Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Khi nghe ai đó nhắc về cụm từ “giá trị gia tăng” có thể bạn sẽ cảm giác vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc là vì ai đã đi làm rồi chắc chắn đã tiếp xúc. Thế nhưng đa số chúng ta lại chỉ hiểu một cách mơ hồ, không rõ ràng.

Vậy cụ thể thì giá trị gia tăng là gì? Nó đóng vai trò quan trọng gì trong nền kinh tế. Và nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn hay không? Hãy thử tìm hiểu qua bài viết dưới đây qua chia sẻ của VNCB vì biết đâu một lúc nào đấy bạn sẽ cần đến những thông tin này.

Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added, thường viết tắt là VA. Nó là thuật ngữ mô tả giá trị tăng thêm mà công ty cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước khi bán cho khách hàng. Đôi khi nó được một công ty hoặc nhà sản xuất bổ sung thêm tính năng đặc biệt nào đó để làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn so với các sản phẩm, dịch vụ khác của đối thủ.

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Giá trị gia tăng của một sản phẩm sẽ được tính bằng phí chênh lệch giữa giá của sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sản xuất ra nó. Giá trị gia tăng có thể được áp dụng cho trường hợp khi mà công ty của bạn có một sản phẩm gần như không có gì quá khác biệt so với sản phẩm của đối thủ. Tuy nhiên, công ty bạn đã cải tạo và thêm vào nó một tính năng hoặc tiện ích bổ sung nào đó để khi bán cho khách hàng thì sản phẩm đó mang lại cho họ cảm nhận về giá trị cao hơn.

Xem thêm:  Khấu hao là gì và những điều cần biết về khấu hao

Thêm tiện ích mới cho sản phẩm có thể chỉ đơn giản là việc gắn tên thương hiệu của công ty vào một sản phẩm chung, hoặc tạo ra một tính năng hoàn toàn khác biệt mà chưa công ty nào, sản phẩm nào từng ra mắt trước đây. Việc thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là điều rất quan trọng bởi vì nó chính là yếu tố tạo động lực cho người tiêu dùng mua hàng, từ đó giúp làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Nếu chúng ta quy định ký hiệu của giá trị gia tăng là VA, doanh thu hoặc sản lượng (tính theo giá bán) của một doanh nghiệp là TO còn giá trị đầu vào trung gian (tính theo giá mua) là II, chúng ta có công thức sau:

VA=TO-II

Dựa vào công thức trên, chúng ta có thể tính được tổng giá trị gia tăng mà nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể chúng ta sẽ tính bằng cách lấy tổng của cả hai vế:

∑VA=∑TO – ∑II

Hãy chú ý rằng ∑TO bao gồm sản phẩm cuối cùng (FO) và sản phẩm trung gian (IO) và ∑TO = ∑II, có nghĩa là đầu vào trung gian của doanh nghiệp này cũng chính là sản phẩm trung gian của doanh nghiệp kia và chúng phải bằng nhau nếu tính cho toàn bộ nền kinh tế, thì chúng ta có thể suy ra như sau:

∑VA=GDP

Đây cũng chính là cơ sở cho việc vận dụng phương pháp giá trị gia tăng để tính GDP.

Xem thêm:  Tổng doanh thu là gì? Cách tính tổng doanh thu đơn giản nhất

Những đóng góp của một ngành công nghiệp nào đó cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị gia tăng của một ngành, hay còn gọi là GDP theo ngành. Nếu tất cả các giai đoạn sản xuất diễn ra trong biên giới của một quốc gia thì tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn là những gì được tính trong GDP.

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Khác với giá trị gia tăng, tổng giá trị gia tăng là giá thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và chỉ được tính trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng (VAT) mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống.

Để có thể xác định giá trị một ngành đã đóng góp vào GDP của một quốc gia  là bao nhiêu thì người ta sẽ dựa vào giá trị gia tăng của một ngành. Cụ thể đó là bằng cách tính chênh lệch giữa tổng doanh thu của một ngành và tổng chi phí đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, vận chuyển, dịch vụ mua từ các ngành nghề khác,… trong một kỳ báo cáo.

Tổng doanh thu hoặc sản lượng của một ngành nào đó sẽ bao gồm doanh thu và thu nhập từ các hoạt động khác, thuế hàng hóa và mức thay đổi hàng tồn kho. Sản phẩm đầu hoặc nguyên liệu đầu vào có thể được mua từ các công ty khác để sản xuất nên sản phẩm cuối cùng, bao gồm nguyên liệu thô, bán thành phẩm, năng lượng và dịch vụ.

Các công ty xây dựng thương hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị chỉ bằng việc thêm logo của hãng vào sản phẩm mới mà họ làm ra. Ví dụ như Adidas có thể bán giày với giá cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác, mặc dù chi phí sản xuất hoặc kiểu dáng của chúng có thể tương tự nhau, bởi thương hiệu Adidas và logo của hãng thường xuyên xuất hiện trên đồng phục của các đội thể thao chuyên nghiệp hoặc được các ngôi sao hạng A ưa diện. Điều đó chứng tỏ rằng thương hiệu và sản phẩm của Adidas rất được ưa chuộng.

Xem thêm:  Công ty niêm yết là gì? Những lợi thế có được khi được niêm yết

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Hay như việc những người mua xe hạng sang từ BMW và Mercedes-Benz sẵn sàng trả giá cao vì danh tiếng của thương hiệu và các chương trình bảo dưỡng hấp dẫn mà hai công ty xe nổi tiếng này cung cấp. Vậy nên, giá trị gia tăng có thể nói là đóng vai trò rất quan trọng trong cả chiến lược marketing.

Hy vọng qua bài viết trên đã phần nào cung cấp những thông tin hữu ích cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến giá trị gia tăng. Nếu bạn biết thêm những thông tin khác liên quan đến giá trị gia tăng thì hãy cùng chia sẻ với VNCB ngay nhé!

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

(Last Updated On: Tháng Tư 19, 2021)

Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng của doanh nghiệp

1/ Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
  • Trường hợp trong kỳ tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.

2/ Số thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp khấu trừ

Điều 12: Phương pháp khấu trừ thuếgiá trị gia tăng của doanh nghiệp

1/ Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

2/ Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:

a) Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.

b) Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013 không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu ước tính từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì cách xác định doanh thu của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

d) Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.

Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này.

Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này.

3/ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

d) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp, hợp tác xã hướng dẫn tại điểm a khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm d khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh biết việc chấp thuận hay không chấp thuận Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

4/ Các trường hợp khác:

a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

b) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

Trường hợp hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên theo cách xác định tại khoản 2 Điều này và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

Trường hợp hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt mức doanh thu từ một tỷ đồng trở lên thì tiếp tục áp dụng phương pháp tính trực tiếp.

Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC Khoản 3, 4 của Quy định trên được sửa đổi thành

3/ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp, hợp tác xã hướng dẫn tại điểm a khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn tại điểm b, c khoản này thì được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm d khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm đ khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh biết việc chấp thuận hay không chấp thuận Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

4/ Các trường hợp khác:

a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

d) Khi hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên theo cách xác định tại khoản 2 Điều này và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt mức doanh thu từ một tỷ đồng trở lên nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này. Sau năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng ổn định phương pháp tính thuế trong 2 năm liên tục.

Ví dụ 53: Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ áp dụng phương pháp tính trực tiếp các kỳ tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong năm 2014. Đến hết kỳ tính thuế tháng 11/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ X xác định doanh thu như sau:

Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 4 đến hết tháng 11 năm 2014 chia cho 8 tháng, sau đó nhân với 12 tháng.

Trường hợp doanh thu ước tính xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 và cho hai năm 2015, 2016. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng và Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Nếu Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ trong hai năm 2015, 2016.”

Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 điều 12 thông tư số 219/2013/tt-btc ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại thông tư số 119/2014/tt-btc ngày 25/8/2014) và bãi bỏ khoản 7 điều 11 thông tư số 156/2013/tt-btc ngày 06/11/2013 của bộ tài chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

Bỏ các khoản 1, 2, 3, 4, 5 sau điểm đ Khoản 3 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) và thay bằng nội dung như sau:

Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).

Theo công văn số 4253/TCT-CS ngày 20 tháng 09 năm 2017 của Tổng cục thuế thì

Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể:

  • Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.
  • Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.

(Tờ khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT và 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính – đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)

Thủ tục hành chính về thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được bãi bỏ

1/ Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng.

Trước đây:

Cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng phải gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp không gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

2/ Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

Trước đây:

Khi chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và ngược lại) thì cơ sở kinh doanh phải nộp Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế.

VIVA là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. Chúng tôi liên tục nỗ lực tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ may đo và độc quyền liên quan đến việc gia nhập thị trường và tuân thủ kinh doanh, giúp giữ tín nhiệm doanh nghiệp theo cách tối ưu, xuyên suốt trong kinh doanh tại Việt Nam.

Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh – Tài chính kế toán và thuế – Nhân sự và lao động tiền lương – Tài chính doanh nghiệp – Quản trị hành chính văn phòng . Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi ích kinh doanh.

Chúng tôi đã phục vụ thành công nhiều khách hàng là những công ty hàng đầu đến từ các nước như Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Dưới các hình thức tiêu biểu như: Công ty FDI, Văn phòng đại diện nước ngoài, Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Các doanh nghiệp Việt Nam, Các giám đốc điều hành và nhà quản trị doanh nghiệp.

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là gì

Tham vấn cùng chuyên gia

Xem thêm:

Thuế & Thủ Tục Tuân Thủ | Những Lưu Ý Dành Riêng Cho CEO

Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Quà Tặng Cuối Năm Cho Nhân Viên

O5 Nhóm Đối Tượng Kinh Doanh Được Gia Hạn Thời Hạn Nộp Thuế VAT, CIT, PIT Và Tiền Thuê Đất Từ Tháng 4 Năm 2020

Quy Định Mới Về Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) Của Doanh Nghiệp was last modified: Tháng Tư 19th, 2021 by Trâm