Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

Tổng hợp toàn bộ lý thuyết Vật Lý 12 kèm theo đó là 265 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập giúp các bạn học sinh có thể vừa học vừa thực hành một cách tốt nhất.

A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VẬT LÍ 12

Chương I: Dao động cơ

  1. Dao động điều hòa

II. Con lắc lò xo

III. Con lắc đơn

IV. Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức

  1. Tổng hợp các loại dao động

Chương II: Sóng cơ và sóng âm

  1. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

II. Giao thoa sóng

III. Sóng dừng

IV. Sóng âm

Chương III: Dòng điện xoay chiều

  1. Đại cương về dòng điện xoay chiều

II. Các loại mạch điện xoay chiều

III. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

IV. Công suất của mạch điện xoay chiều

  1. Truyền tải điện năng và biến áp

VI. Máy phát điện và động cơ điện

Chương IV: Dao động điện từ

  1. Mạch dao động

II. Điện từ trường, sóng điện từ, truyền thông

Chương V: Sóng ánh sáng

  1. Tán sắc ánh sáng

II. Nhiễu xạ ánh sáng - Giao thoa ánh sáng

III. Quang phổ

IV. Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia X

Chương VI: Lượng tử ánh sáng

  1. Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng

II. Mẫu nguyên tử BO

Chương VII: Vật lý hạt nhân

  1. Tính chất và cấu tạo hạt nhân

II. Năng lượng liên kết và phản ứng hạt nhân

III. Phóng xạ

IV. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch

Các em học sinh có thể tham khảo thêm khóa học: Ôn tập Vật Lí 12

B. Phương pháp học kiến thức tổng hợp Vật Lí 12 hiệu quả nhất

Vật lý là một trong nhưng bộ môn có tính ứng dụng rất cao trong thức tế. Chính vì vậy, để có thể học một lượng kiến thức lớn như tổng hợp kiến thức Vật Lí 12 như đã liệt kê ở trên, các em học sinh nên có sự liên hệ với những sự vật xung quanh đời sống. Ví dụ, trong quá trình học về dao động điều hòa, các em có thể hình dung và liên tưởng tới quả lắc trong đồng hồ,... Điều này không chỉ giúp các em học được cách ứng dụng kiến thức vào cuộc sống mà còn giúp cho việc ghi nhớ được dễ dàng thông qua những ví dụng trực quan và sinh động nhất.

Bên cạnh đó, một số phương pháp giúp các em có thể dễ dàng trong việc học và luyện tập kiến thức như:

1. Chú ý lắng nghe những kiến thức của thầy cô trên lớp, sau đó về nhà dành thời gian để ôn tập lại các kiến thức đã học.

2. Học theo nhóm từ 3-5 bạn. Việc học nhóm sẽ giúp bạn có thêm động lực học cũng như bổ sung kiến thức cho nhau một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

3. Bên cạnh luyện tập thông qua hệ thống bài tập, các em học snh nên tự đưa ra những ví dụ thực tiễn về lý thuyết, để việc học các công thức và tính chất được sinh động và dễ nhớ hơn.

4. Chăm chỉ làm các dạng bài tập, bên cạnh đó, tập thói quen giải bài tập lần lượt theo các bước sau:

- Đọc kỹ đề bài và các thông tin được cung cấp và câu hỏi

- Tóm tắt đề bài: các đại lượng được cung cấp, mối liên hệ giữa các đại lượng trong đề bài và câu hỏi, điều kiện của bài tập.

- Phán đoán và suy nghĩ những công thức sẽ sử dụng để giải bài tập từ thông tin đề bài

- Kết hợp công thức và thông tin đề bài ra để tìm đáp án

- Thay số và tính toán

- Lưu ý các đại lượng

Bên cạnh đó, để nâng cao kỹ năng và kiến thức một cách tốt nhất, các em học sinh có thể tham khảo thêm khóa học tổng hợp: Lý thuyết Vật Lí 12 ôn thi đại học

Nội dung vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa giúp các em hiểu được các khái niệm về dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa. Từ đó có thể viết được phương trình dao động điều hòa, xác định được các đại lượng vector vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa. Hãy theo dõi để nắm bài học này nhé.

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

Vật lý 12 bài 1 về dao động điều hòa có các mục tiêu các em cần hoàn thành sau:

- Phát biểu được định nghĩa của dao động điều hòa

- Viết được phương trình dao động điều hòa, xác định được các yếu tố của phương trình như: li độ, biên độ dao động, chu kỳ, pha ban đầu,...

- Nêu được mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.

II. Tóm tắt lý thuyết vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa

Lý thuyết vật lý 12 bài 1 gồm 5 phần được trình bày sau đây:

1. Định nghĩa dao động cơ và dao động tuần hoàn

- Dao động cơ là những chuyển động qua lại của một vật quanh vị trí cân bằng.

- Dao động tuần hoàn là những dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau ( chu kỳ).

2. Dao động điều hòa

  1. Ví dụ về dao động điều hòa

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

- Giả sử điểm M chuyển động theo chiều dương vận tốc ω, P là hình chiếu của M lên trục Ox, ta có:

+ Tại t = 0, M có tọa độ góc là φ

+ Sau khoảng thời gian t, M sẽ có tọa độ góc φ + ωt

+ Lúc này, OP= x, x = OM cos( ωt + φ)

+ Đặt A = OM, ta được x = Acos( ωt + φ), trong đó A, ω, φ là các hằng số

Do hàm cosin là hàm điều hòa nên điểm P dao động điều hòa

  1. Định nghĩa dao động điều hòa

Dao động điều hòa là dao động mà li độ (x) của vật biến đổi theo hàm cos (hoặc sin) theo thời gian

  1. Phương trình dao động

- Phương trình x = Acos( ωt + φ) được gọi là phương trình dao động điều hòa

+ Với : A: biên độ dao động

ωt + φ (rad): pha dao động tại thời điểm t

φ(rad): pha ban đầu tại t = 0

Chú ý: Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều.

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

3. Chu kì, tần số và tần số góc của dao động điều hòa

- Khi vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì ta nói vật đã thực hiện được một dao động toàn phần.

  1. Chu kì (T): là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, đơn vị tính là giây (s)
  1. Tần số (f): là số dao động thực hiện trong một giây, đơn vị tính là 1/s hoặc Hz.
  1. Tần số góc ():

Trong dao động điều hòa, ω được gọi là tần số góc, đơn vị tính là rad/s

Mối liên hệ giữa tần số góc, chu kỳ và tần số:

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

4. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

  1. Vận tốc

- Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian: v = x'= -ωAcos( ωt + φ)

- Vận tốc trong dao động điều hòa cũng biến thiên theo thời gian

+ Tại x = ±A thì v=0

+ Tại x = 0 thì v= vmax= ωA

  1. Gia tốc

Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a =x''= v'= -ω2Acos( ωt + φ)

a = -ω2x

+ Tại x = 0 thì a= 0

+ Tại x = ±A thì a= amax= ω2A

5. Đồ thị dao động điều hòa

Đồ thị dao động điều hòa khi φ = 0 có dạng hình sin nên người ta còn gọi là dao động hình sin.

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

III. Một số bài tập vận dụng lý thuyết vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa

Vận dụng các lý thuyết vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa ở trên, hãy giải một số bài tập dưới đây:

Bài 1: Một vật dao động điều hòa trên một đoạn thẳng AB dài 5cm có tần số f= 10Hz. Lúc t=0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương của quỹ đạo. Hãy viết phương trình dao động của vật.

Hướng dẫn:

Tần số góc ω =2πf= 2π.10 = 20π

Biên độ A = AB/2 = 2.5 cm

Điều kiện ban đầu t=0: x0= 0, v0> 0 φ = -π/2 x= 2.5cos( 20πt -π/2) (cm)

Bài 2: Một vật dao động điều hòa có phương trình dạng: x= - 5cos(π t +π/6) (cm). Hãy xác định biên độ, chu kỳ và pha ban đầu của dao động này.

Hướng dẫn:

Ta có: x= - 5cos( πt +π/6) = 5cos( πt +π/6 -π ) = 5cos( πt - 5π/6 ) (cm)

Vậy A = 5cm, T = 2π/π= 2 (s); φ = -5π/6 (rad)

Giải bài tập vật lí 12 bài 1 năm 2024

Bài 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình dạng: x= 10cos( πt +π/3)(cm). Viết phương trình vận tốc của vật và tính vận tốc cực đại vật đạt được.

Hướng dẫn:

Phương trình vận tốc của vật:

v = x'= -10πcos( πt +π/3) (cm/s)

Vận tốc cực đại vật đạt được: vmax= 10π(cm/s).

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp lý thuyết và đưa các các bài tập vận dụng của vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa. Đây là một bài rất quan trọng để các em có thể học tốt được các bài học ở phía sau, vì vậy các em cần học kỹ lý thuyết và vận dụng bài tập thành thạo về dao động điều hòa. Cảm ơn các em đã theo dõi tài liệu của chúng tôi. Chúc các em học tập tốt.