PTN Hóa - Môi trường, PTN Sinh hóa.

Các phòng thí nghiệm của Khoa CNSH được trang bị những dụng cụ, thiết bị nghiên cứu chuyên ngành nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH, một số thiết bị chính như: máy PCR (Polymerase Chain Reaction), hệ thống điện di ngang phân tích DNA, protein 1-D và 2-D (Multiphor II), máy li tâm lạnh (Hettich – Đức), máy quang phổ kế (Bio-Rad Laboratories-Myõ), máy Elisa (Bio-Trak 2- Anh), hệ thống chụp ảnh và phân tích gel điện di (GelDoc), tủ đông sâu, tủ cấy, nồi hấp tự động, tủ BOD, tủ ấm lắc, tủ ấm CO2, kính hiển vi nối camera, nồi lên men (Bioflo 110-NBS – Mỹ), máy đông khô (Alpha 1-2/LDplus -Martin Christ – Đức), máy cô quay…

Các khoa và ngành đào tạoSửa đổi

Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 12 khoa với nhiều chuyên ngành đào tạo: đại học chính quy, đại học chính quy chất lượng cao và sau đại học (thạc sỹ, tiến sĩ).[16]

STT MÃ CƠ SỞ ĐỊA CHỈ GHI CHÚ
1 VTT 97 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở chính

Cơ sở học tập cho Khoa Đào tạo Đặc biệt (các ngành chất lượng cao)

Cơ sở học tập cho Khoa Đào tạo Sau Đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ)

2 HHH 35-37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Khu hành chính hiệu bộ
3 NK 371 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở học tập
4 MTL 02 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở học tập
5 BD 68 Lê Thị Trung, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. Chi nhánh Bình Dương

Đào tạo ngành công nghệ sinh học

6 LB Phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Cơ sở 2

Cơ sở học Giáo dục quốc phòng - an ninh

7 KH Tổ dân phố 17,P. Ninh Hiệp, TX. Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa Chi nhánh Khánh Hòa

Địa điểm đào tạo từ xa cho khu vực Nam Trung Bộ

{| class="wikitable"

|- ! STT!! Khoa!! Hệ đào tạo!! Chuyên ngành đào tạo |- |- bgcolor="seashell" | 1 ||Kinh tế và Quản lý công|| Đại học|| {{hidden|

  • Chuyên ngành Kinh tế học
  • Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
  • Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế

|- |2 |Luật |Đại học |

  • Chuyên ngành Luật kinh tế
  • Chuyên ngành Luật

|-

|3|| Quản trị kinh doanh||Đại học, cao đẳng ||

Chi tiết

  • Chuyên ngành Du lịch
  • Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế
  • Chuyên ngành Marketing
  • Chuyên ngành Nhân lực
  • Chuyên ngành Bán hàng (Đại học, cao đẳng)
  • Chuyên ngành Khách sạn nhà hàng (Đại học, cao đẳng)
  • Trung cấp Quản trị kinh doanh chuyên ngành Thư ký, Quản trị bán hàng

|-

|4|| Kế toán - Kiểm toán || Đại học, trung cấp||

Chi tiết

  • Chuyên ngành Kế toán (Đại học, cao đẳng)
  • Chuyên ngành Kiểm toán (chính thức tách chuyên ngành từ năm 2014)
  • Trung cấp Kế toán chuyên ngành Kế toán, Thuế, Bảo hiểm

|-

|5|| Tài chính - ngân hàng || Đại học||

Chi tiết

  • Ngành Kinh tế học
  • Trung cấp Tài chính ngân hàng

|-

|6|| Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á học || Đại học, trung cấp||

Chi tiết

  • Ngành Đông Nam Á
  • Ngành xã hội học
  • Ngành công tác xã hội (Đại học, cao đẳng)[17]
  • Trung cấp Công tác xã hội

|-

|7|| Ngoại ngữ || Đại học||

Chi tiết

  • Ngành Tiếng Anh thương mại(Đại học, cao đẳng)
  • Ngành Biên phiên dịch tiếng Anh
  • Ngành Giảng dạy tiếng Anh (đại học), Giảng dạy tiếng Anh thiếu nhi (cao đẳng)
  • Ngành Tiếng Nhật.
  • Ngành Tiếng Trung Quốc.

|-

|8|| Công nghệ thông tin || Đại học, cao đẳng, trung cấp||

Chi tiết

  • Ngành Khoa học máy tính: chuyên ngành mạng máy tính, cơ sở dử liệu, đồ hoạ
  • Ngành Công Nghệ Thông Tin
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý
  • Trung cấp Kỹ thuật máy tính:' chuyên ngành Mạng máy tính, Lập trình Web

|-

|9|| Xây dựng và Điện || Đại học||

Chi tiết

  • Ngành Kỹ thuật xây dựng
  • Ngành Công nghiệp

|-

|10|| Công nghệ sinh học || Đại học||

Chi tiết

  • Chuyên ngành Công nghệ sinh học Vi sinh - Sinh học phân tử
  • Chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông nghiệp
  • Chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm

|- |11 |Đào tạo Đặc Biệt (thành lập năm 2006) |Đại học |Khoa đào tạo các chuyên ngành:

  • Tài chính - Ngân hàng
  • Kế toán - Kiểm toán
  • Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại).
  • Luật Kinh tế
  • Công nghệ Kỹ thuật và Công trình xây dựng
  • Khoa học Máy Tính
  • Quản trị Kinh doanh
  • Công nghệ Sinh học
  • Kinh Tế

|- |}

Chương trình Đào tạo đặc biệtSửa đổi

Chương trình Đào tạo đặc biệt (năm 2016 trở thành Chương trình đào tạo Chất lượng cao) là một trong những chương trình đào tạo của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào năm 2006. Đây là chương trình được thiết kế và triển khai nhằm mục tiêu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể chủ động làm việc trong môi trường cạnh tranh, tự tin với chuyên môn, có năng lực ngoại ngữ và những kỹ năng giao tiếp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Các điểm nổi bật phải kể đến bao gồm: Tăng cường phần tự học và tự nghiên cứu của sinh viên; Tăng cường tính chủ động làm việc nhóm của sinh viên trong việc học và chú trọng rèn luyện khả năng ngoại ngữ của sinh viên; Sinh viên tốt nghiệp có năng lực Anh ngữ tương đương TOEFL 550; Nâng cao tính thực tiễn, hợp tác với các doanh nghiệp để thực hiện các chương trình kiến tập, thực tập và báo cáo chuyên đề từ thực tiễn cho sinh viên; Đưa vào giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng làm việc nhằm giúp sinh viên thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc hiện đại; Hoạt động ngoại khóa được chú trọng nhằm nâng cao ý thức về trách nhiệm, về cộng đồng, xã hội và môi trường cho sinh viên.

Thách thức đặt ra là sinh viên được yêu cầu phải chủ động nhiều hơn trong học tập. Khối lượng công việc tự học và tự nghiên cứu sẽ nặng hơn rất nhiều so với chương trình thường. Chương trình có những yêu cầu khắt khe hơn về kết quả học tập. Sinh viên tốt nghiệp ngoài việc hoàn tất các môn học theo chương trình cần phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL iBT 79 (TOEFL: 550) hoặc tương đương; hay TOEIC 650 hoặc tương đương. Riêng Ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) thì tốt nghiệp phải có chứng chỉ IELTS 6.0 hay tương đương và chứng chỉ tiếng Anh thương mại BEC.

Chuyên ngành đang được đào tạo gồm: Tài chính Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Quản trị kinh doanh (Marketing, Kinh doanh quốc tế), Công nghệ Kỹ thuật Công Trình Xây dựng, Ngôn Ngữ Anh, Luật kinh tế.

Hợp tác quốc tế[18]Sửa đổi

Nhà trường duy trì và phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức và trường đại học nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tác liên kết đào tạo đại học, sau đại học, khóa ngắn hạn và dạy nghề. Chương trình Cao học Việt Bỉ, hợp tác với Université Libre de Bruxelles, Bỉ. Tiến hành từ năm 1995 đến nay, đào tạo Thạc sĩ Quản trị. Từ năm 2001, mở thêm chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý và Kinh tế Nhà nước. Từ năm 2004 mở thêm chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Hệ thống thông tin.

Chương trình được tiến hành đều đặn hàng năm từ 1993, được đánh giá hàng năm và tạo uy tín cho khoa Xã hội học và Công tác xã hội trên quốc tế với các tổ chức Raddda Barnen (Thụy Điển); Ford Foundation, World Vision International, Church World Service (Mỹ); Đại học Oxford (Anh). Chương trình giới thiệu Giáo viên tình nguyện của Tổ chức Youth Educational Services (Mỹ) cho TTAN, được tiến hành liên tục từ 1994. Giáo viên được đánh giá giảng dạy nhiệt tình, tốt. Những giáo viên tình nguyện này sau đó có tham gia giảng dạy cho những Khoa khác.

Chương trình giao lưu sinh viên với Đại học Kyungnam (Hàn Quốc). Chương trình hợp tác giữa hai trường được tiến hành trên nhiều lãnh vực như giao lưu sinh viên, hỗ trợ đào tạo Giáo viên, trao đổi Giảng viên. Trường cũng nhận được nhiều giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ Nhật giúp trang bị phòng thính thị, British Council giúp tư liệu học tập… Các trường đại học trên thế giới cũng có nhiều sự hỗ trợ như Capilano College giúp cải tiến chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, xây dựng chương trình đào tạo từ xa, giúp đào tạo giáo viên viết giáo trình cho đào tạo từ xa.

Tuyển sinh và học phí

Trường tổ chức thi tuyển theo kỳ thi Tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phạm vi tuyển sinh trên cả nước và thi theo đề thi 3 chung của Bộ GD & DT. Sinh viên trúng tuyển tùy thuộc vào điểm chuẩn của từng ngành.

Là trường đại học công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính, học phí tại Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh được thu theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu và sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Mức học phí năm học 2014-2015 trung bình là 2.000.000đ (Hai triệu đồng)/học kỳ (Một năm có 3 học kỳ).

Trong những năm học tới, Trường thực hiện thu học phí theo quy định mới của Chính phủ.[19]

Đào tạo sau đại họcSửa đổi

Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Mở TPHCM là nơi tổ chức đào tạo các chương trình sau đại học trong nước và liên kết ở ba lĩnh vực chính: kinh tế-quản trị, kỹ thuật-công nghệ, và xã hội-nhân văn. Các giá trị cốt lõi của Trường như khuyến khích người học sáng tạo, không ngừng học hỏi để mở rộng tri thức, hội nhập quốc tế, gắn kết thực tiễn, phục vụ cộng đồng, linh hoạt và thân thiện đã định hình nên mọi hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Khoa Đào tạo sau đại học. Khoa hiện có trên 900 học viên đang theo học các chương trình cao học trong nước, trên 300 học viên đang theo học các chương trình liên kết và 30 nghiên cứu sinh.

Khoa Đào tạo sau đại học đã dần khẳng định vị thế như là nơi đào tạo học thuật nghiêm túc và minh bạch, chú ý tổ chức hỗ trợ học tập đến từng cá nhân và cung cấp được các loại hình đào tạo đa dạng và linh hoạt. Chương trình đào tạo được xây dựng với các môn học và nội dung giảng dạy theo chuẩn quốc tế do lực lượng giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Nghiên cứu ứng dụng được chú ý phát triển và Khoa tổ chức thường xuyên hội thảo trong nước và quốc tế để học viên tham gia viết bài, trình bày kết quả nghiên cứu tạo điều kiện nhanh chóng tiếp cận và chia sẻ kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực mình.

Học viên lựa chọn các khóa học sau đại học tại Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Mở TPHCM để phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm các hướng phát triển mới cũng như tạo nên sự khác biệt cho bản thân vì Khoa Đào tạo sau đại học đã thực hiện được cam kết nỗ lực tổ chức thời gian học tập tuy đầy thách thúc nhưng thú vị, hữu ích và thành công cho học viên của mình.[20]

Hình thức đào tạo:

Khoa Đào tạo sau đại học tổ chức hai loại hình đào tạo (hình thức không tập trung):

- Chương trình trong nước

- Chương trình liên kết với đại học nước ngoài[21]

Tổ chức đào tạo:

Vào đầu khoá học, học viên được cung cấp cẩm nang về quy chế đào tạo, nội quy, thời khoá biểu học kỳ, hình thức và quy định của luận văn tốt nghiệp để học viên có cơ sở tổ chức hoạt động học tập của mình. Học viên cũng được huấn luyện kỹ năng học tập như cách đọc lấy ý, trình bày nhóm, cách sử dụng quỹ thời gian hiệu quả...

Học viên được chia thành tổ học tập. Quản lý hoạt động của lớp cũng như theo dõi hoạt động giảng dạy, giáo vụ có một nhân viên chuyên trách của Khoa Đào tạo sau đại học phối hợp với Ban cán sự lớp. Ðịnh kỳ Khoa họp với Ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xem xét ý kiến đóng góp của học viên. Hệ thống quản lý Edusoft giúp thông tin và chuyển tài liệu học tập đến từng học viên một cách nhanh chóng và học viên có thể tra cứu thông tin và yêu cầu hỗ trợ ở bất kỳ nơi đâu mà không cần đến Khoa. Mỗi môn học ngoài Giảng viên giảng chính thường có 1 trợ giảng. Trợ giảng giải đáp thắc mắc, ôn tập, và trợ giúp học viên làm bài tập, bài nghiên cứu. Các khóa học nâng cao năng lực nghiên cứu, sử dụng các phần mềm SPSS, AMOS…để phân tích số liệu cũng thường xuyên được tổ chức bên cạnh việc tư vấn chuyên môn đã giúp đảm bảo đúng hạn tiến độ thực hiện luận văn và luận án.[21]

Câu lạc bộ đội-nhómSửa đổi

Trường có nhiều câu lạc bộ do các khoa tổ chức để tăng cường tính giao lưu và đoàn kết giữa các khoa. MỘt số câu lạc bộ phải kể đến: Câu lạc bộ I$K của Khoa Tài chính-Ngân hàng, Câu lạc bộ Night Guitar Club, IT English Club của khoa Công nghệ Thông tin, Câu lạc bộ The Sun của khoa Ngoại ngữ, Câu lạc bộ Việt Võ Đạo, Câu lạc bộ Tuyên truyền Pháp luật của khoa Luật, Câu lạc bộ Kỹ Năng Pháp Lý - Legal Skill Club - OU, Câu lạc bộ du lịch - open travel tour, Câu lạc bộ Taekwondo.

Hiệu trưởng qua các thời kìSửa đổi

  • VS. TSKH. Cao Văn Phường (1990-1995) hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương.
  • Nhà giáo Lê Thế Dõng (1995-2003).
  • NGƯT, PGS. TS. Lê Bảo Lâm (2003-2013) nguyên Bí thư Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Tp Hồ Chí Minh.
  • PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc (1/6/2013-9/2017) nay là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Trong gần 2 năm từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2019 trường khuyết vị trí hiệu trưởng, PGS. TS. Vũ Hữu Đức - Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách nhà trường. Đến ngày 28/6/2019 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1818/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm PGS. TS. Nguyễn Minh Hà - Phó Hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2019-2024.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Webometrics”.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ a b “gioi thieu”.
  4. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Quyết định 146/2006/QĐ-TTg về việc chuyển loại hình trường đại học, cao đẳng bán công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  6. ^ a b “gioi thieu”.
  7. ^ http://ou.edu.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-truong/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  8. ^ Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
  9. ^ Công văn 5901/BGDĐT-KHTC năm 2014 hướng dẫn thực hiện công khai năm học 2014-2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
  10. ^ a b “Cong khai giao duc”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “kiem dinh giao duc”.
  12. ^ “Kiem dinh giao duc”.
  13. ^ a b “Co so”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  15. ^ a b c http://www.nsl.hcmus.edu.vn/greenstone/collect/niengiam/import/Rui%20DH%20Mo/mo.html
  16. ^ “Chuẩn đầu ra”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  17. ^ “Chuẩn đầu ra”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  18. ^ “Khoa Đào tạo đặc biệt”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  19. ^ “hoc phi”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  20. ^ “gioi-thieu-khoa”.
  21. ^ a b “gioi-thieu-khoa”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

nên học